Nâng cao nhận thức về văn hóa doanhnghiệp

Một phần của tài liệu xây dựng văn hóa doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ để đáp ứng yêu cầu hội nhập nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp điển hình của tập đoàn tài chính bảo hiểm bảo việt (Trang 71 - 73)

- Trách nhiệm với xã hộ

2.1.2.Nâng cao nhận thức về văn hóa doanhnghiệp

DOANHNGHIỆP LĨNH VỰC DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM

2.1.2.Nâng cao nhận thức về văn hóa doanhnghiệp

Theo những phân tích đã đưa ra, hiện nay việc nhận thức một cách đúng đắn về khái niệm cũng như vai trò của VHDN đối với sự phát triển của một doanh nghiệp vẫn chưa thực sự đúng đắn và được quan tâm nhiều bởi chính bản thân các doanh nghiệp. Việc nhận thức sai lệch, không đầy đủ về VHDN dẫn đến việc các doanh nghiệp chưa biết vận dụng hai điều này để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình. Vì vậy, Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động nghiên cứu, tuyên truyền về vai trò của VHDN. Trong việc này, các phương tiện thông tin đại chúng đóng một vai trò quan trọng. Sự xuất hiện thường xuyên của các bài báo, các cơng trình nghiên cứu với cách nhìn sâu sắc và thấu đáo hơn về vấn đề VHDN sẽ giúp nâng cao trình đợ nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về vấn đề này.

Một điều đặc biệt quan trọng đó là khơi dậy tinh thần kinh doanh trong nhân dân, khuyến khích mọi người, mọi thành phần kinh tế cùng hăng hái tìm cách làm giầu cho mình và cho đất nước. Xoá bỏ quan niệm cho kinh doanh là xấu, coi thường thương mại, chỉ coi trọng quan chức, khơng coi trọng thậm chí đớ kỵ doanh nhân. Xoá bỏ tâm lý ỉ lại, dựa vào bao cấp của Nhà nước, đề cao những nhân tố mới trong kinh doanh, những ý tưởng sáng tạo, sáng kiến tăng năng xuất lao động, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá. Tôn vinh những doanh nhân năng động, sáng tạo, kinh doanh đạt hiệu quả cao, có ý chí vươn lên, làm rạng rỡ thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới.

Trong thực tế, trải qua những năm đổi mới, bằng thể nghiệm của bản thân cũng như của mỡi gia đình, ngày nay, nhân dân ta đã thấy rõ việc chuyển đổi từ kế hoạch hoá tập trung sang thể chế kinh tế thị trường là tất yếu; thái độ của dân chúng đối với kinh tế thị trường là thái độ thiện cảm. Vấn đề còn lại là các cơ quan Nhà nước phải tiếp tục thay đổi tư duy quản lý, đề xuất những chủ trương, chính sách quản lý đủ mạnh để khuyến khích hơn nữa tinh thần kinh doanh trong các thành phần kinh tế, tạo môi trường thuận lợi về thể chế và tâm lý xã hội cho sự phát triển kinh tế tư nhân, xoá bỏ sự phân biệt đối xử đối với kinh tế tư nhân kể cả trong tư duy cũng như trong các chủ trương, chính sách cụ thể.

Không chỉ các phương tiện thông tin đại chúng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp mà các chính sách và đường hướng phát triển của Nhà nước cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong công cuộc này. Hiện nay, nghị quyết TW5 về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đang dần đi vào cuộc sống, trong khi đó văn hóa của một doanh nghiệp thực chất có thể coi là nền văn hóa xã hợi thu nhỏ, vì vậy chú trọng VHDN cũng chính là chú trọng xây dựng và củng cớ văn hóa xã hợi. Khi nhận thức của tồn xã hợi

được tăng lên thì ý thức về văn hóa và đạo đức cũng theo đó được nâng cao. Như vậy, những biện pháp khún khích của Nhà nước sẽ là mợt lực đẩy rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Truyền đạt kiến thức về văn hoá doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh trong các trường kinh tế. Đây cũng có thể coi là một biện pháp hữu hiệu để tuyên truyền kiến thức về VHDN đến với tầng lớp những nhà lãnh đạo doanh nghiệp trẻ trong tương lai.

Hiện nay, troang các trường đại học dạy kinh doanh nói chung và trường đại học Ngoại Thương nói riêng, sinh viên chủ yếu được học về nghiệp vụ, kỹ thuật kinh doanh là chủ yếu chứ ít khi được dậy về cách ứng xử trong hoạt động kinh doanh, và càng hiếm được dạy về cách ứng xử có đạo đức và văn hoá doanh nghiệp. Do vậy, việc giảng dạy VHDN, đạo đức nghề nghiệp là thực sự cần thiết.

Việc giảng dạy VHDN sẽ giúp cho những doanh nhân tương lai thấy đựợc những hoàn cảnh đạo đức mà anh ta rơi vào và những giải pháp tối ưu anh ta cần thực hiện trong những trường hợp như vậy. Đồng thời có những kiến thức cần thiết để tạo dựng bầu khơng khí văn hoá trong doanh nghiệp mình. Việc giảng dạy như vậy sẽ giúp những doanh nhân tương lai thấy được vai trò của đạo đức trong kinh doanh, thấy được những cách thức kinh doanh hợp đạo lý, thấy được trách nhiệm với xã hợi, thấy được lợi ích trong dài hạn đới chọi với lợi ích trong ngắn hạn.

Giảng dạy văn hoá, đạo đức kinh doanh sẽ tạo ra một đợi ngũ doanh nhân chân chính, là cơ sở để phát huy nhân tố con người, yếu tố góp phần tạo bầu khơng khí VHDN, và là nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Một phần của tài liệu xây dựng văn hóa doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ để đáp ứng yêu cầu hội nhập nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp điển hình của tập đoàn tài chính bảo hiểm bảo việt (Trang 71 - 73)