Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm phú thọ (Trang 116)

2.1 .Thông tin về trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ

3.4. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

Hệ thống các biện pháp quản lý ĐNGV là kết quả của quá trình nghiên cứu lý luận và khảo sát, phân tích thực trạng công tác quản lý ĐNGV ở Trường Cao đẳng nghề CN và NL Phú Thọ. Tuy nhiên, trong điều kiện thời gian nghiên cứu hạn hẹp nên các biện pháp chưa thể triển khai thực nghiệm được. Để khắc phục tính chủ quan, tư biện (có thể xảy ra) khi xây dựng các biện pháp, tác giả đã trưng cầu ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của 3 trường cao đẳng nghề trên địa bàn Phú Thọ để đánh giá tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp:

- 15 cán bộ quản lý và 15 giáo viên của trường Cao đẳng nghề Cơ điện Phú Thọ;

- 20 cán bộ quản lý và 20 giáo viên của trường Cao đẳng nghề CN và NL Phú Thọ.

100 phiếu được phát ra và thu về 100 phiếu, trong đó 100% số người trả lời đều ghi đầy đủ ý kiến vào các tiêu chí trưng cầu được ghi trong phiếu. Kết quả được tổng hợp theo thang điểm tối đa cho mỗi biện pháp là 3,0 điểm; tính điểm trung bình; điểm trung bình về tính cấp thiết; điểm trung bình về tính khả thi để sắp xếp các biện pháp theo thứ bậc. Kết quả được trình bày tại bảng 3.1

Bảng 3.1 Kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Các biện pháp Tính cấp thiết Điểm

TB Thứ bậc Tính khả thi Điểm TB Thứ bậc RCT CT ICT RKT KT IKT 1. Nâng cao nhận thức và năng lực của cán bộ quản lý về công tác quản lý ĐNGV 5 4 4 3 3 2,51 4 5 5 4 3 2 2,53 2

2. Xây dựng quy hoạch ĐNGV 5 3 4 4 3 2,5 5 5 4 4 6 0 2,54 1 3. Bố trí, sử dụng hợp lý ĐNGV hiện có, coi trọng tuyển dụng giáo viên mới

6 0 3 8 2 2,58 3 5 0 4 7 3 2,47 4

4. Đào tạo, bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa và nâng cao năng lực ĐNGV 6 3 3 6 1 2,62 1 5 2 4 5 2 2,49 3

5. Hồn thiện quy chế và cơng cụ đánh giá ĐNGV 5 1 4 7 2 2,49 6 5 1 4 3 6 2,45 5

6. Hoàn thiện cơ chế và chính sách động viên, khuyến khích ĐNGV 6 0 3 9 1 2,59 2 4 4 4 7 9 2,35 7

7. Xây dựng mơi trường sư phạm, văn hóa nhà trường 5 0 4 6 4 2,46 7 4 6 4 6 8 2,38 6

Kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ở cả 2 nhóm đối tượng cán bộ quản lý và giáo viên cho những kết quả khác nhau. Nhóm đối tượng quản lý đánh giá cao các biện pháp mang tính thể

chế, quản lý trong khi đó ĐNGV lại quan tâm nhiều hơn đến các điều kiện về nâng cao thu nhập, đào tạo bồi dưỡng và sử dụng. Tuy nhiên, kết quả tổng hợp về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đều đạt trên mức trung bình (tính cấp thiết đạt từ 2,46 điểm đến 2,62 điểm; tính khả thi đạt từ 2,35 đến 2,54 điểm). Kết quả đó đã khẳng định đây thực sự là các biện pháp quản lý phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.

So sánh mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp qua biểu đồ 3.1 cho thấy:

2,2 2,25 2,3 2,35 2,4 2,45 2,5 2,55 2,6 2,65 Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6 Biện pháp 7 Biện pháp Đ iể m Tính cấp thiết Tính khả thi

Biểu đồ 3.1: Tƣơng quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên

Một số biện pháp được đánh giá là rất cần thiết (Biện pháp 6) nhưng tính khả thi lại không cao (thứ bậc 7). Ngược lại một số biện pháp rất khả thi (biện pháp 2) những tính cấp thiết khơng được đánh giá cao trong nhóm các biện pháp đề xuất. Điều đó chỉ ra rằng để áp dụng thành công các biện pháp đề xuất vào quản lý ĐNGV dạy nghề trên địa bàn nói chung và trường Cao đẳng nghề CN và NL Phú Thọ nói riêng cần phải thực hiện đồng bộ, huy động mọi nguồn lực, liên kết và điều chỉnh kịp thời các biện pháp quản lý ĐNGV để thích ứng trong giai đoạn phát triển mới.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua những nội dung được thể hiện trong các chương mục trên đây, luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra. Có thể rút ra một số kết luận sau:

1.1 Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các thành quả nghiên cứu đã có, luận văn đã hệ thống được cơ sở lý luận về quản lý ĐNGV làm nền tảng nghiên cứu bản chất, những yếu tố cơ bản của quá trình quản lý ĐNGV (mục tiêu, nội dung, phương tiện, phương pháp, qui trình quản lý).

1.2. Đề tài đã làm rõ thực trạng quản lý ĐNGV ở Trường Cao đẳng nghề CN và NL Phú Thọ trên cơ sở phân tích tồn diện. Việc khảo sát thực trạng cho thấy, công tác quản lý ĐNGV của trường trong những năm qua đã có những chuyển biến nhất định. Song, nhìn chung chất lượng của ĐNGV vẫn còn thấp so với yêu cầu đặt ra, biểu hiện ở sự mất cân đối về cơ cấu trình độ, ngành nghề đào tạo; thiếu giáo viên có kiến thức chun mơn, tay nghề cao trong cơ cấu tổng thể.

1.3 Luận văn đồng thời cũng chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu của công tác quản lý ĐNGV còn tồn tại nhiều bất cập. Biểu hiện rõ nhất ở các vấn đề như trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý không theo kịp yêu cầu phát triển; nhận thức chưa thấu đáo tầm quan trọng của công tác quản lý ĐNGV; quy hoạch ĐNGV còn phiến diện; tuyển dụng và sử dụng ĐNGV còn tồn tại những điểm bất hợp lý; đào tạo và bồi dưỡng ĐNGV thiếu trọng tâm, trọng điểm; việc huy động các nguồn lực cho công tác phát triển ĐNGV chưa được quan tâm đúng mức.

1.4. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng và tìm hiểu nguyên nhân, luận văn đã đề ra các biện pháp cơ bản nhằm xây dựng và quản lý ĐNGV Trường cao đẳng nghề CN và NL Phú Thọ đến năm 2015. Các biện pháp mà

- Nâng cao nhận thức và năng lực của lãnh đạo và cán bộ quản lý về công tác quản lý ĐNGV;

- Xây dựng quy hoạch ĐNGV đến 2015 và định hướng đến 2020;

- Bố trí, sử dụng hợp lý ĐNGV hiện có, coi trọng tuyển dụng giáo viên mới để đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu;

- Đào tạo, bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa và nâng cao năng lực ĐNGV;

- Hồn thiện quy chế và công cụ đánh giá ĐNGV;

- Hồn thiện cơ chế và chính sách động viên, khuyến khích ĐNGV;

- Xây dựng mơi trường sư phạm, văn hóa nhà trường.

Các biện pháp được xây dựng mang tính hệ thống, các thành tố trong hệ có mối quan hệ hữu cơ với nhau, vận động trong sự ràng buộc lẫn nhau, đan xen, gắn kết với nhau tạo nên sự thống nhất trong quá trình quản lý ĐNGV. Mỗi biện pháp có tính độc lập tương đối về vai trị, tính chất và vị trí. Khả năng phát huy trong từng thời điểm, từng hoàn cảnh cụ thể cũng khác nhau. Tuy vậy để phát huy tối đa hiệu quả các biện pháp cần vận dụng một cách đồng bộ, linh hoạt và sáng tạo, đòi hỏi một cơ chế phối hợp thống nhất, nhịp nhàng trong quá trình thực hiện.

2. Một số khuyến nghị

Thành công của việc triển khai áp dụng các biện pháp quản lý ĐNGV vào thực tiễn công tác quản lý của trường Cao đẳng nghề CN và NL Phú Thọ có được nếu biết phát huy sức mạnh nội lực của đội ngũ cán bộ quản lý, của từng giáo viên, giảng viên nhà trường khi có sự hỗ trợ của những yếu tố ngoại lực. Từ quan điểm trên, tác giả nêu một số khuyến nghị:

2.1 Đối với Nhà nước

- Đầu tư đổi mới và nâng cao chất lượng toàn diện hệ thống trường sư phạm, trong đó có sư phạm dạy nghề vì đây là nguồn cung cấp chủ yếu đội ngũ giáo viên cho hệ thống giáo dục, đào tạo trong đó có hệ thống dạy nghề.

- Thực hiện việc chuyển đổi ngạch giáo viên trung học đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề đạt chuẩn sang ngạch giảng viên và sớm thực hiện phụ cấp thâm niên đối với đội ngũ giáo viên.

- Nghiên cứu và ban hành qui định về chế độ hỗ trợ học phí cho các nghề Nơng lâm nghiệp vì hiện nay các trường dạy nghề Nơng lâm nghiệp nguồn thu học phí thấp; tăng suất đầu tư cho đào tạo các nghề nơng lâm nghiệp giảm bớt khó khăn trong cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cũng như khuyến khích giáo viên NCKH.

2.2. Với Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Có quy hoạch tổng thể về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho các trường Cao đẳng nghề để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng và chất lượng giáo viên cho các trường, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong từng giai đoạn phát triển.

- Cần tạo điều kiện hơn nữa về số lượng biên chế và cho quyền chủ động tuyển dụng giáo viên của nhà trường về chun mơn.

- Có chính sách đầu tư trọng điểm cho nhà trường về cơ sở vật chất: xây dựng cơ bản, trang thiết bị dạy nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn mới.

- Tạo điều kiện cho nhà trường mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế để học hỏi và tiếp cận với công nghệ dạy nghề tiên tiến của thế giới.

2.3. Với Ban giám hiệu trường Cao đẳng nghề CN và NL Phú Thọ.

- Hồn thiện mơi trường pháp lý gồm: nghiên cứu điều chỉnh các văn bản đã có cho phù hợp với tình hình mới, đồng thời xây dựng hoàn thiện các văn bản pháp quy về qui định, qui trình tuyển dụng giáo viên, đánh giá giáo viên, định mức trả thù lao cho giáo viên.

- Chỉ đạo sát sao việc thực hiện chiến lược phát triển nhà trường được phê duyệt, có sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm để điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế từng giai đoạn.

- Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, thể hiện rõ quan điểm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; cơng tác tuyển dụng, bồi dưỡng và sử dụng đúng khả năng của ĐNGV nhà trường theo năng lực của mỗi cá nhân. Kiên quyết thực hiện nghiêm quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng; có thưởng - phạt cơng minh. Tạo điều kiện cho việc bồi dưỡng ĐNGV trẻ. Có chính sách cụ thể để khuyến khích những thành tích tốt trong các lĩnh vực về phát triển ĐNGV mà nhà trường cần hướng tới như: Kỹ năng giảng dạy thực hành, học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ…

- Tăng cường tìm kiếm các nguồn tài trợ ngoài ngân sách để đầu tư cho ĐNGV và hiện đại hóa cơ sở vật chất. Coi trọng việc khơng ngừng nâng cao đời sống cán bộ giáo viên, coi đó là địn bẩy hiệu quả trong cơng tác phát triển ĐNGV.

- Mở rộng quy mơ và loại hình đào tạo nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của nhà trường nói chung và ĐNGV nói riêng, phù hợp với sự phát triển KT – XH của vùng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO * VĂN KIỆN, VĂN BẢN

1. Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng (2004), Chỉ thị 40-CT/TW, ngày 15 tháng 6 năm 2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục,

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2010.

3. Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội (2008), Quyết định số 51/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 05/5/2008. Điều lệ mẫu trường cao đẳng nghề.

4. Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội (2008), Quyết định số 02/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 17/1/2008 Quy định hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng Trường cao đẳng nghề.

5. Bộ Lao động thƣơng binh và Xã hội (2008), Quyết định số 57/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/5/2008 Ban hành qui định sử dụng, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.

6. Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội (2010), Thông tư số 30/TT/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/9/2010 Qui định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề.

7. Chính phủ nƣớc Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2001), Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ Nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân của Thủ tướng Chính phủ.

8. Chính phủ nƣớc Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001),

Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

9. Chính phủ nƣớc Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Đề

án xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010, Quyết định số 09/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

10. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002),

Quy hoạch mạng lưới dạy nghề giai đoạn 2002-2010, Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002 của Thủ tướng chính phủ.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng X, NXB

Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

12. Quốc hội Nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005. Luật Giáo dục.

13. Quốc hội Nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Luật Dạy nghề.

* SÁCH, TÀI LIỆU

14. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hƣng (2004), Giáo dục Việt Nam Hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

15. Nguyễn Quốc Chí (2004), Những cơ sở lý luận quản lý giáo dục.

Tài liệu giảng dạy lớp cao học QLGD, khoa sư phạm – Đại học quốc gia Hà Nội.

16. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996-2004), Cơ sở khoa

học quản lý. Bài giảng cao học quản lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Những quan điểm giáo dục hiện đại. Tài liệu giảng dạy lớp cao học QLGD. Khoa sư phạm – Đại học

Quốc gia Hà Nội.

18. Nguyễn Đức Chính (2007), Đánh giá trong giáo dục. Tài liệu giảng dạy lớp cao học QLGD. Khoa sư phạm – Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Nguyễn Đức Chính (2007), Quản lý chất lượng trong giáo dục. Tài

liệu giảng dạy lớp cao học QLGD. Khoa sư phạm – Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Vũ Cao Đàm, Phương pháp nghiên cứu trong quản lý giáo dục. Bài

21. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nxb Giáo dục Việt Nam.

22. Đặng Xuân Hải, Quản lý sự thay đổi trong giáo dục. Bài giảng lớp

cao học QLGD. Khoa sư phạm – Đại học Quốc gia Hà Nội.

23. Vũ Ngọc Hải (2003), Lý luận về quản lý. Tập bài giảng Cao học quản lý giáo dục Hà Nội.

24. Vũ Ngọc Hải & Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, Nhà xuất bản Đại học sư phạm.

25. Bùi Minh Hiển - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, Nhà xuất bản Đại học sư phạm.

26. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Tâm lý học ứng dụng trong tổ chức và

quản lý giáo dục. Bài giảng cao học QLGD. Khoa sư phạm – Đại học Quốc gia Hà Nội.

27. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Quản lý nhân sự trong giáo dục. Bài giảng cao học QLGD. Khoa sư phạm – Đại học Quốc gia Hà Nội.

28. Mạc Văn Trang, Quản lý nhân lực. Đề cương bài giảng cao học QLGD, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, (2002)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm phú thọ (Trang 116)