Giải pháp từ phía Nhà Nước

Một phần của tài liệu xây dựng văn hóa doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ để đáp ứng yêu cầu hội nhập nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp điển hình của tập đoàn tài chính bảo hiểm bảo việt (Trang 69 - 71)

- Trách nhiệm với xã hộ

2.1.Giải pháp từ phía Nhà Nước

DOANHNGHIỆP LĨNH VỰC DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM

2.1.Giải pháp từ phía Nhà Nước

2.1.1.Tạo môi trường pháp lý thuận lợi, công bằng cho các doanh nghiệp

Có thể nói, môi trường pháp lý thuận lợi là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng VHDN ở Việt Nam. Qua phần thực trạng ta thấy, hiện tại Việt Nam vẫn tồn tại nhiều yếu tố bất lợi cho sự phát triển như: thói quen “đi cửa sau”, giải quyết mọi công việc bằng quan hệ chứ chưa dựa trên hiệu quả công việc. Đây được coi là hậu quả của một môi trường pháp lý chưa ổn định và hồn thiện. Các chính sách đưa ra chưa nhất quán, tạo nhiều khe hở cho các hoạt động phạm pháp. Mà như đa phân tích ở trên, VHDN chịu ảnh hưởng rất lớn từ VHDT, nhà lãnh đạo và những giá trị học hỏi từ bên ngồi. Như vậy, mơi trường kinh doanh đóng mợt vai trò quan trọng trong sự hình thành VHDN.

Thời gian gần đây, với những nỡ lực của chính phủ, chúng ta đã có những cải thiện đáng kể trong công tác xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp. “Năm 2007, Việt Nam có môi trường đầu tư tốt nhất từ trước tới nay” là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch- Đầu tư Võ Hồng Phúc khi đánh giá về môi trường đầu tư- kinh doanh tại Việt Nam trong năm qua. Kết luận này được đưa ra dựa trên những ý kiến phản hồi từ các

doanh nghiệp trong và ngoài nước, theo đó “Các nhà đầu tư không còn phàn nàn nhiều. Chỉ số cạnh tranh của Việt Nam qua điều tra trong nước và quốc tế đều tăng mạnh”.

Trong con mắt của “người mới đến” Ajay Chhibber như cách nói của chính ơng- tân Giám đớc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, năm 2007 là một năm đáng ghi nhận của Việt Nam. Với tư cách là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã là một địa chỉ đầu tư hấp dẫn, và phản ứng từ cộng đồng doanh nghiệp là rất tích cực. Theo đó Báo cáo Triển vọng Đầu tư Thế giới của UNCTAD xếp hạng Việt Nam là địa điểm hấp dẫn đầu tư đứng thứ 6 trên thế giới. Hội đồng Doanh nghiệp châu Á xếp Việt Nam thứ ba về hấp dẫn đầu tư đới với các tập đồn Châu Á trong năm 2007 – 2009.

Điều tra của Ban Thư ký Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thực hiện trên 234 doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng cho thấy, môi trường kinh doanh trong năm 2007 khả quan hơn năm ngoái. Nhận định này cũng tương đồng với Báo cáo Môi trường kinh doanh 2008 do Ngân hàng Thế giới và Tập đồn Tài chính Q́c tế phát hành trong đó xếp hạng Mức độ thuận lợi về môi trường kinh doanh ở Việt Nam tăng 3 bậc, lên hạng 91 trong năm nay. Với những kỳ vọng lạc quan trong một vài năm tới, 90% số doanh nghiệp đang đầu tư tại Việt Nam cho biết, đã có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Việt Nam. Các doanh nghiệp được điều tra (cả trong và ngoài nước) đều nhận định triển vọng kinh tế thuận lợi, mở cửa thị trường và cải cách do Việt Nam gia nhập WTO và tăng trưởng của thị trường trong nước là những lý do chính khiến doanh nghiệp mở rộng kinh doanh ở Việt Nam.

Tuy đã có những cải thiện đáng kể như vậy, xong môi trường kinh doanh của chúng ta vẫn còn những hạn chế nhất định. Nhận thức được điều đó, Chính phủ đã có những cam kết để cải thiện mạnh mẽ hơn nữa, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp. Khi đối thoại với

các doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cam kết, Chính phủ Việt Nam đã, đang và sẽ nỡ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh nhằm huy động tối đa các ng̀n lực trong và ngồi nước cho đầu tư phát triển. Việt Nam đang chuẩn bị các điều kiện thuận lợi nhất cho việc thu hút ở mức cao nhất và sử dụng hiệu quả nhất dòng vớn đầu tư nước ngồi đang tăng mạnh tại Việt Nam, trong đó có việc thực hiện hiệu quả và đúng lợ trình các cam kết song phương và đa phương trong quá trình hợi nhập q́c tế; tiếp tục hoàn thiện cơ chế thị trường, cải cách, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, hệ thớng tài chính, ngân hàng…”.

Cùng với vấn đề đào tạo nhân lực, Việt Nam cũng cam kết đẩy mạnh nâng cấp cơ sở hạ tầng, đơn giản hoá vấn đề giấy tờ, thủ tục và giảm bớt các điều kiện về thuê đất đai, mặt bằng kinh doanh.

Với những cam kết mạnh mẽ nêu trên của Chính phủ, tin rằng những hạn chế của mơi trường kinh doanh Việt Nam sẽ từng bước được cải thiện, trở thành một nơi có môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn trong những năm sắp tới.

Một phần của tài liệu xây dựng văn hóa doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ để đáp ứng yêu cầu hội nhập nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp điển hình của tập đoàn tài chính bảo hiểm bảo việt (Trang 69 - 71)