Một số nguyên tắc phê duyệt tín dụng tại Ngân hàng Agribank

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng agribank CN up (Trang 141)

AGRIBANK

1. Cấp nào quyết định phê duyệt TD thì cấp đó có quyền quyết định các vấn đề phát

sinh từ khoản cấp TD đó (bổ sung TSBĐ, thay đổi lãi suất/ phí trong phạm vi thẩm quyền được phê duyệt thay đổi,…) và được quy định chi tiết tại Quy chế phê duyệt TD trừ các trường hợp sau:

- Việc miễn, giảm nợ lãi, nợ phí thực hiện theo Quy chế miễn, giảm nợ lãi, nợ phí

do Ngân hàng Agribank ban hành tại từng thời kỳ;

- Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ (Gia hạn/ Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ) của KH có

nợ có vấn đề, hoặc việc phân luồng xử lý Nợ có vấn đề: Do các cấp xử lý nợ theo Quy chế phê duyệt Xử lý nợ quyết định.

- Việc cấp hạn mức/ cho vay Tái cấu trúc (đối với Nợ có vấn đề): Thẩm quyền

tương tự việc cấp hạn mức/ cho vay ban đầu (trừ Ban TD chi nhánh và CGPD cấp 2 không thực hiện phế duyệt Tái cấu trúc) nhưng hồ sơ trình thơng qua phịng Quản lý nợ và Tái cấu trúc (Khối Quản trị rủi ro) trước khi trình cấp phê duyệt cho vay (từ các CGGD cấp 1 trở lên) quyết định.

2. Việc cấp TD cầm cố bằng sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do các tổ chức TD khác phát

hành phải được CGPD cấp A trở lên phê duyệt.

3. Hạn mức phê duyệt TD theo quy chế này được tính bằng đồng Việt Nam. Trường

hợp cấp TD bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bán ngoại tệ khoản bình quân của Ngân hàng Agribank tại từng thời điểm phê duyệt TD.

4. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các cấp được giao thẩm quyền phê duyệt TD

theo Quy chế này phải bám sát các chiến lược, chủ trương cũng như các quy định của HĐQT về TD trong từng thời kỳ.

5. Các thành viên Hội đồng TD cao cấp, Hội đồng TD khu vực, Ban TD và các cá

nhân khác được giao thẩm quyền phê duyệt TD chịu trách nhiệm về việc tuân thủ các quy định của Nhà nước và của VP Bank về TD. Khi tham gia phê duyệt TD theo chế độ làm việc tập thể, các cá nhân tham gia phê duyệt có quyền bảo lưu đối với các vấn đề mà mình khơng đồng ý.

6. Các cấp phê duyệt TD dựa trên nội dung tờ trình của cán bộ nghiệp vụ và bảo lãnh đơn vị trình cấp TD và ý kiến của phịng Tái thẩm định (nếu có) hoặc dựa trên hồ sơ được các đơn vị cung cấp qua hệ thống luân chuyển hồ sơ và hệ thống chấm điểm KH. Các cán bộ nghiệp vụ và lãnh đạo đơn vị trình cấp TD có trách nhiệm trình bày đầy đủ các nội dung cần thiết và nêu ý kiến đề xuất cụ thể theo các quy định về cấp TD tại Ngân hàng Agribank, quy trình nghiệp vụ TD và các tài liệu hướng dẫn khác của Ngân hàng Agribank để làm căn cứ phê duyệt. Nếu nội dung tờ trình khơng đầy đủ/ khơng đúng sự thật hoặc hồ sơ được các đơn vị cung cấp qua hệ thống luân chuyển hồ sơ và hệ thống chấm điểm KH có sai sót, khơng đúng sự thật dẫn đến rủi ro thất thoát vốn của Ngân hàng Agribank thì các cán bộ, nhân viên liên quan phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Ngân hàng Agribank và trước Pháp luật.

7. Khi một khoản TD trở thành Nợ có vấn đề, tấc cả những người đã tham gia đề

xuất và phê duyệt khoản TD này đều có trách nhiệm liên quan. Trường hợp những người liên quan (đề xuất/ phê duyệt) khơng thực hiện đúng các quy trình, quy chế, quy định về TD gây ra Nợ có vấn đề thì sẽ phải chịu các hình thức xử lý theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Agribank.

8. Khi các đơn vị trình hồ sơ phê duyệt TD cho các KH thuộc một trong các trường

hợp sau đây, thì phải được coi là một KH và phải cộng gọp tổng giá trị các khoản cấp TD cho tất cả các KH này tính đến thời điểm trình phê duyệt cấp TD để xác định thẩm quyền phê duyệt với một KH (đối với các khoản vay đã giải ngân hết số tiền vay thì tính theo dư nợ thực tế còn lại tại thời điểm phê duyệt):

- KHCN là bố, mẹ, vợ, chồng, con cùng nhau;

- Chủ DN tư nhân và DN tư nhân;

- Thành viên hợp danh của Công ty hợp danh với công ty hợp danh;

- Các doanh nghiệp có quan hệ sở hữu từ 51% trở lên vốn điều lệ của nhau;

- Cá nhân và doanh nghiệp mà cá nhân đó (hoặc vợ/chồng của họ) sở hữu 51%

vốn điều lệ trở lên.

9. Các khoản cấp TD sau đây được loại trừ, khơng tính vào hạn mức phê duyệt:

- Khoản cấp TD thông qua nghiệp vụ mua lại (chiết khấu miễn truy địi) giấy tờ

có giá của Ngân hàng Agribank, tín phiếu NHNN, trái phiếu Kho Bạc, trái phiếu cơng trình trung

ương, cơng trái xây dựng tổ quốc, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương;

- Phần giá trị khoản cấp TD được bảo đảm bằng ký quỹ, cầm cố bằng tiền gửi tại

Ngân hàng Agribank hoặc giấy tờ có giá do Ngân hàng Agribank phát hành;

- Phần vốn đồng tài trợ, nhận ủy thác của tổ chức khác.

10. Mức phán quyết tối đa của từng cấp phê duyệt nêu tại Quy chế này là mức phán

quyết đối với một KH. Đối với nhóm KH có liên quan, mức phán quyết khơng vượt q 200% mức phán quyết tối đa đối với một KH, trừ các trường hợp quy định tại khoản 7 điều này (phải tính gộp như một KH, khơng tính 200% như đối với nhóm KH liên quan).

11. Thành viên hội đồng TD/Ban TD có liên quan tới khoản TD đang xem xét không

được quyền tham gia biểu quyết các vấn đề liên quan tới khoản TD này. Cá nhân có thẩm quyền phê duyệt TD liên quan (bao gồm cả trường hợp KH đề nghị cấp TD là bố, mẹ, vợ/ chồng con của cán bộ có thẩm quyền phê duyệt TD) tới khoản TD đang xem xét thì khoản TD đó phải chuyển lên cấp phê duyệt cao hơn

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng agribank CN up (Trang 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)