Đặc điểm của KCN Long Thành và Nhơn Trạch III GĐ2

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ sở dự báo lượng nước thải phục vụ đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp trong điều kiện việt nam (Trang 88)

Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.3.1.Đặc điểm của KCN Long Thành và Nhơn Trạch III GĐ2

3.3. Nghiên cứu cân bằng nước tại KCN Long Thành và Nhơn Trạch III GĐ2

3.3.1.Đặc điểm của KCN Long Thành và Nhơn Trạch III GĐ2

Việc lựa chọn KCN Long Thành và Nhơn Trạch III GĐ2 là các KCN để khảo sát, đo đạc tính tốn cân bằng nước dựa trên các lý do sau:

- Hai KCN có tỷ lệ lấp đầy trên 80%, là các KCN đã hoạt động tương đối ổn

Hóa chất 7% Dược phẩm 2% Nhựa, cao su 7% SP đồ gỗ 4% May 6% SP da giày 2% Thuộc da 6% Nhuộm 15% Giặt mài 6% Dệt 6% Cơ khí 4% SX Kim loại 3% Điện tử 7% Thực phẩm 8% Bao bì 5% VLXD 6% Khác 6%

định về số lượng doanh nghiệp cũng như ngành nghề; do đó, lượng nước thải phát sinh là ổn định.

- Hai KCN có số lượng nhóm ngành nghề đa dạng so với 16 ngành nghề chung (KCN Long Thành có 12/16 ngành nghề; KCN Nhơn Trạch III GĐ2 có 9/16 ngành nghề). Trong đó, có những ngành nghề tiêu thụ nhiều nước như dệt, may, nhuộm… hay ngành tiêu thụ ít nước như: cơ khí, VLXD…

- Hai KCN đã có trạm XLNTTT hoạt động ổn định; đã được lắp đặt trạm quan trắc tự động lưu lượng và chất lượng nước thải sau xử lý tại trạm XLNTTT; là các KCN có lịch sử tuân thủ tốt các quy định của pháp luật về môi trường.

- Sự phối hợp của doanh nghiệp hạ tầng của hai KCN là thuận lợi cho quá trình đo đạc, khảo sát tại hiện trường.

Trong 2 KCN trên, nguồn nước sử dụng cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt là nước đã qua xử lý và được cung cấp trực tiếp bởi các doanh nghiệp cấp nước; khơng có doanh nghiệp nào khai thác và sử dụng nước ngầm hay nước mặt trực tiếp từ sông, hồ xung quanh. Hệ thống thoát nước trong 2 KCN là hệ thống thoát nước riêng, tách riêng nước thải và nước mưa. Hệ thống thốt nước mưa được thiết kế và bố trí dọc theo các trục đường, xả trực tiếp ra sông hồ theo địa hình tự nhiên. Nước thải được thu gom bằng một hệ thống riêng và được xử lý tại trạm XLNTTT. Tất cả các doanh nghiệp đều đấu nối với trạm XLNTTT và đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải quy định của KCN. Hai trạm XLNTTT đều vận hành ổn định và xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường trước khi đổ ra nguồn tiếp nhận.

3.3.1.1. KCN Long Thành

Nhu cầu sử dụng nước cho KCN Long Thành trung bình khoảng 18.237 m3/ngđ được Cty CP Sonadezi Long Thành (chủ đầu tư KCN) cung cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp trong KCN từ nguồn nước cấp của Cty CP nước Nhơn Trạch với công suất tối đa 35.000m3/ngđ. Tổng khối lượng nước thải toàn KCN là 13.561 m3/ngđ, bằng 74% so với lượng nước cấp. Hiện tại, trạm XLNTTT KCN Long Thành có tổng công suất thiết kế 15.000 m3/ngđ.

Cơ cấu ngành nghề theo diện tích của KCN Long Thành được thể hiện tại Hình 3.6. Hiện KCN Long Thành có 89 doanh nghiệp đang hoạt động và được chia làm 12 ngành cơng nghiệp: (1) hóa chất, (2) dược phẩm, (3) nhựa cao su, (4) gỗ, (5) may, (6) SP da giày, (7) dệt, (8) nhuộm, (9) cơ khí, (10) điện tử, (11) thực phẩm, (12) VLXD và ngành khác. Ngành khác bao gồm những ngành nghề khơng thuộc 16 nhóm ngành nghề chung của các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và dịch vụ vận tải, lưu giữ hàng hóa, văn phịng đại diện…

Dựa vào cơ cấu ngành nghề của KCN Long Thành có thể nhận thấy, ngành điện tử (21%), cơ khí (18%) và nhựa, cao su (14%) chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tồn bộ khối ngành cơng nghiệp của KCN Long Thành.

3.3.1.2. KCN Nhơn Trạch III GĐ2

Nhu cầu sử dụng nước của KCN Nhơn Trạch III GĐ2 trung bình khoảng 3.167,94 m3/ngđ được cung cấp từ nhà máy nước ngầm Nhơn Trạch với công suất thiết kế 20.000 m3/ngđ. Tổng khối lượng nước thải toàn KCN Nhơn Trạch III GĐ2 khoảng 2.363 m3/ngđ, bằng 51,83% lượng nước cấp. Trạm XLNTTT KCN Nhơn Trạch III GĐ2 đã đưa vào vận hành ổn định 2 hệ thống xử lý nước với tổng công suất 7.000 m3/ngđ và đang được nâng công suất đến 11.000 m3/ngđ.

Cơ cấu ngành nghề theo diện tích của KCN Nhơn Trạch III GĐ2 được chia thành 9 ngành nghề thể hiện trong Hình 3.7. đó là: (1) hóa chất, (2) dược phẩm, (3) nhựa, cao su, (4) may, (5) dệt, (6) cơ khí, (7) điện tử, (8) bao bì, (9) VLXD và ngành khác. Trong đó, ngành cơ khí (30%) chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là ngành nhựa, cao su (21%), ngành may (14%).

3.3.2. Thực trạng nước thải của các ngành nghề trong KCN Long Thành và Nhơn Trạch III GĐ2

Cân bằng nước của từng doanh nghiệp trong KCN Long Thành và KCN Nhơn Trạch III GĐ2 được tính tốn theo ngun tắc được nêu chi tiết trong mục 2.2.4 và sơ đồ cân bằng nước được thể hiện qua phần mềm STAN. Việc tính tốn cân bằng nước của từng doanh nghiệp sẽ tìm ra mối tương quan giữa các yếu tố phát sinh nước thải trong và đồng thời xây dựng được hệ số phát sinh nước thải của KCN và

của từng ngành công nghiệp tính theo đơn vị diện tích trên cơ sở nguyên tắc được nêu chi tiết trong mục 2.2.8.

Hình 3.6. Tỷ lệ ngành nghề theo diện tích của KCN Long Thành

Hình 3.7. Tỷ lệ ngành nghề theo diện tích trong KCN Nhơn Trạch III GĐ2

Hóa chất 12% Dược phẩm 1% Nhựa, cao su 14% Gỗ 0% May mặc 1% Sản phẩm da giày 3% Thuộc da 0% Nhuộm 7% Giặt mài 0% Dệt 11% Cơ khí 18% Sản xuất kim loại

0% Điện tử 21% Thực phẩm 10% Bao bì 0% VLXD 2% Khác 0% Hóa chất 1% Dược phẩm 8% Nhựa, cao su 21% May mặc 14% Sản phẩm da giày 0% Thuộc da 0% Nhuộm 0% Giặt mài 0% Dệt 6% Cơ khí 30% Sản xuất kim loại 0% Điện tử 0% Thực phẩm 0% Bao bì 5% VLXD 5% Khác 8%

3.3.2.1. Hệ số phát sinh nước thải của ngành hóa chất

Kết quả tính tốn cân bằng nước và hệ số phát sinh nước thải của ngành hóa chất trong KCN Long Thành và Nhơn Trạch III GĐ2 được thể hiện ở Bảng 3.2.

Ngành hóa chất KCN Long Thành hiện có 11 doanh nghiệp đang hoạt động với diện tích 28,85 ha. Lượng nước cấp đầu vào (389,48 m3/ngđ) sử dụng chủ yếu cho nhu cầu sản xuất, lượng nước thải (301,63 m3/ngđ) chiếm 77,44% nước cấp. Lượng nước thất thoát là 78,85 m3/ngđ nằm trong sản phẩm và bay hơi, thất thốt, rị rỉ, tưới cây, rửa đường trong mỗi doanh nghiệp.

Ngành hóa chất KCN Nhơn Trạch III GĐ2 hiện có 01 doanh nghiệp chuẩn bị đi vào hoạt động với diện tích 0,13 ha. Lượng nước cấp (6,49 m3/ngđ) sử dụng chủ yếu cho nhu cầu sinh hoạt, lượng nước thải (5,19 m3/ngđ) chiếm 80% lượng nước cấp. Với quy mô sản xuất 1,06 tấn sản phẩm/ngđ thì lượng nước thải phát sinh theo sản phẩm là gần 4 m3/tấn sản phẩm/ngđ, lượng nước thất thốt là 1,3 m3/ngđ.

Đặc trưng của ngành hóa chất là có nhu cầu sử dụng nước cấp lớn và một phần nhỏ nước cấp nằm trong sản phẩm. Số lượng công nhân trong mỗi doanh nghiệp của 2 KCN đều nhỏ (dưới 100 công nhân). Doanh nghiệp sản xuất men màu sứ và phụ gia cho ngành gốm sứ (Cty TNHH Torrecid Việt Nam) có hệ số nước thải cao nhất (43,85 m3/ha.ngđ) mặc dù chỉ chiếm 0,8% về diện tích (diện tích bé nhất trong 11 doanh nghiệp) và 6,1% tổng lượng nước thải của ngành hóa chất. Cty TNHH Sơn Ocean Việt Nam với hệ số phát sinh nước thải là 39,86 m3/ha.ngđ, chiếm 1,9% về diện tích và 3,6% về nước thải. Cùng sản xuất sơn nhưng Cty TNHH KCC Việt Nam lại có hệ số phát sinh nước thải (4,01 m3/ha.ngđ) nhỏ hơn gần 8,33 lần, do chủ yếu sản xuất phụ gia cho ngành sơn. Các doanh nghiệp sản xuất phụ gia cho các ngành cơng nghiệp và hố mỹ phẩm (như Cty TNHH hoá dầu Great Prosperity, Cty TNHH Aureole Fine Chemical Products, Cty TNHH KCC Việt Nam, Cty TNHH Dong Lim Vina Chemical) đều có hệ số phát sinh nước thải thấp (< 10 m3/ha.ngđ). Như vậy, việc phát sinh nước thải của ngành hóa chất ảnh hưởng bởi đặc trưng ngành nghề sản xuất, diện tích. Hệ số phát sinh nước thải của ngành hóa chất của KCN Long Thành và KCN Nhơn Trạch III GĐ2 là 10,59 m3/ha.ngđ.

Bảng 3.2. Bảng tính tốn cân bằng nước và hệ số phát sinh nước thải của ngành hóa chất trong KCN Long Thành và Nhơn Trạch III GĐ2 STT Tên công ty Ngành nghề SXKD Số lượng lao động (người) Diện tích (ha) Tổng lượng nước cấp (Qi) (m3/ngđ) Tổng lượng nước thải (Q0) (m3/ngđ) Hệ số phát sinh nước thải

(m3/ha.ngđ)

KCN Long Thành

1. Cơng nghệ Daimosa Hóa chất cơng nghiệp 9 0,72 24,65 19,73 27,40 2. Ilsam Việt Nam Sản xuất các loại keo 69 2,06 39,03 31,23 15,15 3. SX TM Thiên Long

Long Thành Dụng cụ văn phòng 20 3,01 123,69 98,95 32,92 4. Hoá dầu Great

Prosperity Sản xuất hóa chất cơng nghiệp 86 1,49 4,13 3,31 2,22 5. KCC Việt Nam Sơn và các loại hóa chất ngành sơn 21 11,02 55,18 44,15 4,01 6. DongLim Vina Chemical Hóa chất cho ngành dệt nhuộm 20 1,41 21,48 17,19 12,20 7. Mao Bảo Việt Nam Hóa mỹ phẩm 15 1,65 5,93 4,73 2,87 8. Angel Việt Nam sản xuất mỹ phẩm, sản phẩm trẻ em 20 2,02 33,52 26,81 13,26 9. Aureole Fine Chemical

Products

Sản xuất hóa chất và phụ gia trong chế biến thực phẩm, mỹ phẩm, thức ăn chăn nuôi

23

4,78 36,78 29,42 6,16 10. Torrecid Việt Nam Sản xuất men sứ (glazes); màu gốm sứ; các

chất phụ gia cho gốm sứ, gạch men

8

0,24 13,41 10,73 43,85 11. Sơn Ocean Việt Nam Sản xuất sơn 17 0,46 22,68 15,38 33,43

Tổng 308 28,85 380,48 301,63

Hệ số phát sinh nước thải ngành hóa chất trong KCN Long Thành 10,45 KCN Nhơn Trạch III GĐ2

1. Winfiel Chemical Chất phụ gia, chất ổn định cho ngành nhựa 6 0,13 6,49 5,19 40,92

Tổng 6 0,13 6,49 5,19

Hệ số phát sinh nước thải ngành hóa chất trong KCN Nhơn Trạch III GĐ2 40,92 Hệ số phát sinh nước thải ngành hóa chất của 2 KCN 10,59

3.3.2.2. Hệ số phát sinh nước thải của ngành dược phẩm

Kết quả tính tốn cân bằng nước và hệ số phát sinh nước thải của ngành dược phẩm trong KCN Long Thành và Nhơn Trạch III GĐ2 được thể hiện ở Bảng 3.3.

Ngành dược phẩm KCN Long Thành hiện có 01 doanh nghiệp đang hoạt động với diện tích 3 ha. Lượng nước cấp đầu vào (352,03 m3/ngđ) sử dụng chủ yếu cho nhu cầu sản xuất, lượng nước thải (281,62 m3/ngđ) chiếm gần 80% lượng nước cấp. Ngành dược phẩm KCN Nhơn Trạch III GĐ2 hiện có 02 doanh nghiệp đang hoạt động với diện tích 13,24 ha. Lượng nước cấp đầu vào (59,83 m3/ngđ) sử dụng gần như tương đương cho nhu cầu sản xuất và nhu cầu sinh hoạt. Lượng nước thải (38,86 m3/ngđ) chiếm gần 65% lượng nước cấp.

Với quy mô sản xuất (thể hiện qua tổng diện tích ngành nghề dược phẩm) ở KCN Long Thành nhỏ hơn KCN Nhơn Trạch III GĐ2 nhưng lượng nước đầu vào và đầu ra của KCN Long Thành lớn hơn nhiều so với KCN Nhơn Trạch III GĐ2. Lượng nước tính trên từng đơn vị diện tích KCN Long Thành gấp 34,77 lần so với KCN Nhơn Trạch III GĐ2. Do doanh nghiệp dược phẩm trong KCN Long Thành sản xuất vỏ nang thuốc, quy trình sản xuất sử dụng quy trình lỏng, sản xuất nang thuốc từ dung dịch vỏ nang mềm như gelatin, glycerin và nước, nên trong quá trình sản xuất và điều chế dung dịch vỏ nang sẽ phát sinh lượng nước thải lớn. Do đó, Cty TNHH Suheung Việt Nam sản xuất vỏ nang rỗng dùng trong ngành dược phẩm thuộc KCN Long Thành có hệ số phát sinh nước thải là 93,87 m3/ha.ngđ.

Trong KCN Nhơn Trạch III GĐ2, Cty CP dược phẩm Ampharco có diện tích gần tương đương (6,44 ha và 6,8 ha); lượng công nhân gấp 3,62 lần; lượng nước thải lớn gấp 3,39 m3/ngđ; hệ số phát sinh nước thải gấp 3,58 lần so với Cty TNHH Y.S.P Việt Nam. Trong tổng số lượng nước thải 38,96 m3/ngđ thì nước thải từ sinh hoạt là 19,25 m3/ngđ (13,85 m3/ngđ từ Cty CP dược phẩm Ampharco và 5,4 m3/ngđ từ Cty TNHH Y.S.P Việt Nam) và 19,62 m3/ngđ từ nước thải sản xuất (16,15 m3/ngđ từ Cty CP dược phẩm Ampharco và 3,46 m3/ngđ từ Cty TNHH Y.S.P Việt Nam). Do hai doanh nghiệp này sản xuất thuốc thú y và dược thảo, lượng nước thải

phát sinh nhỏ trong giai đoạn pha chế thuốc, nên nước thải phát sinh chủ yếu từ sinh hoạt của công nhân.

Hệ số phát sinh nước thải ngành dược phẩm của 02 KCN là 19,73 m3/ha.ngđ. Như vậy, hệ số phát sinh nước thải của ngành dược phẩm trong 02 KCN trên ảnh hưởng từ sản phẩm của mỗi doanh nghiệp và số lượng công nhân.

Bảng 3.3. Bảng tính tốn cân bằng nước và hệ số phát sinh nước thải của ngành dược phẩm trong KCN Long Thành và Nhơn Trạch III GĐ2

STT Tên công ty Ngành nghề SXKD Số lượng lao động (người) Diện tích (ha) Tổng lượng nước cấp (Qi) (m3/ngđ) Tổng lượng nước thải (Q0) (m3/ngđ) Hệ số phát sinh nước thải (m3/ha.ngđ) KCN Long Thành 1. Suheung Việt Nam Vỏ nang rỗng dùng trong ngành dược phẩm 300 3 352,03 281,62 93,87 Tổng 300 3 352,03 281,62

Hệ số phát sinh nước thải ngành dược phẩm trong KCN Long Thành 93,87

KCN Nhơn Trạch III GĐ2 1. Dược phẩm Ampharco Sản xuất dược phẩm 188 6,44 42,69 30,00 4,66 2. Y.S.P Việt Nam Sản xuất dược phẩm 52 6,8 17,13 8,86 1,3 Tổng 240 13,24 59,83 38,86

Hệ số phát sinh nước thải ngành dược phẩm Trong KCN Nhơn Trạch III GĐ2 2,94 Hệ số phát sinh nước thải trung bình ngành dược phẩm của 2 KCN 19,73

3.3.2.3. Hệ số phát sinh nước thải của ngành nhựa, cao su

Kết quả tính tốn cân bằng nước và hệ số phát sinh nước thải của ngành nhựa, cao su trong KCN Long Thành và Nhơn Trạch III GĐ2 được thể hiện ở Bảng 3.4.

Ngành nhựa, cao su KCN Long Thành hiện có 14 doanh nghiệp đang hoạt động với diện tích 34,86 ha. Lượng nước cấp đầu vào (939,77 m3/ngđ) sử dụng gần như tương đương cho nhu cầu sản xuất, nhu cầu sinh hoạt và khác (tưới cây, rửa đường, vệ sinh nhà xưởng), lượng nước thải (911,5 m3/ngđ) chiếm gần 97% lượng nước cấp. Ngành nhựa, cao su KCN Nhơn Trạch III GĐ2 hiện có 07 doanh nghiệp đang hoạt động với diện tích 19,85 ha. Lượng nước cấp đầu vào (314,64 m3/ngđ) sử dụng gần như tương đương cho nhu cầu sản xuất và nhu cầu sinh hoạt. Lượng nước

thải (158,78 m3/ngđ) chiếm gần 50,5% lượng nước cấp. Các doanh nghiệp thuộc ngành nhựa, cao su trong 02 KCN này chủ yếu là gia công các sản phẩm với nguyên liệu là nhựa và cao su, khơng có doanh nghiệp nào chế biến nhựa hay cao su.

Lượng nước thất thoát một phần lớn trong quá trình sản xuất như cơng đoạn gia nhiệt, làm nóng chảy vật chất… nên một lượng lớn nước bị bay hơi. Với quy mô sản xuất (thể hiện qua tổng diện tích ngành) ở KCN Long Thành lớn hơn KCN Nhơn Trạch III GĐ2, nhưng lượng nước thất thoát so với lượng nước cấp của KCN Long Thành lại nhỏ hơn so với KCN Nhơn Trạch III GĐ2. Ở ngành nhựa, cao su nước hầu như không đi vào sản phẩm mà chỉ tham gia trong các công đoạn sản xuất. Nếu tính lượng nước sử dụng trên quy mô ngành (theo diện tích) thì lượng nước cấp cho KCN Long Thành gấp hơn 2 lần so với KCN Nhơn Trạch III GĐ2.

Các doanh nghiệp thuộc ngành nhựa cao su trong KCN Long Thành có hệ số phát sinh nước thải cao hơn nhiều lần so với KCN Nhơn Trạch III GĐ2. Tại KCN Long Thành, Cty TNHH Durocolour VN sản xuất các loại dép có hệ số phát sinh nước thải lớn nhất (63,22 m3/ha.ngđ), tiếp đến là Cty TNHH Asaba Việt Nam Manufacturing sản xuất, lắp ráp các linh kiện, phụ kiện bằng nhựa và kim loại dập khuôn các loại liên quan dây cáp dùng trong ngành xây dựng và hạ tầng (62,79 m3/ha.ngđ). Đây là 02 cơng ty có diện tích nhỏ nhất trong ngành (0,24 ha) chiếm xấp xỉ 0,67% về diện tích, chiếm 1,65% về đóng góp lượng nước thải mỗi nhà máy. Tiếp đến là Cty Ansell Vina (TNHH Midas Vina) sản xuất găng tay công nghiệp, găng tay y tế, găng tay thể thao xuất khẩu có hệ số phát sinh nước thải là 51,21 m3/ha.ngđ. Có cùng sản xuất găng tay y tế trong KCN Long Thành, Cty TNHH Quốc tế Kim Bảo Sơn có hệ số nước thải 40,59 m3/ha.ngđ nhỏ hơn so với Cty Ansell Vina, mặc dù có diện tích và số lượng cơng nhân lớn gầp khoảng 3 lần, có lượng nước thải lớn hơn 107 m3/ngđ. Có hệ số phát sinh nước thải thấp nhất là Cty CP Nhựa Sam Phú sản xuất các sản phẩm nhựa và ống viễn thông PVC (3,11 m3/ha.ngđ). Đây là cơng ty có lượng nước thải, số lượng lao động ít nhất trong 15

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ sở dự báo lượng nước thải phục vụ đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp trong điều kiện việt nam (Trang 88)