Xây dựng qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm phú thọ (Trang 34 - 35)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

1.5. Các nội dung cơ bản của quản lý đội ngũ giáo viên

1.5.1. Xây dựng qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên

Quy hoạch phát triển ĐNGV là bản kế hoạch tổng thể phát triển ĐNGV trong một lĩnh vực thời gian quy hoạch. Từ kết quả khảo sát, đánh giá ĐNGV, điểm mạnh, điểm yếu; những cơ hội và nguy cơ về số lượng, chất lượng, cơ cấu, việc bố trí sử dụng, chế độ, chính sách đãi ngộ, sự chuyển tiếp giữa các thế hệ, các tiêu chí, tiêu chuẩn định mức lao động, từ đó đưa ra các quan điểm, mục tiêu, phương hướng, những biện pháp phát triển và quy mô cần đạt tới trong tương lai.

Về số lượng GV cho từng nghề, từng bậc học, thậm chí từng mơn học trên cơ sở xác định tỷ lệ học sinh/GV hoặc số giờ chuẩn( giờ định mức) của một GV/năm.

Về chất lượng, cơ cấu ĐNGV, phải đảm bảo trình độ chuẩn của một GV nói chung và trình độ cần có để có thể đáp ứng việc mở rộng, phát triển quy mơ, cũng như cơ cấu trình độ đào tạo của nhà trường hiện tại và trong tương lai; tỷ lệ hợp lý cần có giữa các trình độ tiến sỹ, thạc sỹ, kỹ sư, cử nhân, nghệ nhân, thợ bậc cao. Qui hoạch cần quan tâm đến việc tạo nguồn, chuẩn bị tuyển dụng, đào tạo, đề bạt các lớp giáo viên kế cận trong từng giai đoạn phát triển của nhà trường.

Việc khảo sát đánh giá thực trạng có thể thực hiện bởi một số việc làm cụ thể rà soát thẩm định văn bằng chứng chỉ của ĐNGV nhằm khẳng định các chuẩn mực đã đạt được và làm căn cứ cho việc xây dựng cơ cấu trình độ; cơ cấu độ tuổi, cơ cấu ngành nghề… tối ưu cho từng giai đoạn phát triển của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm phú thọ (Trang 34 - 35)