Đường biên nghiên cứu cân bằng nước KCN

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ sở dự báo lượng nước thải phục vụ đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp trong điều kiện việt nam (Trang 66 - 69)

Áp dụng phương pháp cân bằng dòng vật chất, tổng lượng nước đầu vào bằng tổng lượng nước đầu ra:

Qi = Qo (công thức 2.2)

Q+ Qnl+ R= E+P+ V+ I+D+Dr+R’+Vr+Ir (công thức 2.3)

Qo là tổng lượng nước đầu ra, m3/ngđ. Q là lượng nước cấp cho KCN, m3/ngđ.

Qnl là lượng nước trong nguyên liệu cho KCN, m3/ngđ. R là lượng nước mưa KCN tiếp nhận, m3/ngđ

E là lượng nước thải dẫn vào hệ thống XLNTTT KCN, m3/ngđ. P là lượng nước trong sản phẩm, m3/ngđ.

V là lượng nước thải bay hơi hoặc chuyển hố trong q trình sản xuất, m3/ngđ.

I là lượng nước thải ngấm xuống đất, m3/ngđ. D là lượng nước thải tái sử dụng, m3/ngđ.

Dr là lượng nước mưa được thu gom làm nước cấp cho sản xuất hoặc tưới cây, rửa đường…, m3/ngđ.

R’ là lượng nước mưa thu gom được, m3/ngđ. Vr là lượng nước mưa bay hơi, m3/ngđ.

Ir là lượng nước mưa ngấm xuống đất, m3/ngđ.

Tại các KCN nghiên cứu cân bằng nước đều có hệ thống thu gom nước mưa độc lập với hệ thống thu gom, xử lý và thoát nước thải, đồng thời khơng có việc lưu

chứa nước mưa để làm nước cấp, nên có thể loại các yếu tố liên quan đến nước mưa tại cả 02 vế của phương trình cơng thức 2.3, được cơng thức 2.4:

Q+ Qnl= E+P+ V+ I+ D (công thức 2.4)

Hiệu số của các đại lượng dòng vào và dòng ra:

ΔS= V+ I+ R’= Q+ Qnl-E-P (công thức 2.5)

Về lý thuyết, tổng lượng nước đầu vào sẽ bằng tổng lượng nước đầu ra và

nước chuyển hóa. Tuy nhiên, trong q trình tính tốn nghiên cứu và trên thực tế, xác định được tồn bộ các thơng số nước đầu vào và đầu ra không khả thi. Trong

nghiên cứu này, ΔS đại diện cho tổng tồn bộ lượng nước khơng xác định được tính tốn bằng hiệu lượng nước đầu vào với lượng nước đầu ra xác định được nhằm

đánh giá khả năng kiểm sốt dịng nước dịch chuyển trong KCN. Đại lượng này

nước không tính tốn được càng cao, thể hiện khả năng quản lý nước cấp và nước thải trong KCN kém hiệu quả.

Vậy lượng nước thải được đưa vào hệ thống xử lý nước thải KCN được xác định bằng công thức 2.6:

E’= Q+ Qnl - P- V- I- D (công thức 2.6) Từ lượng nước thải phát sinh từ KCN được dẫn vào hệ thống xử lý nước thải chung E’ tính tốn được trong công thức 2.6 so sánh với lượng nước thải E thu thập

được từ báo cáo giám sát môi trường KCN Long Thành và KCN Nhơn Trạch III

GĐ2 và bảng hỏi để đưa ra các kết luận phù hợp.

Để tính tốn cân bằng nước ở KCN Long Thành và Nhơn Trạch III GĐ2,

đường biên nghiên cứu cần phải được xác định, sau đó xem xét tính tốn các dịng

nước vào và ra đường biên đó. Đường biên nghiên cứu của 2 KCN trong luận án là

diện tích bề mặt của KCN, khơng tính đến các dịng nước ngầm, các dòng nước nằm dưới đất của KCN.

Nếu coi diện tích bề mặt KCN là một hộp đen, dựa theo phương pháp tính

tốn cân bằng nước đã được đề cập ở mục 2.2.4, thì các dịng nước đi vào và đi ra được thể hiện trong Hình 2.7 (bỏ qua dịng nước chuyển hóa vì có giá trị rất nhỏ).

Bài toán cân bằng nước sẽ đạt tối ưu (hoàn hảo) khi tính tốn được tất cả

lượng nước từ F1 đến F9 như hình trên, tuy nhiên, để thực hiện tính tốn là rất khó

khăn và không khả thi, cụ thể:

(1) Lượng nước mưa đi vào KCN theo hệ thống thu gom nước mưa rồi xả thải ra môi trường tiếp nhận, nước mưa không đi vào quá trình sản xuất; do đó, trong

tính tốn cân bằng nước F3 = F6, coi lượng mưa thất thốt khơng thu gom được là rất nhỏ có thể bỏ qua.

(2) Nước trong nguyên liệu cho sản xuất, chủ yếu trong các ngành hóa chất, thực phẩm, tham gia vào quá trình sản xuất, đi vào trong sản phẩm và ra khỏi KCN; do đó, trong tính tốn cân bằng nước F2 = F5 (trừ ngành hóa chất, thực phẩm và sản xuất nước giải khát).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ sở dự báo lượng nước thải phục vụ đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp trong điều kiện việt nam (Trang 66 - 69)