Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm phú thọ (Trang 37)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

1.5. Các nội dung cơ bản của quản lý đội ngũ giáo viên

1.5.4. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

Đào tạo bồi dưỡng độ ngũ giáo viên là một nội dung rất quan trọng của quản lý đội ngũ giáo viên. Khoa học công nghệ phát triển liên tục, không ngừng, để cập nhật được những tiến bộ khoa học, công nghệ mới và đưa vào nội dung giảng dạy giáo viên luôn phải tự đổi mới để không bị lạc hâu. Đào tạo bồi dưỡng ĐNGV cũng phải được thực hiện theo chu trình quản lý từ phân tích đánh giá nhu cầu, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả đào tạo bồi dưỡng và nhất là đánh giá sau đào tạo bồi dưỡng.

Đào tạo được coi như là một quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng, kỹ

xảo, thái độ phẩm chất đạo đức. Đào tạo là đưa từ một trình độ hiện có lên một trình độ mới, có chất lượng mới, cấp bậc mới theo những tiêu chuẩn nhất định bằng một quá trình giảng dạy, huấn luyện có hệ thống ( được cấp bằng).

Bồi dưỡng là nâng cao nghề nghiệp, quá trình này chỉ diễn ra khi cá

nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp.

Qui định sử dụng giáo viên ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 17/8/2008 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội qui định loại hình, nội dung, phương thức bồi dưỡng như sau:

Điều 6. Các loại hình bồi dưỡng

2. Bồi dưỡng thường xuyên cho tất cả giáo viên.

3. Bồi dưỡng nâng cao cho giáo viên đã đạt chuẩn, tuỳ theo yêu cầu của nghề nghiệp, nhiệm vụ được phân công hoặc chuẩn chức danh cao hơn.

Điều 7. Nội dung bồi dưỡng

1. Nội dung bồi dưỡng chuẩn hoá a) Kiến thức, kỹ năng chuyên môn; b) Nghiệp vụ sư phạm;

c) Ngoại ngữ; d) Tin học;

đ) Những nội dung khác mà tiêu chuẩn chức danh quy định. 2. Nội dung bồi dưỡng thường xuyên

a) Quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các quy định về dạy nghề;

b) Kiến thức chuyên môn, những tiến bộ khoa học, công nghệ mới thuộc chuyên môn giảng dạy;

c) Kỹ năng nghề (bao gồm cả việc sử dụng những thiết bị sản xuất hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến của nghề);

d) Phương pháp giảng dạy, phương pháp xây dựng chương trình và sử dụng phương tiện dạy học mới;

đ) Ngoại ngữ; e) Tin học.

3. Nội dung bồi dưỡng nâng cao

a) Những vấn đề do yêu cầu công việc và nghề nghiệp;

b) Nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực thực hành; c) Các tiêu chuẩn quy định của chức danh cao hơn.

1. Bồi dưỡng thường xuyên được tiến hành theo kế hoạch bồi dưỡng định kỳ hàng năm của Bộ, ngành, địa phương và các cơ sở dạy nghề với các phương thức tổ chức sau:

a) Tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; b) Bồi dưỡng chuyên đề;

c) Tham quan, nghiên cứu, khảo sát thực tế; d) Hội thảo khoa học.

2. Bồi dưỡng chuẩn hoá và nâng cao trình độ được tiến hành với các phương thức tổ chức sau:

a) Tập trung hoặc tại chức; b) Thực tập nâng cao tay nghề.

Điều 9. Cơ sở tổ chức bồi dưỡng

1. Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề do các trường đại học sư phạm kỹ thuật, cao đẳng sư phạm kỹ thuật, các khoa sư phạm nghề thực hiện.

2. Bồi dưỡng chuyên môn, kỹ thuật, công nghệ mới do các trường đại học, cao đẳng; các viện nghiên cứu về kỹ thuật, cơng nghệ; doanh nghiệp có giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng.

3. Bồi dưỡng kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề do các trường đại học sư phạm kỹ thuật, cao đẳng sư phạm kỹ thuật; trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng.

4. Bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học cho giáo viên dạy nghề tổ chức tại các cơ sở có tư cách pháp nhân, có điều kiện đảm bảo chất lượng và thuận lợi cho tổ chức thực hiện.

Điều 10. Chính sách đối với giáo viên dạy nghề trong bồi dưỡng

1. Giáo viên dạy nghề ở các cơ sở dạy nghề công lập được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ được hưởng lương và các chế độ

khác (nếu có) theo quy định của pháp luật; giáo viên hợp đồng được cử đi bồi dưỡng được hưởng quyền lợi mà hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng.

2. Giáo viên dạy nghề ở các cơ sở dạy nghề khác khi tham gia các lớp bồi dưỡng được hưởng các quyền lợi (nếu có) theo quy định của pháp luật.

1.5.5. Mơi trường văn hóa nhà trường và điều kiện làm việc của giáo viên

1.5.5.1. Mơi trường văn hóa nhà trường:

Để ĐNGV yên tâm làm việc và sẵn sàng cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo thì nhà trường và xã hội cần phải tạo cho họ môi trường và điều kiện làm việc tốt.

Trước hết nói đến mơi trường văn hóa nhà trường là nói đến “văn hóa sư phạm”, mối quan hệ thầy - trị và “văn hóa tổ chức”, mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường.

“ Văn hóa hóa sư phạm được nhận diện từ hai phạm trù “ văn hóa” và “ sư phạm”. Văn hóa là cái đẹp chứa đựng sự hướng thiện đạt lợi ích. Sư phạm là qui phạm dạy học, qui phạm của nghề thầy, “ Văn hóa sư phạm là nét đẹp của công việc dạy học của nghề thầy đem lại lợi ích cho người học, cộng đồng” [ 25, tr.314].

Với xã hội nông nghiệp chúng ta có văn hóa sư phạm thầy đồ mà đặc trưng người thầy là trung tâm của q trình dạy học cùng với nó là phương thức dạy học quyền uy. Khi chuyển sang xã hội công nghiệp thì văn hóa sư phạm quyền uy được thay thể bằng văn hóa sư phạm cộng tác dân chủ. Người thầy vẫn có vị trí quan trọng trong hoạt động dạy học, được xã hội tôn vinh, song người học có vị trí trung tâm của tiến trình đào tạo. Đặc trưng văn hóa sư phạm này là thầy dẫn dắt và trò lĩnh hội. Với vai trò người hướng dẫn, người chỉ đạo, người cố vấn thầy dẫn dắt trò đi từ những kiến thức cơ bản đến chuyên sâu trong quá trình đào tạo. Người học được chủ động tự điều khiển quá trình tiếp thu kiến thức, mở mang kiến thức. Thầy nêu vấn đề, trò tập giải quyết vấn đề, tiến tới độc lập giải quyết vấn đề. Quan hệ thầy trò trên nền tảng

“ thầy q trị – trị kính thầy” có sự đối thoại cởi mở dân chủ thầy – trò, trò – thầy. Quá trình này giúp người học có ý trí tự học, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.

Nhà trường là mơi trường để thầy và trị thống nhất với nhau thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo do mục tiêu phát triển xã hội, thành quả của khoa học kỹ thuật và trình độ cơ sở vật chất kỹ thuật qui định. Quản lý nhà trường phải tạo ra được môi trường dạy học cộng tác, thân thiện.

Lối sư phạm quyền uy tạo nên văn hóa nhà trường với vẻ đẹp thánh đường tơn nghiêm song “Học thì coi nhẹ Hành, Giáo dục thốt li lao động, Lí

luận lảng xa đời sống thực tiễn”. Lối sư phạm của dạy học cộng tác tạo ra văn

hóa nhà trường là một “tổ chức biết học hỏi”. Văn hóa quản lý nhà trường

của phương thức này lấy đặc trưng: Nhà trường là điểm sáng của cộng đồng, có mối liên hệ chặt chẽ với cộng đồng [ 25, tr.316].

Khái niệm "văn hóa tổ chức" được tích hợp từ hai khái niệm "văn hóa" và "tổ chức". Khi kết hợp thành khái niệm "văn hóa tổ chức", dù hàm nghĩa đã được khu trú lại nhưng vẫn tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau.

Văn hóa tổ chức được hiểu theo quan niệm chung nhất "Văn hóa tổ chức là tồn bộ các yếu tố văn hóa được chủ thể (tổ chức) chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong q trình hoạt động từ đó tạo nên bản sắc riêng có của một tổ chức".

Chọn lọc là sự gạn lọc những mặt bất hợp lý, tiếp biến mặt hợp lý để tạo "nguyên liệu đầu vào" cho quá trình sáng tạo văn hố. Tạo ra là quá trình chuyển hố cái đã chọn lọc để sản sinh nên những giá trị, biểu tượng và chuẩn mực văn hoá mới gắn với sắc thái riêng biệt của từng chủ thể sáng tạo văn hoá. Sử dụng là ứng dụng các giá trị, biểu tượng, chuẩn mực văn hoá được chọn lọc và tạo ra để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, trước hết là tạo bản sắc và thương hiệu.

Với những đặc trưng như vậy, văn hóa tổ chức có vai trị gắn kết các thành viên thành một khối, tạo nên sự ổn định bằng cách đưa ra những chuẩn mực để hướng dẫn các thành viên đi theo mục đích chung của tổ chức một cách tự giác, tự nguyện. Các yếu tố văn hóa được chọn lọc và tạo ra có vai trị như là một cơ chế khẳng định mục tiêu của tổ chức, hướng dẫn, uốn nắn những hành vi ứng xử lẫn nhau giữa các thành viên trong tổ chức, giữa cá nhân với tổ chức, giữa thành viên với lãnh đạo.

Như vậy, văn hóa tổ chức có chức năng định hình ý thức tổ chức, kỷ luật, sáng tạo, quảng bá hình ảnh, định hình các triết lý, giá trị, biểu tượng và chuẩn mực văn hố cơng sở... Văn hố tổ chức được hình thành dựa trên cơ sở phát huy cao nhất các giá trị tự do, dân chủ, công bằng trong một tổ chức được chế định thành quy tắc thành văn và bất thành văn, nghi thức và phi nghi thức, cái hữu hình và cái vơ hình. Nó được phản ánh ở tín hiệu thơng tin cơ bản là ý thức tự giác, tự nguyện, tự tôn của mọi thành viên bên trong tổ chức cũng như sự cảm nhận, thừa nhận, tơn trọng của các thành viên bên ngồi tổ chức như một sắc thái văn hoá.

1.5.5.2. Điều kiện làm việc của giáo viên:

Điều kiện làm việc có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hiệu quả làm việc của ĐNGV. Có được môi trường làm việc tốt là rất quan trọng, trong mơi trường làm việc của giáo viên có yếu tố mơi trường văn hóa, ngồi ra cịn rất nhiều yếu tố là những điều kiện cần thiết để ĐNGV thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học: đó là cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường, bao gồm từ phịng làm việc, lớp học, nhà xưởng, phịng thí nghiệm, thư viện, thiết bị dạy học, các hoạt động vui chơi giải trí, các cơ chế chính sách, các chế độ, các quy định bảo đảm điều kiện sống, sinh hoạt và làm việc cho GV, cơ hội phát triển nghề nghiệp. Chăm lo điều kiện làm việc cho đội ngũ giáo viên, công nhân viên là một nội dung rất quan trọng của quản lý nhà trường.

Tiểu kết chương 1

Đội ngũ giáo viên có vai trị quyết định đảm bảo chất lượng đào tạo tại các nhà trường. Quản lý ĐNGV là một trong những hoạt động trung tâm của quản lý nhà trường, được diễn ra thường xuyên. Quản lý đội ngũ giáo viên góp phần khơng ngừng nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện cho HS-SV trong nhà trường.

Đối với trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ việc vận dụng lý luận quản lý nhà trường, quản lý nhân sự, quản lý đội ngũ giáo viên có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay địi hỏi lực lượng lao động phải có trình độ, tay nghề và sức khỏe để phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập quốc tế. Tăng cường QLNT, quản lý ĐNGV nhằm phát huy mọi sức mạnh tổng hợp của các lực lượng chính trị, xã hội trong và ngồi nhà trường tham gia vào các hoạt động của nhà trường để đạt được mục tiêu giáo dục.

Nghiên cứu hệ thống lý luận về quản lý, quản lý nhà trường, quản lý nhân sự và quản lý đội ngũ giáo viên là rất cần thiết để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường nói chung và quản lý cơ sở dạy nghề nói riêng. Kiến thức lý luận quản lý nhà trường, quản lý nhân sự và quản lý đội ngũ giáo viên là cơ sở để nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên và công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên từ đó đề ra được các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên của Trường cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay.

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ VÀ NƠNG LÂM PHÚ THỌ

2.1.Thơng tin về trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trường cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ được thành lập theo Quyết định số 228/QĐ-LĐTBXH ngày 11/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trên cơ sở nâng cấp trường Trung cấp nghề Cơ điện và Nông lâm Phú Thọ. Trụ sở chính của trường đặt tại xã Hà Lộc, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.

- Tên tiếng Anh: Phu Tho Vocational College of Technology and Agroforestry

- Điện thoại: (0210) 760.256; Fax: (0210) 760.200 - Website: www.voctech-pt.edu.vn

- E-mail: codiennonglam@voctech-pt.edu.vn

- Bộ chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Quá trình trên 35 năm hình thành và phát triển nhà trường đã trải qua một số giai đoạn phát triển sau:

- Giai đoạn 1974-1995: Tên gọi là Trưởng CNKT khu giấy sợi. Trường được giao nhiệm vụ đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật làm nghề rừng phục vụ cơng trình nhà máy Giấy Bãi Bằng. Đào tạo nghề: Kỹ thuật lâm sinh, khai thác gỗ và vận tải thuỷ, sửa chữa ô tô và bồi dưỡng nghề trong sản xuất. Cơ bản đảm bảo nguồn nhân lực cho vùng nguyên liệu giấy, cung cấp đủ nguyên liệu cho nhà máy, được Bộ Lâm nghiệp (cũ) và cơng trình Nhà máy giấy Bãi Bằng đánh giá cao.

- Giai đoạn 1996 đến 2007: Tên gọi là Trường CNKT Lâm nghiệp TW4 với nhiệm vụ: Đào tạo lao động nghề cho các thành phần kinh tế 8 tỉnh miền núi phía Bắc: Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Hịa Bình, Sơn La, Lai Châu. Qui mơ, ngành nghề đào tạo liên tục được tăng lên. Phạm vi đào tạo rộng hơn không chỉ đào tạo nhân lực làm nghề rừng nguyên liệu giấy mà cả phủ xanh đất trống đồi trọc và công nghiệp nông thôn.

Giai đoạn từ 2007 đến nay: Sau khi Luật dạy nghề có hiệu lực, ngày 12/4/2007 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ra Quyết định số: 1033/QĐ/BNN-TCCB về việc thành lập trường Trung cấp nghề Cơ điện và Nông lâm Phú Thọ trên cơ sở Trường CNKT Lâm nghiệp TW4. Trường được Bộ Nông nghiệp và PTNT giao nhiệm vụ đào tạo nghề theo 2 cấp trình độ trung cấp và sơ cấp cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật các lĩnh vực điện, cơ khí, nơng, lâm nghiệp cho các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ; bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu sản xuất, kinh doanh và của người lao động; tham gia phổ cập nghề cho người lao động, tham gia nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ liên quan đến nội dung đào tạo của Trường và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; Liên kết hợp tác với các tổ chức, cơ sở đào tạo, nghiên cứu, sản xuất kinh doanh trong nước và ngoài nước.

Tính đến hết năm 2009, Nhà trường đã đào tạo được 34.831 học viên. Trong đó: 592 trung cấp nghề, 16.107 công nhân kỹ thuật dài hạn, 18.132 lượt học viên ngắn hạn và bồi dưỡng thường xuyên. Liên kết đào tạo 3.827 trung cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm phú thọ (Trang 37)