Xây dựng môi trường văn hóa, điều kiện làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm phú thọ (Trang 75 - 80)

2.1 .Thông tin về trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ

2.3. Thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên Trƣờng Cao đẳng nghề

2.3.5. Xây dựng môi trường văn hóa, điều kiện làm việc

Văn hóa nhà trường là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử… nó liên quan đến tịan bộ đời sống vật chất, tinh thần của nhà trường. Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, triết lý, mục tiêu, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý… bầu khơng khí tâm lý. Thể hiện thành hệ thống được xem là tốt đẹp và được mọi người trong nhà trường chấp nhận.

Những biểu hiện của văn hóa nhà trường đó là: Ni dưỡng bầu khơng khí cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau; mỗi cán bộ, giáo viên đều biết rõ cơng việc mình phải làm, hiểu rõ trách nhiệm, ln có ý thức chia sẻ trách nhiệm, tích cực tham gia vào việc ra quyết định dạy và học; coi trọng con người, cổ vũ sự nổ lực hồn thành cơng việc và cơng nhận sự thành công của mỗi người; nhà trường có những chuẩn mực để ln ln cải tiến, vươn tới; sáng tạo và đổi mới; khuyến khích giáo viên cải tiến phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học, giáo viên được khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến trong mọi họat động của nhà trường. Ngược lại là những biểu hiện tiêu cực, khơng lành mạnh (phi văn hóa) trong nhà trường cần phải khắc phục như: Sự buộc tội đổ lỗi cho nhau; sự kiểm soát qúa chặt chẽ đánh mất quyền tự do và tự chủ của cá nhân; quan liêu, nguyên tắc một cách máy móc; thiếu sự động viên khuyến khích; thiếu sự cởi mở, thiếu sự tin cậy; thiếu sự hợp tác, thiếu

Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường đến ĐNGV đó là: Khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các giáo viên: giáo viên cảm thấy thoải mái dễ dàng thảo luận về những vấn đề mà họ đang gặp phải; giáo viên sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chun mơn; giáo viên tích cực trao đổi phương pháp và kỹ năng giảng dạy; giáo viên quan tâm đến công việc của nhau; Cùng hợp tác với lãnh đạo nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra; tạo bầu khơng khí tin cậy thúc đẩy giáo viên quan tâm đến chất lượng và hiệu qủa giảng dạy, học tập: bầu khơng khí cởi mở, tin cậy, tơn trọng lẫn nhau tạo động lực để giáo viên cải tiến nâng cao chất lượng dạy và học; cải thiện thành tích giảng dạy và học tập của nhà trường.

Điều kiện làm việc cho ĐNGV trong nhà trường, nhất là các trường dạy nghề có tính chất quyết định trực tiếp đến chất lượng giảng dạy của giáo viên, đồng thời nó là chất xúc tác có ảnh hưởng khơng nhỏ đến tâm lý, sự tâm huyết và sự sáng tạo của mỗi giáo viên trong công gia giảng dạy. Điều kiện làm việc cho giáo viên trước tiên phải kế đến các yếu tố đó là: cơ sở vật chất; thiết bị máy móc, phương tiện kỹ thuât, nguyên, nhiên vật liệu cần thiết cho quá trình đào tạo; giáo trình, sách tham khảo, sách giáo khoa phục vụ cho học tập và giảng dạy; các phương tiện hỗ trợ dạy học hiện đại; trang thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học; mức thu nhập (chế độ lương bổng), chế độ đãi ngộ giáo viên…

Như vậy, mơi trường văn hóa và điều kiện làm việc cho ĐNGV trong nhà trường có ý nghĩa rất quan trọng, nó là một trong những nhân tố có sự ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo, sự ổn đinh và phát triển bền vững của nhà trường. Nhận thức tầm quan trọng này, trong những năm qua nhà trường đã có cố gắng, có một số giải pháp thiết thực phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, bước đầu đáp ứng yêu cầu của ĐNGV, hầu hết giáo viên đều yên tâm công tác, tự giác và nhiệt tình trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Kết quả bước đầu về xây dựng mơi trường văn hóa: Nhà trường ln xác định giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội

Người thầy phải nắm vững kiến thức chuyên môn, kỹ thuật, các kiến thức liên quan và phải có trình độ tay nghề thành thạo; người thầy phải có phẩm chất đạo đức tốt, phải có kiến thức sư phạm nghề nghiệp vững chắc, có năng lực, học thành thạo và có hiệu quả; người thầy giáo phải là tấm gương sáng cho người khác học tập và noi theo, nhất là người trò. Bởi vậy, trong suốt thời gian qua việc xây dựng mơi trường văn hóa cho ĐNGV ln được nhà trường quan tâm duy trì thường xun, liên tục nhằm tạo mơi trường làm việc cho ĐNGV trong sinh hoạt chuyên môn, giảng dạy, và các mối quan hệ xã hội trong nhà trường được thuận lợi, khoa học và sáng tạo.

- Xây dựng ĐNGV đầu đàn giỏi về chun mơn, có trình độ sư phạm, có uy tín, kinh nghiệm nghề nghiệp làm nịng cốt cũng như làm cầu nối tạo dựng mơi trường văn hóa nhà trường cho giáo viên.

+ Trong những năm qua lãnh đạo nhà trường đã có sự quan tâm chỉ đạo và triển khai xây dựng ĐNGV đầu đàn như: xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý từ cấp tổ, bộ mơn; trưởng, phó các phịng, khoa, đơn vị. Trên cơ sở quy hoạch đó, phịng Hành chính – Tổ chức phối hợp với các khoa, đơn vị xây dựng kế hoạch cho đi học cao học, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn, cơng nghệ mới, tham quan học tập ở nước ngồi và kết hợp với việc động viên thu hút những người có trình độ ở cơ sở có chun mơn phù hợp với ngành, nghề đào tạo về làm giáo viên, cán bộ quản lý của trường.

+ Cách làm trên đã đem lại kết quả như sau: Tính đến hết năm 2006 nhà trường chỉ có 03 thạc sĩ nhưng đến nay (sau 5 năm) trường đã có 10 thạc sĩ và 09 người đang theo học cao học. Có 07 giáo viên được bổ nhiệm giữ trọng trách từ phó, trưởng các khoa, tổ bộ mơn.

Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế và với tiêu chuẩn của Bộ quy định thì số giáo viên có trình độ sau đại học thì cịn thiếu nhiều, để sớm đạt chuẩn theo quy định thì nhà trường cần phải quan tâm chỉ đạo quyết liệt hơn nữa vấn đề này.

- Chế độ đãi ngộ đối với ĐNGV: Mặc dù nhà trường còn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng bằng khả năng và sự cố gắng của chính mình nhà trường đã và đang từng bước thực hiện tốt mọi chính sách, chế độ như: tiền lương và các khoản nộp theo lương, tiền thưởng và có phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên. Nghiên cứu vận dụng một cách linh hoạt các văn bản hiện hành, trong đó trọng tâm là Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Trường đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế thi đua khen thưởng...trong các quy chế này có nhiều nội dung tác động trực tiếp đến ĐNGV như:

+ Chi bồi dưỡng thù lao cho việc ra đề thi, coi thi và chấm thi; + Đơn giá thanh toán trả giờ giảng vượt tiêu chuẩn đối với giáo viên; + Chi bồi dưỡng cho giáo viên khi tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, các ngày truyền thống của Nhà giáo;

+ Chi hỗ trợ cho giáo viên đi học nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ gồm: tiền đi lại, ăn ở, ôn tập thi đầu vào và viết luận văn; học phí; tiền tài liệu trong q trình học tập;

+ Chi phần thu nhập tăng thêm ngoài lương hàng tháng bằng 0,3 - 0,5 lần lương cơ bản, phụ cấp chức vụ và hỗ trợ tiền điện thoại hàng tháng cho cán bộ, giáo viên làm quản lý và phụ cấp tham gia các hoạt động ngoài nhiệm vụ thường xun (cơng tác Đảng, Đồn thể).

Ngồi ra, trường cịn quan tâm từ việc tổ chức cho giáo viên đi học tập trong nước, tham quan học tập ở nước ngồi; cho đến việc duy trì, phát triển đời sống tinh thần cho cán bộ, giáo viên như: chi tiền các ngày lễ tết, hỗ trợ tiền đi tham quan nghỉ mát, thăm hỏi kịp thời khi cán bộ, giáo viên gặp khó khăn. Bởi vậy, trong các hoạt động nói trên và các hoạt động phong trào khác đều được cán bộ, giáo viên tích cực tham gia.

Tuy vậy , bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được trong việc thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ đối với ĐNGV vẫn cịn hạn chế, sự kích thích về kinh tế chưa đủ mạnh để khuyến khích ĐNGV học tập nâng cao trình độ nhất là đi học lấy bằng tiến sĩ, thạc sĩ. Trường chưa có đủ kinh phí để hỗ trợ trên 50% học phí cho cán bộ, giáo viên đi học cao học, đại học; các khoản tiền hỗ trợ một phần đi lại ôn thi đầu vào, học phí, tài liệu học tập, kinh phí bảo vệ luận văn v.v…các khoản thu nhập thêm hàng tháng còn thấp, lại khơng được duy trì thường xun, vượt thanh tốn tiền vượt giờ giảng chậm được thanh toán. Bởi vậy, để kịp thời động viên khích lệ và khuyến khích ĐNGV, trong thời gian tới nhà trường cần phải nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện những điểm hạn chế này.

- Chính sách thu hút giáo viên giỏi: Thực tế trong những năm qua, nhà trường chưa có chính sách (chưa có văn bản nào) về ưu tiên thu hút giáo viên giỏi ở nơi khác về trường. Chính sách đó chỉ thể hiện ở sự ưu tiên trong tuyển dụng, sau tuyển dụng chưa có chính sách ưu tiên gì. Do vậy, việc thu hút giáo viên giỏi về công tác tại trường kết quả đạt được là rất thấp, trường cũng chưa có giải pháp cụ thể để tạo sự hấp dẫn, về định hướng phát triển, chính sách đãi ngộ đối với ĐNGV giỏi, để tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ.

Đánh giá xây dựng mơi trường văn hố, chính sách đãi ngộ

Kết quả thể hiện qua bảng 2.18 và biểu đồ 2.5

Bảng 2.18: Kết quả đánh giá công tác xây dựng mơi trƣờng văn hố, chính sách đãi ngộ đội ngũ giáo viên

TT Tiêu chí Tổn

g số

Rất tốt Tốt Chưa tốt

SL % SL % SL %

1 Lương, phụ cấp và thù lao

của giáo viên 100 28 28,00 58 58,00 14 14,00 2 Chính sách thi đua khen

thưởng đối với giáo viên 100 11 11,00 70 70,00 19 19,00 3 Các chính sách đãi ngộ khác 100 9 9,00 68 68,00 23 23,00

Rất tốt 16% Tốt 65% Chưa tốt 19% Rất tốt Tốt Chưa tốt

Biểu đồ 2.5: Kết quả đánh giá chung công tác xây dựng mơi trƣờng văn hố, chính sách đãi ngộ đội ngũ giáo viên

Kết quả cho thấy 16% đánh giá rất tốt, 65,33% đánh giá tốt và 18,67% đánh giá chưa tốt. Khi được hỏi các giáo viên cho rằng thực hiện các chế độ chính sách đãi ngộ cịn có những hạn chế như: Thù lao của giáo viên dạy vượt giờ chưa thực hiện được theo qui định, phụ cấp tăng thêm còn khá khiêm tốn; cơng tác thi đua khen thưởng cịn mang tính hình thức; các chính sách đãi ngộ khác như hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, thăm quan, trang thiết bị phục vụ làm việc, nhà ở…còn nhiều hạn chế (23% ý kiến cho rằng chưa tốt). Kết quả đánh giá của giáo viên đồng nhất với những nghiên cứu về thực trạng của tác giả đã phân tích ở trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm phú thọ (Trang 75 - 80)