Cân bằng nước của KCN Nhơn Trạch III GĐ2

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ sở dự báo lượng nước thải phục vụ đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp trong điều kiện việt nam (Trang 122 - 142)

Tỷ lệ nước thải/nước cấp của KCN Long Thành luôn cao hơn KCN Nhơn Trạch III GĐ2 từ 0,98 (ngành dệt) đến 3,41 lần (ngành VLXD), các ngành còn lại trong khoảng từ 1,23 đến 1,92 lần. Trong KCN Long Thành tỷ lệ nước thải/nước

cấp của ngành nhựa, cao su xấp xỉ 100% trong khi các ngành còn lại dao động xung quanh 80%, ngành cơ khí có tỷ lệ thấp nhất (khoảng 55%). KCN Nhơn Trạch III GĐ2 thì tỷ lệ phát sinh nước thải/nước cấp không lớn hơn 80%; kết quả cho thấy chỉ có ngành hóa chất trong KCN Nhơn Trạch III GĐ2 có tỷ lệ nước thải/nước cấp là 80%, các ngành còn lại đều nhỏ hơn 80% (dệt 77,56%; dược phẩm 64,96%; may

61,23%; điện tử 60,59%; nhựa cao su 50,47%; cơ khí 35,74% và thấp nhất là

VLXD 23,42%).

Hình 3.10. Tỷ lệ nước thải/ nước cấp của 8 ngành trong KCN Long Thành và Nhơn Trạch III GĐ2

Thơng qua tính tốn cân bằng nước Bảng 3.15 thể hiện hệ số phát sinh nước thải theo các ngành nghề ở KCN Long Thành và KCN Nhơn Trạch III GĐ2. Sau

khi đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số phát sinh nước thải theo ngành

nghề của 02 KCN, nhìn Bảng 3.15 có thể thấy xu hướng chung của hệ số phát sinh nước thải của KCN Nhơn Trạch III GĐ2 thấp hơn so với KCN Long Thành. Điều

này có thể được lý giải ngoài các yếu tố ảnh hưởng đã phân tích ở từng ngành nghề (số lượng doanh nghiệp trong các ngành, đặc điểm ngành nghề, diện tích, quy mơ

sản xuất), số lượng công nhân và lượng nước thải phát sinh thì cịn liên quan đến tỷ lệ lấp đầy (KCN Long Thành có tỷ lệ lấp đầy đạt 100% còn tỷ lệ lấp đầy của KCN Nhơn Trạch III GĐ2 là 82,49%) và các chính sách quản lý môi trường, cụ thể là quản lý nguồn nước cấp. Lượng nước cấp của KCN Nhơn Trạch III GĐ2 luôn thấp hơn KCN Long Thành.

Hệ số phát sinh nước thải (m3/ha.ngđ) của ngành được tính thơng qua tổng

lượng nước thải ngành và diện tích thuộc các ngành đó, hay nói cách khác các yếu

0 20 40 60 80 100 120 Hóa chất Dược phẩm Nhựa, cao su May mặc

Dệt may Cơ khí Điện tử VLXD

T l n ướ c th i/n ướ c c p (% ) Nhóm ngành Long Thành NT3GĐ2

tố ảnh hưởng đến lượng nước thải và diện tích là các yếu tố ảnh hướng đến hệ số

phát sinh nước thải. Thơng qua tính toán cân bằng nước với các số liệu có được

thuộc các ngành của KCN Long Thành, Nhơn Trạch III GĐ2 ở trên có thể thấy thì

đối với từng ngành khác nhau có hệ số phát sinh nước thải bị ảnh hưởng bởi các yếu

tố có thể thay đổi. Hệ số phát sinh nước thải phụ thuộc vào các yếu tố đã phân tích ở trên nhưng các yếu tố này không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận với hệ số phát sinh nước thải. Qua phân tích các doanh nghiệp trong cùng các ngành ở KCN Long

Thành và KCN Nhơn Trạch III GĐ2 nhận thấy ngành có số lượng doanh nghiệp nhiều nhất, có diện tích lớn nhất hay có lượng nước thải lớn nhất khơng thể hiện có ngành có hệ số phát sinh nước thải lớn nhất.

Bảng 3.15. Hệ số phát sinh nước thải theo các ngành nghề ở KCN Long Thành và KCN Nhơn Trạch III GĐ2

S T T

Ngành nghề

KCN Long Thành KCN Nhơn Trạch III GĐ2 Hệ số nước thải của 2 KCN (m3/ha.ngđ) Số lượng DN Diện tích (ha) Hệ số phát sinh NT (m3/ha.ngđ) Số lượng DN Diện tích (ha) Hệ số phát sinh NT (m3/ha.ngđ) 1. Hóa chất 11 28,85 10,45 1 0,13 40,92 10,59 2. Dược phẩm 1 3 93,87 2 13,24 2,94 19,73 3. Nhựa, cao su 14 34,86 26,15 7 35,09 8 19,56 4. SP đồ gỗ 2 0,81 10,47 5. May 4 2,76 81,86 3 22,37 17,38 24,47 6. SP da giày 5 7,02 28,82 7. Dệt 4 26,82 194,35 1 10 10,37 144,39 8. Nhuộm 7 17,79 235,20 9. Cơ khí 18 44,94 15,83 24 50,68 4,35 9,74 10. Điện tử 9 52,21 16,03 2 2,03 13,14 15,92 11. Thực phẩm 9 24,11 26,47 12. VLXD 3 3,76 9,17 5 11,06 2,28 9,41 13. Bao bì 2 7,4 12,07

Như vậy, kết quả tính tốn và phân tích cân bằng nước trong KCN Long Thành và Nhơn Trạch III GĐ2, tỉnh Đồng Nai năm 2016 cho thấy nhu cầu sử dụng nước của các khối ngành công nghiệp và lượng nước thải phát sinh phụ thuộc vào

diện tích đất cơng nghiệp, đặc điểm ngành nghề sản xuất, diện tích chiếm đất của

các ngành công nghiệp, công nghệ sản xuất của từng nhà máy. Dệt và may là những ngành có nhu cầu sử dụng nước cao nhất đồng thời là khối ngành nghề có tỉ lệ nước thất thốt và lượng nước thải lớn nhất, trong khi đó các ngành điện tử và VLXD sử dụng nước thấp nhất. Tỷ lệ nước thải/nước cấp của KCN Long Thành luôn cao hơn KCN Nhơn Trạch III GĐ2 thường trong khoảng từ 1,2 đến 1,6 lần. Tỷ lệ nước thải/ nước cấp trong KCN Nhơn Trạch III GĐ2 luôn nhỏ hơn 80%.

Tóm lại, rất nhiều yếu tố chi phối trong việc tính tốn cân bằng nước để tính tốn hệ số phát thải do thực trạng về tính sẵn sàng của số liệu, cơng tác quản lý, thời

điểm tính tốn, tính đa dạng của ngành nghề và thực trạng về số liệu của từng ngành

nghề trong khu công nghiệp. Hiện nay tính tốn cân bằng nước làm căn cứ để đưa

ra hệ số phát sinh nước thải phục vụ cho dự báo lượng nước thải, về lý thuyết là hồn tồn đúng đắn với độ chính xác cao. Hệ số phát sinh nước thải được xây dựng bằng phương pháp này có tính đến các yếu tố như ngành nghề, cơng nghệ sản xuất, diện tích chiếm đất của từng ngành nghề, diện tích cơng nghiệp của từng nhà máy.

Trong khuôn khổ luận án, cơ sở dữ liệu về diện tích, lượng nước thải của từng nhà máy thông qua việc thu thập và đo đạc thực tế trong vòng 1 tháng, nên nguồn số

liệu này là đáng tin cậy. Tuy nhiên, do số liệu tính tốn chỉ dựa trên số liệu đo đạc của một thời điểm trong năm 2016, nên các số liệu này không đủ dày để tiến hành

các phân tích thống kê; hơn nữa, số liệu tính tốn cũng mới chỉ thực hiện ở phạm vi 2 KCN nên cơ sở dữ liệu tương đối ít, khơng đủ tính đại diện cho tất cả các ngành

cơng nghiệp và KCN. Do đó, đối chiếu với các tiêu chí đánh giá nêu trong mục

1.5.4, hệ số phát sinh nước thải tính tốn theo phương pháp cân bằng nước được

tính tốn trong khn khổ luận án được đánh giá ở mức E - thấp nhất. Để nâng cao

mức độ tin cậy của các kết quả trên thì cần bổ sung các phương tiện đo đạc chính

xác lượng nước thải (đồng hồ đo) cho tất cả các nhà máy trong KCN; tiến hành áp

dụng tính tốn cân bằng nước cho nhiều KCN trong một giai đoạn, ít nhất là 3 năm liên tiếp. Do đó, tính tốn cân bằng nước đã đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến lượng nước thải phát sinh trong KCN; tuy nhiên áp dụng phương pháp này để tính tốn hệ

số phát sinh nước thải là chưa phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng của các KCN tại Việt Nam hiện nay.

3.4. Xây dựng hệ số phát sinh nước thải qua phân tích số liệu thống kê

Số liệu về lượng nước thải và diện tích của 570 nhà máy trong 11 KCN được thu thập thông qua các báo cáo giám sát môi trường của các KCN này trong 05 năm, từ 2012 - 2016 và các bảng hỏi; sau đó, kiểm chứng các số liệu thu thập thông qua việc khảo sát, điều tra và phỏng vấn thực tế tại một số KCN (chi tiết nêu ở mục 2.2.2). Trong q trình tính tốn, sử dụng phương pháp phân tích số liệu thống kê từ nguồn số liệu đã có để đưa ra hệ số phát sinh nước thải theo ngành nghề về

(m3/ha.ngđ); các số liệu có khả năng gây sai số lớn và gây nhiễu cho việc tính tốn (ví dụ số liệu phát sinh nước thải của nhà máy chưa đi vào sản xuất, chưa đi vào

hoạt động ổn định hay nhà máy chuyển đổi loại hình sản xuất khơng đặc trưng cho ngành nghề tính tốn…) sẽ được loại bỏ để khơng làm ảnh hưởng đến q trình xây dựng hệ số phát sinh nước thải.

11 KCN nghiên cứu đảm bảo tính đa dạng và đại diện cho các KCN ở Việt

Nam do đây là các KCN đa ngành, đã có trạm XLNTTT đi vào hoạt động, có đủ

nước thải để vận hành trạm XLNTTT, chất lượng nước thải sau xử lý đạt yêu cầu.

Trong số đó, 09 KCN có tỷ lệ lấp đầy lớn hơn 80% là các KCN đã phát triển ổn định và có hơn 13 ngành công nghiệp; 02 KCN là Long Đức (tỷ lệ lấp đầy 65,3%)

và Dầu Giây (tỷ lệ lấp đầy 48,5%) là các KCN đang phát triển, số lượng các ngành công nghiệp. Lượng nước thải trong cùng một ngành công nghiệp lại khác nhau trong từng KCN. Do vậy, các KCN này đảm bảo tính đại diện để xây dựng hệ số

phát sinh nước thải trung bình, áp dụng cho các KCN ở Việt Nam nói chung.

3.4.1. Hệ số phát sinh nước thải của các ngành công nghiệp

Kết quả tính tốn hệ số phát sinh nước thải trung bình trong giai đoạn 2012 - 2016 của 16 ngành cơng nghiệp chính trong 11 KCN nghiên cứu được thể hiện

Bảng 3.16. Số liệu phát sinh nước thải của các ngành công nghiệp trong 11 KCN tại tỉnh Đồng Nai năm 2016 Đơn vị: m3/ha.ngđ STT KCN Ngành công nghiệp Amata Bàu Xéo Biên Hòa I Biên Hòa II Dầu Giây Long Đức Long Thành Nhơn Trạch III GĐ1 Nhơn Trạch III GĐ2 Suối Tre Gị Dầu 1 Hóa chất 14,33 - 23,37 30,74 - 8,46 5,76 16,20 9,78 - 19,06 2 Dược phẩm - - - 42,66 - - 67,93 - 2,71* - - 3 Nhựa, cao su 24,78 - 50,48* 24,81 16,90 0,48* 16,36 17,46 16,90 - - 4 SP đồ gỗ 7,76 6,36 24,50 10,06 30,77 - 9,63 - - 9,98 - 5 May 24,23 68,14 34,03 51,08 - - 79,44 25,33 9,81* 38,28 - 6 SP da giày 6,87* 24,98 15,87 69,65 - - 31,84 28,15 - 42,76 - 7 Thuộc da 44,57* - - - - - - 160,59 - - - 8 Nhuộm - - 284,28 - - - 234,01 - - - - 9 Giặt mài - - - - - - - - 55,20 - - 10 Dệt 82,69 - 14,31 21,88 2,41* - 199,88 95,26 7,00* - - 11 Cơ khí 22,78 13,82 10,18 23,50 - 7,70* 18,67 39,20 3,70* 17,78 - 12 SX kim loại 11,24 - 46,01 41,62 - - - - - - - 13 Điện tử 12,99 - 18,98 40,89 - 1,82* 11,25 - 1,37* 9,72 - 14 Thực phẩm 98,68 59,47 37,48 45,44 6,03* - 17,19 9,95* - 24,22 - 15 Bao bì 38,34 - 15,95 18,71 29,33 4,07* 17,41 10,95 10,07 - - 16 VLXD 8,02 - 28,59 - - - 6,08 3,87* 1,78* - 9,44

“-” khơng có ngành cơng nghiệp này

Kết quả Bảng 3.16 cho thấy hệ số phát sinh nước thải theo từng ngành sản xuất không chỉ phụ thuộc vào đặc thù chung của ngành sản xuất đó (về ngun liệu, quy trình sản xuất chung, yêu cầu kỹ thuật), mà còn phụ thuộc vào từng loại hình sản xuất cụ thể, từng công nghệ mà doanh nghiệp áp dụng. Do đó, để xây dựng được hệ số phát sinh nước thải chung cho từng ngành công nghiệp cần phải có các

số liệu phát sinh nước thải của từng loại hình sản xuất cụ thể, cơng nghệ sản xuất và quy trình sản xuất đang áp dụng trong ngành công nghiệp đó. Các doanh nghiệp

theo ngành công nghiệp trong 11 KCN nghiên cứu cũng tương đối đa dạng về loại hình sản xuất, quy mô và công nghệ sản xuất thể hiện bằng hệ số phát sinh nước thải của cùng một ngành cơng nghiệp nhưng lại có sự khác nhau lớn ở các KCN.

Ngành nhuộm có hệ số phát sinh nước thải trung bình ở các KCN thay đổi từ

234,01 đến 284,28 m3/ha.ngđ; ở ngành nhuộm, nước được sử dụng rất nhiều cho

các công đoạn hồ sợi, dệt, sang sợi, nhuộm, pha màu…, hầu như các khâu đều tạo

ra nước thải; do đó, lượng nước thải phát sinh là lớn nhất. Hệ số phát sinh nước thải của ngành nhuộm ở các KCN đều rất lớn như KCN Biên Hoà I (284,28 m3/ha.ngđ) và KCN Long Thành (234,01 m3/ha.ngđ), đặc biệt KCN Long Thành chỉ có 7 doanh nghiệp nhuộm (chiếm 7,2% diện tích cơng nghiệp của KCN) nhưng lượng nước thải phát sinh tương đương 33,6% lượng nước thải của toàn KCN.

Theo kết quả Bảng 3.16, hệ số phát sinh nước thải của một số ngành trong từng KCN có khoảng dao động rất lớn; nguyên nhân là do trong khoảng thời gian 2012-2016 có một số doanh nghiệp của các ngành này dừng hoạt động hay doanh

nghiệp đã thuê đất nhưng mới bắt đầu xây dựng nhà xưởng hay bắt đầu lắp ráp dây

chuyền sản xuất, hay mới hoạt động được một phần công suất. Như vậy, lượng

nước thải phát sinh thực tế của các doanh nghiệp thu thập được trong khoảng thời

gian này sẽ không thể hiện được lượng nước thải phát sinh theo quy mô công suất hay diện tích của doanh nghiệp. Do đó, các số liệu trên (gọi là số liệu gây nhiễu) sẽ

được loại bỏ để đảm bảo sự chính xác của q trình tính tốn.

Ngành thuộc da có hệ số phát sinh nước thải trung bình ở các KCN thay đổi từ 44,57 đến 160,59 m3/ha.ngđ; ngành này phát sinh lượng nước thải lớn từ quá trình

chuẩn bị nguyên liệu đến quá trình sản xuất. Trong 11 KCN nghiên cứu, chỉ có 1 doanh nghiệp thuộc da tại KCN Nhơn Trạch III GĐ1 là có hoạt động liên tục từ

năm 2012 - 2016 (hệ số phát sinh nước thải là 160,59 m3/ha.ngđ), còn 01 doanh nghiệp thuộc da tại KCN Amata thì chỉ hoạt động đến năm 2012 và tạm dừng sản

xuất được loại bỏ (44,57 m3/ha.ngđ).

Ngành dệt có hệ số phát sinh nước thải trung bình ở các KCN thay đổi từ 2,41

đến 199,88 m3/ha.ngđ, KCN Long Thành (199,88 m3/ha.ngđ), Nhơn Trạch III GĐ1 (95,26 m3/ha.ngđ), Amata (82,69 m3/ha.ngđ), do trong các KCN này chủ yếu là các doanh nghiệp dệt sản xuất vải bông, hồ vải sợi, nên nước thải phát sinh hầu hết trong các công đoạn sản xuất. Hệ số phát sinh nước thải ngành dệt trong KCN Biên Hòa I và Biên Hòa II lần lượt là 14,31 và 21,88 m3/ha.ngđ do các doanh nghiệp dệt trong hai KCN này sản xuất sợi polyester, vải từ sợi polyester và vải không dệt nên lượng nước thải phát sinh trong công đoạn sản xuất ít hơn các doanh nghiệp sản

xuất vải bông, hồ vải sợi. Hệ số phát sinh nước thải ngành dệt trong KCN Nhơn Trạch III GĐ2 chỉ là 7 m3/ha.ngđ do trong KCN này chỉ có 1 doanh nghiệp dệt, gia công sợi, vải không dệt nhưng từ năm 2013 chủ yếu là gia công sợi và vải không dệt; và KCN Dầu Giây là 2,41 m3/ha.ngđ do chỉ có 1 doanh nghiệp dệt và đang bắt

đầu xây dựng cơ sở hạ tầng (2016), nên lượng nước thải phát sinh chủ yếu từ hoạt động sinh hoạt của công nhân xây dựng, chứ chưa có nước thải sản xuất. Để đảm

bảo tính chính xác của việc tính tốn hệ số phát sinh nước thải ngành dệt, loại bỏ số liệu hệ số phát sinh nước thải ngành dệt của KCN Nhơn Trạch GĐ2 từ năm 2013- 2016 và hệ số phát sinh nước thải ngành dệt của KCN Dầu Giây.

Ngành may có hệ số phát sinh nước thải trung bình ở các KCN thay đổi từ

9,81 đến 79,44 m3/ha.ngđ, ngành may nước hầu như không đi vào sản phẩm mà

phát sinh nước thải trong các công đoạn sản xuất. Hệ số phát sinh nước thải ngành

may cao tại các KCN Long Thành (79,44 m3/ha.ngđ), Bàu Xéo (68,14 m3/ha.ngđ), Biên Hòa II (51,08 m3/ha.ngđ) do các do các doanh nghiệp may trong các KCN này ngoài hoạt động may, gia cơng các SP may cịn sản xuất chỉ, sản xuất găng tay bảo hộ lao động, nên có phát sinh lượng nước thải trong hầu hết các công đoạn sản xuất.

Hệ số phát sinh nước thải ngành may trong KCN Amata, Biên Hòa I và Suối Tre lần

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ sở dự báo lượng nước thải phục vụ đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp trong điều kiện việt nam (Trang 122 - 142)