Thực trạng về số lượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm phú thọ (Trang 50)

2.1 .Thông tin về trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ

2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ và

2.2.1. Thực trạng về số lượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên

2.2.1.1. Về số lượng

Đội ngũ giáo viên được coi là nhân tố quan trọng nhất quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường, do vậy việc xây dựng và phát triển ĐNGV luôn được nhà trường coi trọng, hàng năm đều có kế hoạch phát triển đội ngũ nhằm giải quyết cân đối với quy mô đào tạo của nhà trường và cân đối giữa các ngành nghề.

ĐNGV của trường được xây dựng và phát triển cả về số lượng và chất lượng: tính đến 10/2010 nhà trường có tổng số 122 cán bộ giáo viên bao gồm: cán bộ quản lý các phòng, khoa, đơn vị; giáo viên và nhân viên phục vụ.

Tổng số 93 giáo viên đang tham giảng dạy tại 08 đơn vị, khoa, tổ bộ môn trực thuộc trường, được thể hiện qua bảng 2.1

Bảng 2.1: Thống kê số lƣợng giáo viên theo khoa, bộ môn từ 2008 – 2010

Năm học

Đơn vị 2008 – 2009 2009 – 2010 2010 - 2011

Khoa Khoa học cơ bản 10 07 06 Khoa Nông lâm 18 18 20 Khoa Điện – Điện tử 05 6 08 Khoa Cơ khí – Động lực 13 15 17

Khoa Xe, máy 20 20 19

Khoa Kinh tế 0 08 10

Bộ môn Chế biến gỗ 04 04 04 Bộ môn Mác Lê Nin 0 02 02 Trung tâm Đào tạo PTNT 07 07 07

Tổng số 77 87 93

(Nguồn : Phịng Đào tạo trường CĐN Cơng nghệ và Nơng lâm Phú Thọ)

ĐNGV nhà trường hiện có là khá đa dạng về ngành nghề, được bố trí, sắp xếp ở các khoa, bộ môn và đơn vị tham gia đào tạo. Ngồi ra, nhà trường cịn có ĐNGV thỉnh giảng từ các trường, viện, Trung tâm nghiên cứu, cơ sở sản xuất trong vùng với số lượng 30 người.

Về số lượng giáo viên cơ hữu của nhà trường chiếm đa số so với số giáo viên thỉnh giảng, đây là điều kiện thuận lợi trong việc bố trí ổn định kế hoạch giảng dạy của nhà trường.

Cơ cấu giáo viên so với học sinh

Nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo nghề, Bộ Lao động TB và XH đã qui định tỷ lệ giáo viên trên học sinh là 1/20 tại Thông tư số 72/2008. So sánh tỷ

lệ giáo viên trên học sinh ở các cấp trình độ đào tạo của nhà trường năm 2010 cho thấy số lượng ĐNGV của trường còn thiếu so với qui định. Tuy nhiên, thiếu giáo viên không xảy ra ở tất cả các khoa mà chủ yếu ở khoa Cơ khí – Động lực, Khoa Điện – Điện tử với trên 700 học sinh, sinh viên trong khí đó ĐNGV có là 25 người. Khoa Xe máy với qui mơ là 300 học sinh, theo qui định đối với xe con tỷ lệ 5HS/1GV, đối với xe tải 8HS/1GV Do đó, nhà trường cần phải chủ động xây dựng kế hoạch hợp đồng thỉnh giảng, và bố trí dạy thêm giờ, và tuyển mới để đảm bảo chất lượng đào tạo, đồng thời hạn chế tình trạng dạy vượt quá nhiều giờ so với định mức giờ chuẩn.

Là một trường có ĐNGV khơng lớn nhưng việc thừa, thiếu giáo viên luôn xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc bố trí sắp xếp ĐNGV hiện có và tuyển dụng mới là cơng việc thường xuyên của quản lý ĐNGV.

Cơ cấu giáo viên so với cán bộ phục vụ

Kết quả bảng 2.2 cho thấy:

Bảng 2.2: Cơ cấu giáo viên so với cán bộ phục vụ từ 2008 – 2010

Tiêu chí

Số lượng, cơ cấu qua các năm

2008 % 2009 % 2010 %

Giáo viên 77 74,04 87 75,00 93 76,23 Cán bộ phục vụ 27 25,96 29 25,00 29 23,77

Tổng số 104 100,00 116 100,00 122 100,00 (Nguồn : Phịng Đào tạo trường CĐN Cơng nghệ và Nông lâm Phú Thọ)

Số lượng cán bộ công nhân viên và giáo viên nhà trường không ngừng tăng qua các năm (trung bình 0,9% năm); cơ cấu giáo viên trên cán bộ phục vụ năm 2009: 74,04%; đến năm 2010 : 76,23%, điều đó cho thấy nhà trường đang trên đà phát triển.

Năm 2010 số lượng giáo viên nhà trường là 93 giáo viên (kể cả giáo viên kiêm giảng), chiếm 76,23%. So với qui mô một trường cao đẳng còn rất

người, chiếm 23,77%. Theo qui định hiện hành của Nhà nước, tỷ lệ cơ cấu cán bộ hợp lý trong một cơ sở đào tạo là tỷ lệ cán bộ phục vụ so với giáo viên là 1/4. Như vậy, cơ cấu về giáo viên so với cán bộ phục vụ của trường hiện nay vẫn còn tương đối cao, trong giai đoạn tới cần tiếp tục bổ sung đội ngũ giáo viên.

2.2.1.2. Thực trạng về cơ cấu độ tuổi, giới tính và thâm niên giảng dạy

Cơ cấu về độ tuổi:

Cơ cấu về độ tuổi thể hiện sự kế cận của các thế hệ giáo viên, giữa các thế hệ có kinh nghiệm và thâm niên giảng dạy khác nhau có thể bổ sung hỗ trợ lẫn nhau. Cơ cấu độ tuổi ĐNGV của trường được thống kê ở bảng 2.3 dưới đây.

Bảng 2.3: Thống kê tuổi đời giáo viên theo khoa, bộ môn (năm học 2010 – 2011) (năm học 2010 – 2011) Độ tuổi Đơn vị Tổng số giáo viên Tuổi <=30 Tuổi 31-40 Tuổi 41-50 Tuổi 51-55 Tuổi 56-60

Khoa Khoa học cơ bản 06 04 02

Khoa Nông lâm 20 06 07 03 03 01 Khoa Điện – Điện tử 08 04 04

Khoa Cơ khí – Động lực 17 09 04 02 01 01 Khoa Xe, máy 19 01 08 07 02 01 Khoa Kinh tế 10 03 05 01 01

Bộ môn Chế biến gỗ 04 04 Bộ môn Mác Lê Nin 02 01 01

Trung tâm ĐT PTNT 07 02 03 01 01

Tổng số 93 30 38 14 8 3

Tỷ lệ (%) 100 32,3 40,9 15,1 8,6 3,2

(Nguồn: Phịng HC-TC trường CĐN Cơng nghệ và Nơng lâm Phú Thọ)

Qua số liệu bảng 2.3 cho thấy về cơ cấu theo độ tuổi của ĐNGV nhà trường là tương đối phù hợp, cụ thể: có tuổi đời trên 50 chiếm tỷ lệ thấp (11,8%), đây chính là lực lượng sẽ nghỉ chế độ trong vịng 3-6 năm tới; tỷ lệ

giáo viên có độ tuổi từ 31 – 50 chiếm tỷ lệ khá cao (56%). Đây là lực lượng trẻ năng động, sáng tạo có chí tiến thủ và đã có bề dày kinh nghiệm làm nịng cốt cho công tác giảng dạy của nhà trường, đồng thời làm nòng cốt kèm cặp giúp đỡ ĐNGV trẻ mới vào nghề. Cần có những cơ chế phù hợp nhằm phát huy tiềm năng của lực lượng này.

Cơ cấu về giới tính:

Thực trạng cơ cấu về giới tính của ĐNGV nhà trường từ năm 2008 – 2010 được thống kê trong bảng 2.4 dưới đây.

Bảng 2.4: Thống kê cơ cấu giới tính đội ngũ giáo viên từ 2008 – 2010 Năm học 2008 – 2009 2009 – 2010 2010 - 2011 Năm học 2008 – 2009 2009 – 2010 2010 - 2011

Tổng số giáo viên 77 87 93

Gới tính nam 61 70 72

Tỷ lệ (%) 79,2 80,5 77,4

(Nguồn: Phịng HC-TC trường CĐN Cơng nghệ và Nông lâm Phú Thọ)

Nam giới là giáo viên chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với nữ giới, do tính chất đặc thù của ngành nghề, hầu hết giáo viên nam tập trung ở các khoa chuyên môn thuộc lĩnh vực công nghiệp, chế biến gỗ và lái xe.

Nữ giới chiếm tỷ lệ rất thấp nhưng phân bổ không đều, chủ yếu tập chung ở khoa nông lâm, trong khi hiện nay ĐNGV của khoa này phải thường xuyên đi đào tạo ở hiện trường và tại cơ sở sản xuất đây cũng là vấn đề còn bất cập cần được điều chỉnh.

Cơ cấu thâm niên giảng dạy của đội ngũ giáo viên:

Cơ cấu thâm niên giảng dạy của ĐNGV thể hiện kinh nghiệm trong hoạt động giảng dạy, có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và sự phát triển của nhà trường. Thực trạng cơ cấu thâm niên giảng dạy của ĐNGV trường cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ được thống kê ở bảng 2.5

Bảng 2.5: Thống kê thâm niên giảng dạy ĐNGV (năm học 2010 – 2011)

Đơn vị Tổng số Thời gian giảng dạy (năm) 1-5 6-10 11-20 > = 21

Khoa Khoa học cơ bản 06 03 02 01

Khoa Nông lâm 20 09 01 05 05 Khoa Điện – Điện tử 08 03 04 01

Khoa Cơ khí – Động lực 17 06 09 02

Khoa Xe, máy 19 04 08 03 04 Khoa Kinh tế 10 07 03

Bộ môn Chế biến gỗ 04 01 03 Bộ môn Mác Lê Nin 02 01 01

Trung tâm Đào tạo PTNT 07 03 03 01

Tổng số 93 36 28 19 10

Tỷ lệ (%) 100 38,7 30,1 20,4 10,8

(Nguồn : Phịng HC-TC trường CĐN Cơng nghệ và Nông lâm Phú Thọ)

Số liệu trong bảng 2.5 cho thấy: Trong ĐNGV của trường số có thời gian giảng dạy từ 6 năm đến 20 năm là 47 người (chiếm 50,5%); số có thâm niên giảng dạy trên 20 năm là 10 người (chiếm 10,8%); số giáo viên có thâm niên từ 1-5 năm là 36 người (chiếm 38,7%) số giáo viên này được bổ sung một vài năm gần đây cho những nghề đào tạo mới và thay thế đội ngũ nghỉ hưu theo chế độ. Cơ bản cơ cấu thâm niên nghề là tương đối phù hợp có sự kế thừa giữa các thế hệ.

2.2.2. Thực trạng trình độ chun mơn và sư phạm

2.2.2.1. Trình độ chuyên mơn

Trình độ chun mơn của ĐNGV phản ánh chất lượng đội ngũ giáo viên. Giáo viên giỏi về chuyên môn là nhân tố quyết định đến chất lượng giảng dạy nói riêng, chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung. Trình độ chun mơn được thể hiện qua hệ thống kiến thức lý thuyết và kỹ năng nghề. Vì vậy, muốn nâng cao chất

lượng đào tạo thì trước hết cần phải quan tâm đến chuẩn trình độ chun mơn của ĐNGV. Đào tạo bồi dưỡng là biện pháp tốt để chuẩn hóa ĐNGV.

Thực trạng trình độ chun mơn của ĐNGV trường cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ từ 2008 – 2010 được thống kê ở bảng 2.6.

Bảng 2.6: Thống kê trình độ chun mơn của giáo viên từ 2008 – 2010 Năm học Năm học Trình độ 2008 – 2009 2009 – 2010 2010 - 2011 Tiến sĩ Thạc sĩ 05 08 10 Đại học 49 56 61 Cao đẳng 04 04 04 Trung cấp 02 02 01 CNKT (thợ bậc cao) 17 17 17 Cộng 77 87 93

(Nguồn: Phịng HC-TC trường CĐN Cơng nghệ và Nông lâm Phú Thọ)

- Năm 2008, tổng số 77 giáo viên. Trong đó: Thạc sĩ có 05 người (chiếm 6,5%); Đại học 49 người (chiếm 63,6%), trong đó đang học cao học 09 người; Cao đẳng 04 người (chiếm 5,2%), trong đó đang học đại học 03 người; Trung cấp 02 người (chiếm 2,6%), trong đó đang học đại học 01người; CNKT là 17 người (chiếm 21,1%), trong đó đang học đại học 08 người.

- Đến 10/2010, tổng số 93 giáo viên. Trong đó: Thạc sĩ có 10 người (chiếm 10,8%); Đại học 61 người (chiếm 65,6%), trong đó đang học cao học 09 người; Cao đẳng 04 người (chiếm 4,3%), trong đó đang học đại học 03 người; Trung cấp 01 người (chiếm 1,1%), trong đó đang học đại học 01người; CNKT là 17 người (chiếm 18,3%), trong đó đang học đại học 08 người. Như vậy, trình độ chun mơn của ĐNGV nhà trường trong những năm qua đã

được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên đối chiếu với qui định thì tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại học vẫn chưa đạt chuẩn qui định.

Kết quả khảo sát trình độ về kỹ năng nghề năm 2010 của ĐNGV bảng 2.7

- Khối nông lâm: Tổng số 27 GV; trong đó 9 GV đạt bậc 3/6; 10 GV đạt

bậc 4/6; 8 GV đạt bậc 5/6.

- Khối cơ khí động lực: Tổng số 25 GV; trong đó 8 GV đạt bậc 3/7; 13

GV đạt bậc 4/7; và 4 GV đạt bậc 5/7.

Theo chuẩn qui định thì số giáo viên đạt chuẩn kỹ năng dạy cao đẳng nghề còn ở mức rất thấp. Kỹ năng nghề là rất quan trọng đối với dạy nghề, cho nên kết quả trên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy nghề của nhà trường.

Bảng 2.7: Thống kê trình độ chun mơn giáo viên theo khoa, bộ môn (năm học 2010 – 2011) Trình độ Đơn vị Tổng số giáo viên Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp CNKT (thợ bậc cao) Khoa Khoa học cơ bản 06 06

Khoa Nông lâm 20 04 16

Khoa Điện – Điện tử 08 06 01 01

Khoa Cơ khí – Động lực 17 01 12 01 03 Khoa Xe, máy 19 05 02 12 Khoa Kinh tế 10 01 09

Bộ môn Chế biến gỗ 04 01 01 02 Bộ môn Mác Lê Nin 02 02

Trung tâm Đào tạo PTNT 07 03 04

Tổng số 93 10 61 04 01 17

Tỷ lệ (%) 100 10,8 65,6 4,3 1,1 18,3

2.2.2.2. Trình độ sư phạm

Trình độ về sư phạm của giáo viên có sự ảnh hưởng lớn đến chất lượng giảng dạy của người thầy giáo. Nếu người giáo viên chỉ giỏi về chuyên môn mà lại khơng có kỹ năng về giảng dạy thì việc truyền thụ kiến thức và kỹ năng cho người trị rất khó khăn, thậm chí cịn làm cho người trị khơng hiểu hoặc khó tiếp thu.

Thực trạng trình độ sự phạm ĐNGV nhà trường từ 2008 – 2010 được thống kê như bảng 2.8, 2.9.

Bảng 2.8: Thống kê trình độ sƣ phạm của giáo viên từ 2008 – 2010 Năm học Trình độ 2008 – 2009 2009 – 2010 2010 - 2011 Chuyên ngành sư phạm (ĐH, CĐ, SPKT) 13 15 14 Sư phạm bậc 2 (sư phạm nghề) 37 41 79 Sư phạm bậc 1 21 23

Chưa có nghiệp vụ sư phạm 06 08

Cộng 77 87 93

(Nguồn: Phịng Đào tạo trường CĐN Cơng nghệ và Nông lâm Phú Thọ)

- Năm 2008, tổng số 77 giáo viên. Trong đó: Chuyên ngành sư phạm có 13 người (chiếm 16,9%); Sư phạm bậc 2 và sư phạm nghề có 37 người (chiếm 48,1%); Sư phạm bậc 1 có 21 người (chiếm 27,3%); Chưa có nghiệp vụ sư phạm 06 người (chiếm 7,7%).

- Đến 10/2010, tổng số 93 giáo viên. Trong đó: Chuyên ngành sư phạm có 14 người (chiếm 15,1%); Sư phạm bậc 2 và sư phạm nghề có 79 người (chiếm 84,9%). Như vậy, sau 2 năm thực hiện quyết liệt, đến nay 100% ĐNGV nhà trường đều đạt chuẩn về trình độ sư phạm theo quy định của Nhà nước về dạy

nghề. Nhưng đây chưa phải là điều kiện đủ, mới chỉ là điều kiện cần. Để chất lượng giảng dạy của giáo viên được nâng cao, đồng nghĩa là chất lượng đào tạo của nhà trường được nâng lên thì việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kinh nghiệm thực tế trong giảng dạy đối với ĐNGV cần phải được duy trì thường xuyên, liên tục, nhất là ĐNGV trẻ, giáo viên mới được tuyển dụng.

Bảng 2.9: Thống kê trình độ sƣ phạm giáo viên theo khoa, bộ môn (năm học 2010 – 2011) Trình độ Đơn vị Tổng số giáo viên Chuyên ngành SP SP bậc 2 (SP nghề) Sư phạm bậc 1

Khoa Khoa học cơ bản 06 05 01 Khoa Nông lâm 20 20 Khoa Điện – Điện tử 08 04 04 Khoa Cơ khí – Động lực 17 02 15

Khoa Xe, máy 19 19

Khoa Kinh tế 10 10

Bộ môn Chế biến gỗ 04 04 Bộ môn Mác Lê Nin 02 02

Trung tâm Đào tạo PTNT 07 07

Tổng số 93 13 80

Tỷ lệ (%) 100 14 86

(Nguồn : Phòng Đào tạo trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ)

Mặc dù trình độ sư phạm ĐNGV ở các khoa, bộ mơn cơ bản đã đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo qui định của giáo viên dạy nghề. Tuy nhiên, sự phân bổ đồng đều về năng lực thực tế giữa các đơn vị còn chưa cân đối, một số giáo viên mới vào nghề, nhất là những nghề mới mở còn thiếu kinh nghiệm thực tế, sự tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơng nghệ mới cịn hạn chế, việc vận dụng các phương pháp vào dạy học còn thụ động, đối người học lại khơng đồng đều về trình độ và nhận thức dẫn đến chất lượng giảng dạy của một bộ phận giáo viên còn bất cập, phần nào còn ảnh hưởng nhỏ đến chất

lượng đào tạo của nhà trường. Đây là vấn đề mà nhà trường cần phải quan tâm và có những biện pháp cụ thể để cải thiện tình hình tồn tại trên. Chỉ khi nào giải quyết được yếu kém đó thì mới nói đến chất lượng đào tạo có được nâng lên hay khơng.

2.2.3. Thực trạng trình độ tin học, ngoại ngữ

2.2.3.1. Trình độ về tin học

Trình độ tin học không phải là yếu tố quyết định chính đến chất lượng giảng dạy của ĐNGV nói riêng và chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung, nhưng nó lại có tác dụng hỗ trợ cho quá trình giảng dạy. Với sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện nay thì việc vận dụng kiến thức, kỹ năng tin học vào giảng dạy hết sức có ý nghĩa. Thực trạng trình độ tin học ĐNGV nhà trường từ 2008 – 2010 được thống kê ở bảng 2.10.

Bảng 2.10: Thống kê trình độ tin học của giáo viên từ 2008 – 2010 Năm học Năm học Trình độ 2008 – 2009 2009 – 2010 2010 - 2011 Chuyên ngành tin (ĐH, CĐ) 01 01 01 Trình độ C 03 05 05 Trình độ B 43 49 50 Trình độ A 21 27 36

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm phú thọ (Trang 50)