Có những giá trị VHDN không thuộc về VHDT, cũng không phải do nhà lãnh đạo sáng tạo ra mà do tập thể nhân viên trong doanh nghiệp tạo dựng nên, được gọi là những kinh nghiệm học hỏi được. Chúng hình thành hoặc vơ thức hoặc có ý thức và ảnh hưởng của chúng đến hoạt đợng của doanh nghiệp có thể tích cực cũng có thể là tiêu cực. Hình thức của những kinh nghiệm học hỏi được thường rất phong phú, phổ biến là:
* Những kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp có được khi xử lý các vấn đề chung. Chúng được tuyên truyền phổ biến trong tồn cơng ty, và tiếp tục được truyền lại cho các thế hệ nhân viên mới. Đó có thể là những kinh nghiệm về giao dịch với khách hàng, về phục vụ theo yêu cầu của khách hàng, cũng có thể là kinh nghiệm ứng phó với ban lãnh đạo, kinh nghiệm trong việc tiếp nhận những thay đổi…
* Những giá trị học hỏi được từ những doanh nghiệp khác. Đó là kết quả
của quá trình nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đới thủ cạnh tranh, của những chương trình giao lưu giữa các doanh nghiệp trong mợt nghành, của những khóa đào tạo mà doanh nghiệp này mở ra cho nhân viên ở doanh nghiệp khác tham gia… Thông thường là: ban đầu có một nhóm nhân viên của doanh nghiệp tiếp thu những giá trị và truyền lại cho đồng nghiệp khác hoặc những người này tự ý tiếp thu chúng ….Sau một thời gian các giá trị này trở thành “tập quán” chung cho toàn doanh nghiệp.
* Những giá trị văn hóa được tiếp nhận trong quá trình giao lưu với nền
văn hóa khác. Đây là trường hợp phổ biến đối với các doanh nghiệp gửi nhân
là người nước ngồi…Ví dụ người lao đợng phương Tây có thể học hỏi tinh thần làm việc tập thể của người Nhật, người Ả Rập học hỏi thói quen đúng giờ của người Mỹ. Người sáng lập ra công ty Wal-mart ( Mỹ ), Sam Walton, khi thăm quan một xưởng sản xuất bóng tennis ở Hàn Quốc, đã rất ấn tượng bởi cách công nhân ở đây bắt đầu ngày làm việc cả mình bằng những bài thể dục mềm dẻo theo nhóm và vài câu chuyện hài hước. Ông gọi đây là “ triết lý huýt sáo trong khi làm việc ”( Whistle while you work philosophy ), và đã áp dụng nó cho cơng ty của mình. Giờ đây, mỗi buổi sáng tại các cửa hàng của Walmart, các nhân viên lại tụ họp lại và bắt đầu ngày làm việc bằng những câu chuyện vui vẻ, hài hước. Chính cách thức như vậy đã giúp cho các nhân viên tăng thêm niềm hứng khởi, nhiệt thành với công việc và cũng nhắc nhở họ luôn nghĩ đến nhiệm vụ tối cao của mình là làm hài lòng khách hàng.
* Những giá trị do một hay nhiều thành viên mới đến mang lại. Việc tiếp
nhận những giá trị này thường trải qua một thời gian dài, một cách có ý thức hoặc vơ thức. Ví dụ khi chưa có nhân viên này, doanh nghiệp chưa có thói quen giải quyết khiếu nại của khách hàng trong vòng 24h ( thói quen của nhân viên mới ). Do thực hiện tốt công việc, nhân viên đó được khách hàng gửi thư khen ngợi, được giám đốc khen thưởng. Các nhân viên khác cũng noi gương đó, dẫn đến hình thành nên nét văn hóa mới trong doanh nghiệp.
* Những xu hướng hoặc trào lưu xã hội. Xu hướng sử dụng điện thoại di
động, xu hướng thắt cà vạt khi đến nơi làm việc, học ngoại ngữ tin học…Mợt ví dụ rất điển hình là ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang thực hiện máy tính hóa và sử dụng thư điện tử trong công việc. Phong cách làm việc của nhân viên cũng thay đổi theo đó, trước kia, mọi việc cần trao đổi đều phải qua gặp mặt trực tiếp hoặc điện thoại. Nhưng giờ đây, người ta có thể trao đổi mọi công việc với đồng nghiệp hoặc đối tác qua thư điện tử, vừa nhanh gọn lại vừa tiết kiệm chi phí. Nền văn hóa điện tử đang dần hình thành, trong đó đòi
hỏi kỹ năng sử dụng máy tính, hiểu biết về mạng Internet của các thành viên ngày càng cao.
Nhìn chung khó có thể thớng kê hết các hình thức của các kinh nghiệm học hỏi được trong doanh nghiệp, chỉ biết rằng, những kinh nghiệm này có sự góp mặt rất ít của nhà lãnh đạo, phần lớn chúng do tập thể nhân viên tạo ra. Những nhà lãnh đạo khôn ngoan là những người biết các ứng xử với những kinh nghiệm này để đạt hiệu quả quản trị cao, tạo nên môi trường văn hóa hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của doanh nghiệp.