Xây dựng quy hoạch ĐNGV đến 2015 và định hướng đến 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm phú thọ (Trang 94 - 99)

2.1 .Thông tin về trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ

3.3. Các biện pháp quản lý ĐNGV Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ và

3.3.2. Xây dựng quy hoạch ĐNGV đến 2015 và định hướng đến 2020

3.3.2.1 Mục đích của biện pháp

Biện pháp này nhằm giúp cho việc xây dựng qui hoạch đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nhà trường.

- Dự báo về số giáo viên đến tuổi nghỉ hưu để chuẩn bị ĐNGV dạy nghề thay thế, tránh tình trạng thiếu hụt giáo viên ở các bộ môn.

- Qui hoạch phát triển ĐNGV đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu cho các bộ môn, các chuyên ngành.

- Xây dựng ĐNGV chuyên sâu về lý thuyết và thực hành để trở thành những giáo viên đầu đàn trong lĩnh vực dạy nghề.

3.3.2.2 Nội dung của biện pháp

Nghị quyết Hội nghị lần thứ III Ban chấp hành Trung ương khóa VIII khẳng định: “quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác đào tạo cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài”.

Quy hoạch phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của nhà trường, trên cơ sở phân tích thực trạng ĐNGV hiện có, dự kiến khả năng phát triển và tính đến khả năng bổ sung nguồn từ bên ngoài. Quy hoạch tổng thể ĐNGV cần làm rõ số lượng, yêu cầu về cơ cấu trình độ học vấn, cơ cấu độ tuổi, cơ cấu giới tính, cơ cấu chuyên môn đào tạo, làm cơ sở cho việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng ĐNGV trong từng giai đoạn phát triển của nhà trường.

Kế hoạch hố cơng tác dự báo.

Đối với hoạt động quản lý ĐNGV thì dự báo giúp cho nhà quản lý dự đoán được xu thế, khả năng phát triển về số lượng, chất lượng và cơ cấu của ĐNGV trong tương lai. Từ đó, có kế hoạch, biện pháp tác động phù hợp để đạt kết quả cao nhất.

Kết quả nghiên cứu Chiến lược phát triển trường và Đề án thành lập trường Cao đẳng nghề CN và NL Phú Thọ, cho thấy nhà trường đã xây dựng Chiến lược phát triển nguồn lực đến năm 2015 và tầm nhìn 2020. Tuy nhiên, công tác dự báo nhu cầu thường xuyên về giáo viên của nhà trường phải được thực hiện có kế hoạch, mang tính chiến lược và phải đi trước một bước, hàng năm cần có tổng kết, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới.

Một số căn cứ làm cơ sở cho dự báo:

- Những định hướng phát triển nguồn nhân lực và chính sách của Nhà nước đối với đào tạo nghề trong giai đoạn hiện nay.

- Quy mô đào tạo và khả năng thu hút học sinh của nhà trường. Căn cứ vào qui mơ đào tạo và tính tốn khả năng thu hút và tiếp nhận học sinh của nhà trường trong mối tương quan so sánh với các cơ sở đào tạo nghề trong vùng.

- Số học sinh, sinh viên/giáo viên: được qui định tại Qui định về thành lập, cho phép thành lập, chia tách, sát nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề, ban hành theo Quyết định số 71/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Qui định về đăng ký hoạt động dạy nghề ban

hành theo Quyết định số 72/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng bộ Lao động -Thương binh và Xã hội.

- Tải trọng chuyên môn: số giờ dạy/năm mà mỗi giáo viên phải đảm nhận, được qui định tại Thông tư số 09/2008 ngày 27 tháng 6 năm 2008 của Bộ LĐTBXH.

- Cơ cấu độ tuổi: Đây là một thông số rất quan trọng để tính tỷ lệ hao hụt giáo viên theo từng năm, từng giai đoạn mà nhà trường cần chủ động để có kế hoạch bổ sung thay thế.

- Cơ cấu trình độ: Xác định rõ vai trò, vị trí và yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với giáo viên dạy nghề; trình độ chuẩn của một giáo viên dạy nghề nói chung và trình độ cần có để đáp ứng việc mở rộng quy mơ cũng như cơ cấu trình độ đào tạo của nhà trường hiện nay và trong tương lai; tỷ lệ hợp lý cần có giữa các trình độ, giữa các chức danh trong cơ cấu tổng thể giáo viên của nhà trường. Chuẩn của giáo viên, giảng viên dạy nghề được qui định tại Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 9 năm 2010 của Bộ LĐTBXH.

Tiến hành rà soát, đánh giá ĐNGV hiện có:

- Về quan điểm : Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá một cách toàn

diện thực trạng ĐNGV. Đánh giá thực trạng phải dựa trên các tiêu chí chung, tiến hành đồng bộ ở các khoa, bộ môn trong một thời gian cụ thể, thống nhất về phương pháp, cách làm. Trong quá trình thực hiện phải thể hiện tinh thần trách nhiệm cao đối với cơng việc, tất cả vì lợi ích chung; những nội dung cần thu thập thông tin và các số liệu thu thập phải đảm bảo tính khách quan trung thực, chính xác, kịp thời.

- Về nội dung:

+ Rà soát số lượng giáo viên.

+ Rà soát về chất lượng giáo viên (trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm, tin học, ngoại ngữ,…)

+ Rà sốt về tuyển dụng, bố trí sử dụng ĐNGV.

+ Rà sốt về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho ĐNGV. + Rà soát về quản lý phát triển ĐNGV.

+ Rà sốt về chính sách, chế độ liên quan đến quản lý, phát triển ĐNGV.

Lập quy hoạch ĐNGV:

Trên cơ sở dự báo và kết quả điều tra, lập quy hoạch phát triển ĐNGV của trường đến 2015. Quy hoạch được lập phải đảm bảo các yêu cầu sau: Đủ về số lượng, chuẩn trình độ, đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu và có tính khả thi cao. Nội dung của quy hoạch phải bao quát được cả ba mặt: số lượng, chất lượng và cơ cấu.

- Về số lượng: Phải đảm bảo đủ về số lượng giáo viên cần thiết cho nhu cầu đào tạo trên cơ sở đánh giá thực trạng ĐNGV hiện có, dự báo quy mơ đào tạo, căn cứ khối lượng giảng dạy theo nhiệm vụ, quy định về tỷ lệ giáo viên/ học sinh.

- Về chất lượng: Chất lượng ĐNGV được thể hiện ở các mặt sau: Năng lực trình độ chun mơn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức. Vì vậy, trong cơng tác quy hoạch phải quan tâm đúng mức các mặt chủ yếu này, coi phẩm chất đạo đức là cái gốc, năng lực trình độ, chun mơn nghiệp vụ là quan trọng. Ngồi ra, để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ trong bối cảnh hiện nay, nhà trường cần phải quan tâm đến việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học,.. chính trị - xã hội cho ĐNGV.

- Về cơ cấu: Cần xác định một cơ cấu hợp lý cho các khoa, bộ môn; cần phải có kế hoạch để từng bước điều chỉnh cho phù hợp. Cơ cấu cần chú ý trong xây dựng qui hoạch là: Cơ cấu về trình độ; cơ cấu ĐNGV đầu đàn, cơ cấu độ tuổi; tỷ lệ giáo viên nữ. Đảm bảo sự cân đối giáo viên ở từng nghề, bộ môn, mỗi môn học có ít nhất 2 giáo viên.

3.3.2.3 Cách thức thực hiện

- Thành lập Ban thực hiện Chiến lược phát triển nguồn nhân lực, thành phần gồm: một đồng chí trong Ban giám hiệu làm trưởng ban, trưởng phịng Tổ chức - cán bộ làm phó ban, một chuyên viên của phòng tổ chức – cán bộ làm ủy viên thường trực, kiêm thư ký, lãnh đạo một số các phịng, khoa: Đào tạo, tài chính - kế tốn, các khoa làm ủy viên. Trong quyết định thành lập qui định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và thời gian hoạt động. Ban này giúp Hiệu trưởng xây dựng quy hoạch chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý phát triển ĐNGV.

- Trên cơ sở kế hoạch, các tiêu chí được xác lập, các khoa, bộ môn tiến hành điều tra, đánh giá đúng thực trạng ĐNGV trong đơn vị mình về trình độ chun mơn, nghiệp vụ, chất lượng giảng dạy, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, tác phong công tác, ý thức tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiên cứu khoa học và khả năng phát triển, gửi kết quả tổng hợp về Ban chỉ đạo.

- Ban chỉ đạo xây dựng quy hoạch tiến hành xử lý, tổng hợp, phân tích kết quả điều tra, đưa ra đánh giá về thực trạng của ĐNGV trong trường theo các tiêu thức đã xác định ban đầu, chỉ ra được mặt mạnh, mặt yếu và ngun nhân của các tình trạng đó.

- Xây dựng qui hoạch chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện trên cơ sở sử dụng hợp lý ĐNGV hiện có, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý giảng dạy kiêm chức. Mặt khác cũng phải khai thác và sử dụng hiệu quả số giáo viên thỉnh giảng để giảm bớt sự thiếu hụt giáo viên. Tuyển dụng mới để bổ sung ĐNGV.

3.3.2.4. Điều kiện tiến hành

- Cần phải có sự quan tâm và tạo điều kiện của lãnh đạo Tổng cục Dạy nghề, của Vụ tổ chức – cán bộ về công tác quy hoạch phát triển nguồn nhân lực nói chung và quản lý phát triển ĐNGV nói riêng.

- Các khoa phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch tại đơn vị mình. Ban chỉ đạo phải kiểm tra, tổng hợp, phân tích đánh giá đúng tình hình, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp sát với thực tế và có tính khả thi cao.

- Phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chỉ đạo của Ban giám hiệu và sự kết hợp chặt chẽ giữa chun mơn với cơng đồn, đoàn thanh niên trong suốt quá trình xây dựng đến tổ chức thực hiện quy hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm phú thọ (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)