Hệ số phát sinh nước thải của KCN

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ sở dự báo lượng nước thải phục vụ đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp trong điều kiện việt nam (Trang 135 - 137)

Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.4. Xây dựng hệ số phát sinh nước thải qua phân tích số liệu thống kê

3.4.2. Hệ số phát sinh nước thải của KCN

Kết quả tính tốn hệ số phát sinh nước thải của 11 KCN thuộc tỉnh Đồng Nai

được thể hiện ở Bảng 3.18; hệ số phát sinh nước thải cho các KCN được xây dựng

bằng cách lấy lượng nước thải phát sinh chia cho diện tích đất cơng nghiệp. KCN có hệ số phát sinh nước thải lớn nhất là KCN Long Thành (50,09 m3/ha.ngđ) và nhỏ nhất là KCN Long Đức (4,83 m3/ha.ngđ).

KCN có tỷ lệ lấp đầy thấp như KCN Dầu Giây có hệ số phát sinh nước thải là

10,52 m3/ha.ngđ, do KCN Dầu Giây chỉ có nhóm hai ngành thực phẩm và nhựa cao su; trong đó ngành thực phẩm là một ngành có hệ số phát sinh nước thải cao chỉ

chiếm 42% diện tích lấp đầy, do đó, KCN Dầu Giây có hệ số phát sinh nước thải

thấp là 10,52 m3/ha.ngđ. 0 50 100 150 200 250 300 Hoá chất Dược phẩm Nhựa, cao su Sản phẩm đồ gỗ May Da giày Thuộc da Nhuộm Giặt mài Dệt Cơ khí

Sản xuất kim loại Điện tử Thực phẩm Bao Bì VLXD Khu cơng nghiệp

Hệ số phát sinh nước thải (m3/ha.ngđ)

Ngành ngh

Bảng 3.18. Hệ số phát sinh nước thải của 11 KCN thuộc tỉnh Đồng Nai

STT Tên KCN

Hệ số phát sinh nước thải

(m3/ha.ngđ) STT Tên KCN Hệ số phát sinh nước thải (m3/ha.ngđ) 1. Amata 29,10 7. Long Thành 50,09 2. Bàu Xéo 28,82 8. Nhơn Trạch III GĐ1 42,58 3. Biên Hòa I 26,93 9. Nhơn Trạch III GĐ2 8,35*

4. Biên Hòa II 35,91 10. Suối Tre 32,17 5. Dầu Giây 10,52 11. Gò Dầu 13,07 6. Long Đức 4,83* Trung bình 25,40 ± 4,00

* số liệu gây nhiễu cho việc tính tốn, được loại bỏ

Theo kết quả tính tốn của phần 3.3 cho thấy hệ số phát sinh nước thải của KCN phụ thuộc vào tỷ lệ lấp đầy của KCN, số lượng ngành công nghiệp, tỷ lệ

chiếm đất của ngành công nghiệp, công nghệ sản xuất của từng doanh nghiệp. 11

KCN nghiên cứu cũng tương đối đa dạng về ngành nghề, tỷ lệ ngành nghề và quy

mô (thể hiện ở tỷ lệ lấp đầy và diện tích đất cơng nghiệp). Như vậy, số liệu của 11

KCN này mang tính đại diện để xây dựng hệ số phát sinh nước thải cho các KCN

của tỉnh Đồng Nai, tính tốn hệ số phát sinh nước thải trung bình cho KCN được

tính bằng trung bình hệ số phát sinh nước thải trong nghiên cứu. Kết quả tính tốn trong Bảng 3.18 là hệ số phát sinh nước thải trung bình của các KCN là 25,40 m3/ha.ngđ với độ lệch chuẩn khoảng 4 m3/ha.ngđ.

Hệ số phát sinh nước thải tính tốn trong phục vụ ĐTM dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN thơng thường được tính bằng 80% hệ số nước cấp quy định theo TCXDVN 33:2006 (từ 22 đến 45 m3/ha.ngđ) tương đương với hệ số phát sinh nước thải từ 17,6 đến 36 m3/ha.ngđ. Dựa trên số liệu nước thải phát sinh thực tế trong giai

đoạn 2012 - 2016 của 11 KCN tại tỉnh Đồng Nai, hệ số phát sinh nước thải của

KCN được tính tốn là 25,402 m3/ha.ngđ nằm trong khoảng quy ước của TCXDVN 33:2006.

Để đưa ra hệ số phát sinh nước thải có thể áp dụng được cho các KCN tại Việt

Nam, hệ số phát sinh nước thải được xây dựng dựa trên số liệu thu thập lượng nước thải phát sinh thực tế, diện tích đất cơng nghiệp, tỷ lệ lấp đầy của 195/216 KCN đang hoạt động trên toàn quốc (xem Phụ lục 3) là 20,31 ± 24,14 m3/ha.ngđ. Hệ số

phát sinh nước thải này cũng nằm trong khoảng quy ước của TCXDVN 33:2006,

nhưng có độ lệch chuẩn lớn, khơng chính xác khi áp dụng.

Như vậy, cơ sở dữ liệu thu thập được thông qua các báo cáo giám sát mơi

trường trong vịng 5 năm (2012-2016), phiếu khảo sát, kết hợp điều tra khảo sát và

đo đạc kiểm chứng một số KCN, có thể đánh giá cơ sở dữ liệu này là tương đối tin

cậy và chính xác, đồng thời có tính lặp cao, số liệu đủ dày để tiến hành phân tích

thống kê cho các ngành công nghiệp trong KCN. Như vậy đối chiếu với các tiêu chí

đánh giá nêu trong mục 1.5.4, hệ số phát sinh nước thải của 10 ngành tính toán theo

phương pháp thu thập số liệu được thực hiện trong luận án được đánh giá ở mức độ tin cậy ở Mức C và D. Tuy hệ số phát sinh nước thải tính riêng cho 11 KCN thuộc tỉnh Đồng Nai là khá chụm (25,40±4,00), nhưng tính chung cho 195 KCN trên

phạm vi cả nước có độ lệch chuẩn lớn (20,31±24,14), khơng đủ độ tin cậy, không

khuyến nghị áp dụng khi dự báo lượng nước thải của KCN.

06 ngành với hệ số phát sinh nước thải tính theo diện tích có độ chụm không

đạt yêu cầu (độ lệch chuẩn trên 20%), gồm có: (1) dược phẩm, (2) SP đồ gỗ, (3) SP

da giày, (4) giặt mài, (5) SX kim loại và (6) VLXD được phân tích hồi quy để xây

dựng công thức dự báo lượng nước thải tại phần 3.5 dưới đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ sở dự báo lượng nước thải phục vụ đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp trong điều kiện việt nam (Trang 135 - 137)