Nhà trường và quản lý nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm phú thọ (Trang 28 - 31)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

1.4. Cơ sở lý luận về quản lý nhà trƣờng, quản lý đội ngũ giáo viên

1.4.1. Nhà trường và quản lý nhà trường

Nhà trường là đơn vị giáo dục cơ sở, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đào tạo, giáo dục toàn diện đối với thế hệ trẻ. Nhà trường là thiết chế hiện thực hóa sứ mệnh của nền giáo dục trong đời sống kinh tế - xã hội. Một trong những con đường quan trọng nhất để giáo dục thế hệ trẻ là đưa học sinh vào học tập trong nhà trường. Nhà trường là một tổ chức giáo dục chuyên nghiệp, có nội dung chương trình, có phương tiện và phương pháp hiện đại, do một đội ngũ các nhà giáo đã được đào tạo chu đáo thực hiện. Nhà trường là mơi trường giáo dục thuận lợi, có một tập thể học sinh cùng nhau học tập, rèn luyện và tu dưỡng.

Quản lý nhà trường là nội dung cơ bản và quan trọng nhất trong hệ thống quản lý giáo dục. QLNT là cấp quản lý cơ sở của ngành giáo dục.

Theo GS.TS. Phạm Minh Hạc: QLNT là thực hiện đường lối giáo dục của

Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo với ngành giáo dục với thế hệ trẻ và với từng học sinh ( Nguyễn Ngọc Quang - Một số khái niệm cơ bản về lý luận QLGD, Trường CBQLGD và ĐT, 1989)

Quản lý trực tiếp trường học bao gồm quản lý quá trình dạy học, giáo dục, tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất và quản lý mơi trường giáo dục. Trong đó quản lý dạy học, giáo dục là trọng tâm.

Nhà quản lý ở mỗi loại hình nhà trường, ở mỗi bậc học sẽ phải đảm bảo vận dụng khác nhau khi thực hiện nguyên lý giáo dục. Nhà quản lý phải đảm bảo vấn đề cốt yếu là xác định mục tiêu quản lý của nhà trường, xác định cụ thể nội dung các mục tiêu quản lý.

Quản lý của chủ thể bên trong nhà trường là hoạt động tổ chức các chủ trương, chính sách giáo dục thành các kế hoạch hoạt động, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra để đưa nhà trường đạt tới những mục tiêu đã đề ra ( thực hiện các chức năng quản lý).

Mục tiêu quản lý của nhà trường thường được cụ thể hóa trong kế hoạch năm học, những mục tiêu này là nhiệm vụ chức năng mà tập thể nhà trường thực hiện trong suốt năm học.

Hiện nay các nhà quản lý trường học quan tâm nhiều đến các thành tố mục tiêu, nội dung, phương pháp, tổ chức quản lý và kết quả; đó là thành tố trung tâm của quá trình sư phạm, nếu quản lý và tác động hợp qui luật sẽ đảm bảo cho một chất lượng tốt trong nhà trường.

QLNT là hệ thống xã hội sư phạm đã được chun mơn hóa, qui định tác động có ý thức, có kế hoạch và định hướng của chủ thể quản lý đến tất cả các mặt của đời sống nhà trường.

Tóm lại, “Quản lý nhà trường là một q trình tác động có ý thức (tác

mục tiêu giáo dục, bằng các biện pháp quản lý phù hợp với các đối tượng quản lý…) của bộ máy quản lý nhà trường lên khách thể quản lý ( mọi người tham gia quá trình giáo dục và đào tạo của nhà trường )”, làm cho các thành tố trong một nhà trường vận hành, liên kết chặt chẽ với nhau đưa những kết quả quản lý đạt được mục tiêu, chất lượng hiệu quả mong muốn [24, tr.27].

Trong giai đoạn hiện nay, khi thế giới đang chuyển sang phát triển nền kinh tế tri thức, và xu thế tồn cầu hóa thì quản lý giáo dục và quản lý trường học cần phải có thêm những nhận thức mới.

“ Nhà trường trong nền kinh tế công nghiệp không chỉ là thiết chế sư phạm đơn thuần. Công việc diễn ra trong nhà trường có mục tiêu cao nhất là hình thành nhân cách- sức lao động, phục vụ phát triển cộng đồng làm tăng cả nguồn vốn con người (Human capital), vốn tổ chức (organizational capital), và vốn xã hội (social capital).”

“ Nhà trường là vầng chán của cộng đồng” và đến lượt mình “cộng đồng là trái tim của nhà trường”. Từ nhà trường, hai quá trình “Xã hội hóa giáo dục” và “giáo dục hóa xã hội” quyện chặt vào nhau để hình thành “xã hội học tập” tạo nên sự đồng thuận xã hội, tăng trưởng kinh tế cho mỗi quốc gia với mục tiêu phát triển nhân văn (Human Development) đưa giáo dục cho mỗi người, giáo dục cho mọi người “Education for all” và huy động mọi tiềm năng, nguồn lực của xã hội cho giáo dục “ All for education” [25, tr.210].

“ Quản lý xã hội lấy tiêu điểm là quản lý giáo dục ( giáo dục là quốc sách hàng đầu) thì quản lý giáo dục phải coi nhà trường là nút bấm ( quản lý lấy nhà trường làm nền tảng: School- based management) và quản lý nhà trường phải lấy quản lý việc dạy và học là khâu cơ bản, việc dạy và học phải xuất phát ( từ) và hướng (vào) người học ( learner – centred teaching [25,tr.210]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm phú thọ (Trang 28 - 31)