Đánh giá cơ sở hạ tầng và quản lý thu gom nước thải KCN tại Đồng Nai

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ sở dự báo lượng nước thải phục vụ đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp trong điều kiện việt nam (Trang 82)

Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.2.Đánh giá cơ sở hạ tầng và quản lý thu gom nước thải KCN tại Đồng Nai

Tính đến năm 2017, trên địa bàn tỉnh có 32 KCN được thành lập, trong đó có 31 KCN đã đi vào hoạt động. Qua sự tăng trưởng trên, nhu cầu sử dụng nước cấp và theo đó xả thải nước thải ra mơi trường ngày càng tăng. Q trình cơng nghiệp hóa nhanh đồng thời cũng kéo theo suy thối mơi trường nghiêm trọng và áp lực lớn với các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cụ thể, các hoạt động cơng nghiệp có thể dẫn tới ơ nhiễm nghiêm trọng và suy thoái tài nguyên, đặc biệt là ô nhiễm nước và suy

thoái tài nguyên nước, nguyên nhân do rất nhiều KCN được xây dựng dọc theo các con sông để thuận tiện cho việc sử dụng nước và vận chuyển [94]. Việc hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng thu gom và xử lý nước thải, cũng như việc quản lý thu gom

nước thải là rất quan trọng trong việc kiểm soát lượng xả thải ra mơi trường [91]. Do đó, phần 3.2 sẽ đưa ra hiện trạng cơ sở hạ tầng và quản lý thu gom nước thải

thông qua các số liệu tổng hợp từ các báo cáo giám sát chất lượng môi trường của các KCN; và phân tích đặc điểm phát sinh nước thải KCN trên địa bàn tỉnh Đồng

Nai thông qua việc phân tích ngành nghề, lượng nước thải phát sinh từ các nhà máy trong KCN dựa trên số liệu thu thập, điều tra, khảo sát tại Đồng Nai. Các thảo luận

đưa ra ở phần này dựa trên kết quả thống kê từ báo cáo hiện trạng môi trường của

các KCN trong tỉnh Đồng Nai năm 2016 và báo cáo tình hình xây dựng, vận hành

trạm XLNTTT tại các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

3.2.1. Đánh giá cơ sở hạ tầng và quản lý thu gom nước thải

3.2.1.1. Cơ sở hạ tầng thu gom và xử lý nước thải

Các KCN của Đồng Nai phát triển từ năm 1995 và đến nay cơ sở hạ tầng về

thu gom và xử lý nước thải của các KCN hầu hết đã tương đối hoàn chỉnh. Năm

2017, 31/31 KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng trạm

XLNTTT với tổng công suất thiết kế là 139.070 m3/ngđ. 29 KCN đã có hệ thống

thu gom xử lý nước thải hoàn chỉnh (gồm trạm XLNTTT và mạng lưới thu gom, thoát nước thải), bao gồm: KCN Agtex Long Bình, Amata, An Phước, Bàu Xéo, Biên Hòa I (đấu nối về Biên Hòa II), Biên Hòa II, Dầu Giây, Dệt may Nhơn Trạch,

Định Quán, Giang Điền, Gò Dầu, Hố Nai GĐ1, Lộc An - Bình Sơn, Long Đức,

Long Khánh, Long Thành, Loteco, Nhơn Trạch I, Nhơn Trạch II, Nhơn Trạch II - Lộc Khang, Nhơn Trạch II - Nhơn Phú, Nhơn Trạch III GĐ1, Nhơn Trạch III GĐ2, Nhơn Trạch V, Sông Mây GĐ1, Suối Tre, Tam Phước, Tân Phú và Xuân Lộc. Trong đó, KCN An Phước đã có hệ thống thu gom nước thải hoàn chỉnh và trạm

XLNTTT đã được xây dựng nhưng chưa đủ nước thải để vận hành. Tỷ lệ lấp đầy

của KCN này là 35,09% và chỉ mới có 04 doanh nghiệp hoạt động là các doanh

nghiệp có ngành nghề sản xuất phát sinh ít nước thải sản xuất hay chỉ phát sinh nước thải sinh hoạt (02 doanh nghiệp sản xuất cà phê, 01 doanh nghiệp sản xuất bao bì PP và 01 doanh nghiệp cho thuê nhà xưởng); do đó, hầu như chưa có đủ lượng

Ngồi ra, có 02 KCN đã xây dựng trạm XLNTTT nhưng chưa hoàn chỉnh

mạng lưới thu gom nước thải, gồm có: KCN Thạnh Phú đang chờ bồi thường giải

tỏa để có thể thi cơng tuyến thu gom nước thải, trạm XLNTTT công suất 500

m3/ngđ đã được xây dựng và đi vào hoạt động để thu gom xử lý nước thải cho một số doanh nghiệp thuộc các tuyến đường nằm gần trạm; KCN Ông Kèo đã hoàn

thành phần xây dựng các hạng mục cơng trình trạm XLNTTT cơng suất 3.000m3/ngđ nhưng chưa đưa vào hoạt động do đang thi công xây dựng các tuyến

thu gom nước thải của KCN.

KCN Nhơn Trạch VI chưa đi vào hoạt động, chưa triển khai xây dựng cơ sở

hạ tầng.

Như vậy, hiện nay về cơ bản, tất cả các KCN đang hoạt động đều có hệ thống thu gom nước thải riêng và đã xây dựng trạm XLNTTT, đảm bảo việc tiếp nhận, xử lý nước thải cho các doanh nghiệp.

3.2.1.2. Tình hình đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung

Tình hình đấu nối và xử lý nước thải trong các KCN trong tỉnh Đồng Nai năm 2017 được tóm tắt trong Phụ lục 11. Tổng lượng nước thải phát sinh tại 31 KCN

đang hoạt động trong tỉnh là khoảng 105.778 m3/ngđ, trong đó lượng nước thải của

các doanh nghiệp thu gom đấu nối về các trạm XLNTTT là 77.462 m3/ngđ; lượng nước thải của các doanh nghiệp tách đấu nối (được cấp phép xả thải trực tiếp ra

nguồn nước) là 28.316 m3/ngđ.

Có 09 doanh nghiệp trong 31 KCN chưa thực hiện đấu nối vào hệ thống thu

gom nước thải tập trung thuộc KCN Thạnh Phú và Ơng Kèo là các KCN chưa hồn thiện mạng lưới thu gom nước thải. Tổng lượng nước thải của các doanh nghiệp chưa đấu nối khoảng 89 m3/ngđ (chiếm tỷ lệ 0,08%) [1, 2].

Như vậy, việc quản lý thu gom nước thải tại các KCN tại Đồng Nai là tương

đối tốt, chỉ có 0,08% lượng nước thải chưa được thu gom về trạm XLNTTT, đảm

bảo cho việc kiểm soát lượng xả thải ra mơi trường.

Tóm lại, cơ sở hạ tầng thu gom và xử lý nước thải cũng như việc quản lý thu gom nước thải tại các KCN thuộc tỉnh Đồng Nai là tương đối hồn chỉnh và có biện

pháp quản lý tốt, đảm bảo việc xử lý nước thải và kiểm soát lượng xả thải ra môi

trường. Lượng nước thải phát sinh trong KCN phụ thuộc nhiều vào yếu tố ngành nghề, sản phẩm, diện tích, quy mơ sản xuất, công nghệ sử dụng… Do đó, tại tỉnh Đồng Nai, hai giả thiết về chưa hoàn thiện cơ sở hạ tầng KCN và quản lý thu gom

nước thải chưa tốt dẫn đến lượng nước thải thực tế thu gom về trạm XLNTTT nhỏ

hơn lượng dự báo theo ĐTM có thể loại bỏ. Để kiểm chứng giả thiết thứ ba về tính tốn dự báo lượng nước thải khơng chính xác do cách tính chỉ dựa trên diện tích chiếm đất của KCN (đã nêu trong mục 3.1), luận án sẽ nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố phát sinh nước thải trong KCN và xây dựng hệ số phát sinh nước thải bằng các phương pháp đang áp dụng trên thế giới sẽ được trình bày trong phần 3.3, 3.4 và 3.5.

3.2.2. Đánh giá đặc điểm lượng phát sinh nước thải

Các thảo luận đưa ra ở phần này dựa trên kết quả thống kê của 11 báo cáo

giám sát chất lượng mơi trường của các KCN năm 2017 có đầy đủ số liệu về lượng nước cấp, nước thải, tỷ lệ lấp đầy, liệt kê đầy đủ các ngành nghề hoạt động, diện

tích của các nhà máy. Các KCN được nghiên cứu trong phần này bao gồm: Amata, Bàu Xéo, Biên Hòa I, Biên Hòa II, Dầu Giây, Long Đức, Long Thành, Nhơn Trạch III GĐ1, Nhơn Trạch III GĐ2, Suối Tre và Gò Dầu. Thông tin chung về 11 KCN lựa chọn trong nghiên cứu được trình bày trong Bảng 2.2, thơng tin về tình hình đấu nối và xử lý nước thải của 11 KCN được trình bày trong Bảng 3.1.

Trong 11 KCN có 9 KCN có tỷ lệ lấp đầy lớn hơn 80% (Amata, Bàu Xéo,

Biên Hòa I, Biên Hòa II, Long Thành, Nhơn Trạch III GĐ1, Nhơn Trạch III GĐ2, Gị Dầu, Suối Tre), 1 KCN có tỷ lệ lấp đầy lớn hơn 50% (Long Đức) và 1 KCN có tỷ lệ lấp đầy nhỏ hơn 50% (Dầu Giây).

Nước thải phát sinh trong KCN bao gồm: nước thải sản xuất (quá trình sản xuất có sử dụng nước và phát sinh nước thải) và nước thải sinh hoạt (nước thải phát sinh do hoạt động sinh hoạt của cán bộ - công nhân viên). Các công ty quản lý hạ

tầng KCN như: Tổng Cty phát triển KCN (Sonadezi), Tổng Cty Tín Nghĩa, Cty CP Amata, Cty CP Thống Nhất.., chịu trách nhiệm thu gom, xử lý và kiểm soát chất

lượng nước thải đầu ra của các doanh nghiệp có đấu nối vào hệ thống thoát nước

của KCN trên. Tất cả các KCN nghiên cứu đều có hệ thống thu gom nước thải, tách riêng tuyến thoát nước mưa và nước thải và hầu hết các doanh nghiệp đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, XLNTTT của KCN; chỉ có 21 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 3,56%) không đấu nối qua hệ thống XLNTTT của KCN mà được cấp phép xả thải

riêng, tự xử lý nước thải đạt yêu cầu và thải trực tiếp ra môi trường. Trạm XLNTTT của các KCN nghiên cứu đều đã lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải tự động, riêng KCN Dầu Giây dự kiến lắp đặt thiết bị này trong năm 2017.

Tổng lượng nước thải của 11 KCN nghiên cứu là 59.949 m3/ngđ, trong đó,

KCN Long Thành (89 doanh nghiệp với 309,13 ha đất cơng nghiệp) có lượng nước thải phát sinh lớn nhất 13.651 m3/ngđ, trong khi KCN Amata có số doanh nghiệp và diện tích đất cơng nghiệp (133 doanh nghiệp với diện tích 341,89 ha) lớn nhất

nhưng lượng nước thải phát sinh chỉ 7.586 m3/ngđ. Tương tự với KCN Suối Tre chỉ có diện tích đất cơng nghiệp 95,89 ha với 9 doanh nghiệp có lượng nước thải phát sinh (370 m3/ngđ) lớn hơn 02 lần KCN Dầu Giây có diện tích 195 ha với 7 doanh nghiệp. Như vậy, lượng nước thải phát sinh trong KCN không phụ thuộc vào diện tích đất của KCN hay số lượng doanh nghiệp trong KCN mà phụ thuộc vào cơ cấu ngành cơng nghiệp và diện tích chiếm đất của ngành cơng nghiệp đó trong KCN đó.

Tại 11 KCN nghiên cứu tại Đồng Nai có 589 doanh nghiệp đang hoạt động

trong đó 19 doanh nghiệp được cấp phép xả thải riêng (không đấu nối vào trạm

XLNTTT) và chia thành 16 ngành cơng nghiệp chính: hóa chất, dược phẩm, nhựa và cao su, SP đồ gỗ, may, SP da giày, thuộc da, nhuộm, giặt mài, dệt, cơ khí, SX

kim loại, điện tử (bao gồm linh kiện và thiết bị điện), thực phẩm, bao bì, VLXD và ngành khác. Cơ cấu ngành cơng nghiệp theo diện tích trong 11 KCN được thể hiện tại Hình 3.5 và phân bố lượng nước thải trong 11 KCN theo ngành công nghiệp

được thể hiện ở Bảng 3.1, trong đó diện tích phân bổ tập trung cho khối ngành cơng

nghiệp như cơ khí, điện tử, nhựa cao su, nhưng lượng nước thải tập trung lại chủ yếu tập trung vào các ngành như may, dệt, nhuộm, thực phẩm chỉ chiếm khoảng 30% diện tích.

Bảng 3.1. Tình hình đấu nối và xử lý nước thải của 11 KCN nghiên cứu thuộc tỉnh Đồng Nai STT Tên KCN Số DN đang hoạt động

Đấu nối vào hệ thống XLNT tập trung

(tính trên số DN đang hoạt động) Nước thải thực tế toàn KCN (m3/ngđ) Nước thải thực tế của DN tách đấu nối (m3/ngđ) Trạm XLNTTT của KCN Số DN tách đấu nối Số DN đã đấu nối

Công suất thiết kế (m3/ngđ) Nước thải thực tế (m3/ngđ) Năm vận hành Số lượng % Số lượng % 1 Amata 133 0 0,00 133 100,00 7.586 12.000 7.586 2000 2 Bàu Xéo 21 2 9,52 19 80,95 4.721 3.481 4.000 1.240 2010 3 Biên Hòa I 83 13 15,66 70 84,34 3.795 2.694 Bơm về Biên Hòa II - 1.101 m3/ngđ)

4 Biên Hòa II 105 1 0,95 104 99,05 11.426 4.316 8.000 7.110 1999 5 Dầu Giây 7 0 0,00 7 100,00 155 2.000 155 2012 6 Gò Dầu 22 2 9,09 20 86,36 2.283 2.081 500 202 2007 7 Long Đức 31 0 0,00 31 100,00 1.945 9.000 1.945 2013 8 Long Thành 89 0 0,00 89 100,00 13.561 15.000 13.561 2005 9 Nhơn Trạch III GĐ1 Phân khu Formosa 24 1 4,17 23 95,83 10.026 5.303 5.000 4.723 2008 Ngoài phân khu

Formosa 10 0 0,00 10 100,00 1.718 Bơm về Nhơn Trạch III GĐ2

10 Nhơn Trạch III

GĐ2 55 0 0,00 55 100,00 2.363 7.000 2.363 2007

11 Suối Tre 9 0 0,00 9 100,00 370 1.000 370 2012

Tổng 11 KCN 589 19 570 59.949 17.875 63.500 39.255

Sự khác nhau về tỷ lệ phát sinh nước thải giữa các khối ngành công nghiệp như trên có thể được giải thích do phụ thuộc vào đặc thù của từng ngành công nghiệp. Các ngành công nghiệp may, chế biến thực phẩm, và dệt là những ngành có nhu cầu sử dụng nước cao do một lượng lớn nước cấp được sử dụng cho các công đoạn như sơ chế nguyên liệu, làm mát thiết bị, vệ sinh nhà xưởng, nhuộm và một lượng nước đáng kể được đưa vào sản phẩm (ví dụ ngành nước giải khát), nên có lượng nước thải phát sinh lớn. Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ của lượng nước thải phát sinh và ngành nghề sản xuất, luận án đã tiến hành tính tốn cân bằng nước cho các nhà máy cụ thể trong các ngành này tại phần 3.3.

Hình 3.5. Cơ cấu ngành cơng nghiệp theo diện tích của 11 KCN tỉnh Đồng Nai 3.3. Nghiên cứu cân bằng nước tại KCN Long Thành và Nhơn Trạch III GĐ2 3.3. Nghiên cứu cân bằng nước tại KCN Long Thành và Nhơn Trạch III GĐ2

3.3.1. Đặc điểm của KCN Long Thành và Nhơn Trạch III GĐ2

Việc lựa chọn KCN Long Thành và Nhơn Trạch III GĐ2 là các KCN để khảo sát, đo đạc tính tốn cân bằng nước dựa trên các lý do sau:

- Hai KCN có tỷ lệ lấp đầy trên 80%, là các KCN đã hoạt động tương đối ổn

Hóa chất 7% Dược phẩm 2% Nhựa, cao su 7% SP đồ gỗ 4% May 6% SP da giày 2% Thuộc da 6% Nhuộm 15% Giặt mài 6% Dệt 6% Cơ khí 4% SX Kim loại 3% Điện tử 7% Thực phẩm 8% Bao bì 5% VLXD 6% Khác 6%

định về số lượng doanh nghiệp cũng như ngành nghề; do đó, lượng nước thải phát sinh là ổn định.

- Hai KCN có số lượng nhóm ngành nghề đa dạng so với 16 ngành nghề chung (KCN Long Thành có 12/16 ngành nghề; KCN Nhơn Trạch III GĐ2 có 9/16 ngành nghề). Trong đó, có những ngành nghề tiêu thụ nhiều nước như dệt, may, nhuộm… hay ngành tiêu thụ ít nước như: cơ khí, VLXD…

- Hai KCN đã có trạm XLNTTT hoạt động ổn định; đã được lắp đặt trạm quan trắc tự động lưu lượng và chất lượng nước thải sau xử lý tại trạm XLNTTT; là các KCN có lịch sử tuân thủ tốt các quy định của pháp luật về môi trường.

- Sự phối hợp của doanh nghiệp hạ tầng của hai KCN là thuận lợi cho quá trình đo đạc, khảo sát tại hiện trường.

Trong 2 KCN trên, nguồn nước sử dụng cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt là nước đã qua xử lý và được cung cấp trực tiếp bởi các doanh nghiệp cấp nước; khơng có doanh nghiệp nào khai thác và sử dụng nước ngầm hay nước mặt trực tiếp từ sông, hồ xung quanh. Hệ thống thoát nước trong 2 KCN là hệ thống thoát nước riêng, tách riêng nước thải và nước mưa. Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế và bố trí dọc theo các trục đường, xả trực tiếp ra sơng hồ theo địa hình tự nhiên. Nước thải được thu gom bằng một hệ thống riêng và được xử lý tại trạm XLNTTT. Tất cả các doanh nghiệp đều đấu nối với trạm XLNTTT và đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải quy định của KCN. Hai trạm XLNTTT đều vận hành ổn định và xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường trước khi đổ ra nguồn tiếp nhận.

3.3.1.1. KCN Long Thành

Nhu cầu sử dụng nước cho KCN Long Thành trung bình khoảng 18.237 m3/ngđ được Cty CP Sonadezi Long Thành (chủ đầu tư KCN) cung cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp trong KCN từ nguồn nước cấp của Cty CP nước Nhơn Trạch với công suất tối đa 35.000m3/ngđ. Tổng khối lượng nước thải toàn KCN là 13.561 m3/ngđ, bằng 74% so với lượng nước cấp. Hiện tại, trạm XLNTTT KCN Long Thành có tổng cơng suất thiết kế 15.000 m3/ngđ.

Cơ cấu ngành nghề theo diện tích của KCN Long Thành được thể hiện tại Hình 3.6. Hiện KCN Long Thành có 89 doanh nghiệp đang hoạt động và được chia làm 12 ngành công nghiệp: (1) hóa chất, (2) dược phẩm, (3) nhựa cao su, (4) gỗ, (5) may, (6) SP da giày, (7) dệt, (8) nhuộm, (9) cơ khí, (10) điện tử, (11) thực phẩm, (12) VLXD và ngành khác. Ngành khác bao gồm những ngành nghề khơng thuộc 16 nhóm ngành nghề chung của các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và dịch vụ vận tải, lưu giữ hàng hóa, văn phịng đại diện…

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ sở dự báo lượng nước thải phục vụ đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp trong điều kiện việt nam (Trang 82)