Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2021 2012
Số dư đầu năm 8.528 33.035 52.872 53.732 101.469
Dự phịng trích lập trong năm 46.366 46.352 21.037 125.801 293.089 Hoàn nhập dự phòng trong năm (21.859) (18.589) (20.177) (24.171) (26.237)
Sử dụng dự phòng - (7.926) - (53.893) (244.675)
Số dư cuối năm 33.035 52.872 53.732 101.469 123.646
(Nguồn: Báo cáo kiểm toán hợp nhất Ngân hàng Agribank năm 2018->2012)
2.3 Thực trạng năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam
Thịnh Vượng
2.3.1 Bộ máy quản trị, điều hành hệ thống quản trị rủi ro
Hội đồng quản trị
HĐQT chịu trách nhiệm cuối cùng và cao nhất về chất lượng, hiệu quả quản trị rủi ro và mức độ rủi ro. HĐQT có vai trị quan trọng trong việc duy trì và phát triển hệ thống quản trị rủi ro.
Định kỳ hàng năm hoặc khi cần thiết rà soát, phê duyệt và chỉnh sửa chiến lược, chính sách quản trị rủi ro và các giới hạn rủi ro trọng yếu; chỉ đạo xử lý kịp thời những yếu kém, khuyến nghị phát hiện qua các báo cáo của TGĐ, Ban kiếm soát, Khối Kiểm toán nội bộ, Khối Quản trị rủi ro, Cơng ty kiểm tốn và khuyến nghị của các cơ quan có thẩm quyền; dảm bảo Ban điều hành, các cán bộ quản lý và nhân viên các cấp hiểu rõ các loại rủi ro trong hoạt động; đảm bảo NH có đủ nguồn lực và sử dụng các phương pháp thích hợp để thực hiện chiến lược, chính sách quản trị rủi ro.
Ủy ban Quản trị rủi ro
Ủy ban Quản trị rủi ro do HĐQT thành lập, là bộ phận giúp việc cho HĐQT và thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thiết lập bảng giới hạn rủi ro và mức chịu đựng rủi ro cho tất cả các loại rủi ro;
- Định kỳ xem xét, chỉnh sửa chiến lược và giới hạn rủi ro để phù hợp với chiến
lược kinh doanh từng thời kỳ;
- Đảm bảo NH có đủ cơ sở vốn trong những tình huống căng thẳng;
- Xem xét, quyết định mức độ trích dự phịng;
- Xem xét, quyết định việc thay đổi cơ cấu tổ chức rủi ro để phù hợp với các yêu
cầu về quản trị rủi ro của các cơ quan quản lý;
- Nhận và xem xét các báo cáo của Khối quản trị rủi ro về tình hình rủi ro tổng
thể và các biện pháp quản trị của Ngân hàng Agribank.
Tổng giám đốc
Xây dựng chiến lược, chính sách, quy định về quản trị rủi ro và các giới hạn rủi ro trình HĐQT xem xét, phê duyệt; đảm bảo chiến lược, chính sách, quy trình quản trị rủi ro và các giới hạn rủi ro được xây dựng đồng bộ và phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro;
Xây dựng và triển khai các quy trình và phương pháp nhận dạng, đo lường, đánh giá, theo dõi và kiểm soát rủi ro;
Đảm bảo tất cả các cán bộ tn thủ chiến lược, chính sách, quy trình quản trị rủi ro; Thiết lập và duy trì hệ thống thơng tin quản trị phù hợp với yêu cầu quản trị rủi ro và yêu cầu thông tin, báo cáo cho HĐQT, NHNN;
Định kỳ hàng năm hoặc khi cần thiết, rà soát, đánh giá mức độ đầy đủ và hiệu quả của chiến lược, chính sách, quy trình quản trị rủi ro, các giới hạn rủi ro và khuyến nghị HĐQT các thay đổi cần thiết.
Khối quản trị rủi ro
Khối quản trị rủi ro bao gồm các bộ phận có chức năng kiểm sốt rủi ro, thực hiện việc thiết lập các chiến lược, chính sách, quy trình quản trị rủi ro, các giới hạn rủi ro và thực hiện việc nhận dạng, đo lường, theo dõi, kiếm soát, báo cáo rủi ro.
Khối quản trị rủi ro có trách nhiệm đảm bảo hệ thống quản trị rủi ro được thực hiện theo các quy định của chính sách quản trị rủi ro.
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Khối Quản trị rủi ro
Ban kiểm soát
Giám sát và đánh giá việc thực hiện các chiến lược, chính sách, quy trình quản trị rủi ro và giới hạn rủi ro, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định của Điều lệ Ngân hàng Agribank và phù hợp với các chiến lược kinh doanh từng thời kỳ.
Thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ về quản trị rủi ro.
Khối kiểm toán nội bộ
Thực hiện rà soát, đánh giá độc lập về việc chấp hành các chính sách, pháp luật về tiền tệ và NH, việc chấp hành quy định nội bộ của Ngân hàng Agribank, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ;
Đánh giá chất lượng, hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro, đánh giá việc triển khai các chính sách và quy trình quản trị rủi ro bao gồm cả các quy trình được thực hiện bằng hệ thống thông tin điện tử;
Kết quả kiểm toán nội bộ phải được báo cáo kịp thời cho HĐQT, Ban kiểm sốt và gửi TGĐ.
Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Khối Kiểm tốn nội bộ 2.3.2 Chính sách tín dụng
2.3.2.1 Định hướng tín dụng
Định hướng TD của Ngân hàng Agribank được ban hành theo năm tài chính và có thể điều chỉnh. Định hướng TD hàng năm được xây dựng phù hợp với mục tiêu hoạt động TD của hệ thống, tuân thủ các quy định của NHNN từng thời kỳ và xu hướng chung của nền kinh tế. Định hướng TD là cơ sở để các đơn vị kinh doanh nâng cao hiệu quả hoạt động và cạnh tranh trên thị trường.
Các nội dung chính trong định hướng TD liên quan đến:
- Hạn mức tăng trưởng TD hàng năm. Thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng TD theo quy
định của NHNN, điều hòa một cách hợp lý chỉ tiêu tăng trưởng TD trong nội bộ NH, tránh tình trạng nơi thừa, nơi thiếu về chỉ tiêu tăng trưởng TD. Kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực khơng khuyến khích theo chủ trương của NHNN.
- Quản lý danh mục khoản vay. NH chỉ cấp TD cho các phương án, dự án vay vốn
có hiệu quả kinh tế, có nguồn thu bảo đảm trả nợ NH cả gốc và lãi. Không cấp TD cho các phương án, dự án thuộc đối tượng chính sách; hoặc các phương án, dự án không hiệu quả, không đảm bảo nguồn thu trả nợ NH. Đặc biệt, không cấp TD cho các phương án, dự án thuộc các lĩnh vực đầu tư mạo hiểm hoặc công nghệ quá phức tạp mà nhân viên NH khơng đủ trình độ để đánh giá mức độ rủi ro.
tài sản được nhận, không được nhận hoặc hạn chế nhận làm TSBĐ vay vốn tại NH. Đối với những sản phẩm vay rủi ro cao hoặc khơng được khuyến khích theo chủ trương của NHNN, NH sẽ thực hiện cấp TD với điều kiện hạn chế thông qua việc điều chỉnh tỷ lệ cho vay tối đa trên TSBĐ.
- Định hướng chất lượng TD. NH chỉ cấp TD cho các KH đáp ứng đầy đủ các điều
kiện TD và phù hợp với định hướng chiến lược KH từng thời kỳ. Ưu tiên cấp TD cho các KH là DN vừa và nhỏ, các cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu ở đô thị. Thực hiện chế độ cập nhật, lưu trữ thông tin KH, thường xuyên đánh giá chất lượng TD của KH để chọn lọc KH tốt, hạn chế phát triển KH có kết quả xếp hạng TD thấp do rủi ro TD cao.
- Chính sách lãi suất và phí linh hoạt. Đối với KH có mức độ rủi ro thấp theo kết
quả chấm điểm xếp hạng TD; hoặc KH có quan hệ TD lâu; KH sử dụng nhiểu sản phẩm dịch vụ của NH sẽ được áp dụng chính sách lãi suất và phí thấp hơn biểu phí quy định.
2.3.2.2 Giới hạn rủi ro tín dụng
Dựa trên mức độ rủi ro mà NH chấp nhận và mức lợi nhuận mà NH kỳ vọng đạt được tại mức độ rủi ro đó, Ngân hàng Agribank đã thiết lập các giới hạn rủi ro trong hoạt động TD bao gồm bảng giới hạn rủi ro tổng thể và bảng giới hạn rủi ro TD.
Bảng giới hạn rủi ro tổng thể
Cấu trúc của “Bảng giới hạn rủi ro tổng thể” bao gồm mục tiêu về các yếu tố quan trọng sẽ hướng đến. Các yếu tố quan trọng này được sắp xếp theo khuôn khổ CAMELS, gồm các yếu tố tổng hợp chung và các yếu tố thành phần về Chất lượng vốn (Capital); Chất lượng tài sản (Asset quality); Chất lượng quản lý (Management); Chất lượng thu nhập (Earnings quality); Chất lượng thanh khoản (Liquidity). Đối với mỗi chỉ tiêu, NH sẽ xác định các chuẩn mực phải đảm bảo và ngưỡng cảnh báo trong trường hợp có khả năng vi phạm các chuẩn mực đó. (Phụ lục 01)
Bảng giới hạn rủi ro TD
Bảng giới hạn rủi ro TD giúp các đơn vị kinh doanh có định hướng về những đối tượng cấp TD mà NH khơng ưu tiên cấp trong từng thời kỳ; từ đó các đơn vị có thể
sàng lọc KH, lựa chọn những đối tượng KH phù hợp nhất để cung cấp dịch vụ nhằm đạt được hiệu quả tối ưu và bảo đảm an toàn cho hoạt động TD của Ngân hàng
Agribank.
Bảng giới hạn rủi ro TD bao gồm ba cấp độ:
- “Không cấp TD” là những trường hợp NH không cấp TD cho KH.
- “Khơng khuyến khích” là những trường hợp NH khơng khuyến khích cấp
TD cho KH.
- “Thận trọng” là những trường hợp các đơn vị kinh doanh, các cá nhân/bộ
phận thẩm định, phê duyệt cần thận trọng hơn khi cấp TD cho KH.
- Những trường hợp không thuộc các cấp độ nêu trên thì các đơn vị có thể
cấp TD bình thường trên cơ sở tuân thủ đúng các quy định về cấp TD của pháp luật, của NHNN và của Ngân hàng Agribank.
Bảng giới hạn rủi ro TD đối với KHDN xác định ba cấp độ cấp TD cho KH dựa trên các tiêu chí: đối tác giao dịch, ngành nghề kinh doanh của KH, mục đích cấp TD, TSBĐ, kỳ hạn vay. (Phụ lục 02)
Bảng giới hạn rủi ro TD đối với KHCN xác định ba cấp độ cấp TD cho KH theo từng loại sản phẩm: sản phẩm cho vay khơng có TSBĐ và sản phẩm cho vay có TSBĐ. Các tiêu chí được xây dựng bao gồm: đối tác giao dịch, mục đích cấp TD, thu nhập/nguồn trả nợ, TSBĐ, kỳ hạn vay, loại tiền vay, giá trị khoản vay, ngành nghề kinh doanh của KH. (Phụ lục 03)
2.3.3 Quy trình nghiệp vụ tín dụng 2.3.3.1 Bộ máy phê duyệt tín dụng 2.3.3.1 Bộ máy phê duyệt tín dụng
Trong khuôn khổ dự án chuyển đổi, Ngân hàng Agribank đang triển khai thực hiện phân tách chức năng và phân cấp thẩm quyền phê duyệt.
Mọi quyết định phê duyệt TD được phê duyệt theo 2 hình thức là phê duyệt cá nhân(các chuyên gia) và phê duyệt theo hình thức tập thể (hội đồng/ban).
Có hai hệ thống phê duyệt TD độc lập với nhau để đảm bảo khơng xung đột về lợi ích là hệ thống phê duyệt TD ban đầu và hệ thống phê duyệt tái cấu trúc khoản vay đối với các khoản vay có vấn đề.
của các bên liên quan đến việc ra quyết định TD, bao gồm ý kiến đề xuất, bảo vệ của Khối kinh doanh và ý kiến thẩm định của các bộ phận thuộc Khối hỗ trợ kinh doanh;
Tiến tới cơ chế phê duyệt TD tập trung tồn hệ thống theo một lộ trình thích hợp. Trong thời gian này, tùy theo hồn cảnh, NH có thể vẫn ủy quyền phê duyệt TD ở mức nhất định cho các Khối kinh doanh;
Việc giao mức phán quyết phê duyệt cho các cá nhân, hội đồng TD tuân theo nguyên tắc:
- Phù hợp với quy mô TD từng thời kỳ;
- Phù hợp với đặc điểm của đối tượng KH (bán lẻ, DN, định chế tài chính…);
- Năng lực, trình độ và kinh nghiệm của cá nhân được giao mức phán quyết;
- Đảm bảo quy định rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm của các cấp phê duyệt
với các quyết định của mình;
- Đối với các hội đồng, phải đảm bảo xác lập rõ ràng các nguyên tắc biểu quyết;
- Đại diện các Khối/ Đơn vị kinh doanh được tham gia các Hội đồng TD tối thiểu
với tư cách bảo vệ cho khoản vay trước Hội đồng.
Bộ máy phê duyệt cấp TD tại Ngân hàng Agribank bao gồm 5 cấp như sau:
- Hội đồng tín dụng cấp cao
- Hội đồng tín dụng khu vực
- Chuyên gia phê duyệt
- Trung tâm xử lý tín dụng tập trung CPC
- Ban tín dụng tại Chi nhánh
Trong mỗi cấp phê duyệt, NH quy định cụ thể cơ cấu tổ chức, thẩm quyền phê duyệt tín dụng, hạn mức phê duyệt tín dụng. (Phụ lục 10)
2.3.3.2 Nguyên tắc thẩm định và phê duyệt các khoản cấp tín dụng
Trước khi phê duyệt một khoản cấp TD, cần phải phân tích, đánh giá các rủi ro có liên quan, đặc biệt là khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của KH, rủi ro đối tác, rủi ro quốc gia và rủi ro ngành.
Sử dụng phương pháp phân loại rủi ro trong quá trình thẩm định và phê duyệt quyết định TD. Trường hợp sử dụng kết quả phân tích, đánh giá rủi ro từ một nguồn
bên ngồi thì phải kiểm tra chất lượng nguồn này trước khi phê duyệt bất kỳ một khoản cấp TD nào. Trong mọi trường hợp thì nguồn đánh giá từ bên ngoài phải độc lập với bên được cấp TD.
Trước khi phê duyệt một khoản cấp TD, cần đánh giá giá trị TSBĐ và tính pháp lý của TSBĐ. Trường hợp giá trị TSBĐ phụ thuộc vào một bên thứ ba, sẽ đánh giá rủi ro đối tác của bên thứ ba này.
Ngân hàng Agribank đã lập ra các nguyên tắc phê duyệt tín dụng cụ thể. (Phụ lục 11)
2.3.3.3 Quy trình cấp tín dụng
Trong khn khổ dự án chuyển đổi Ngân hàng Agribank và McKinsey với sáng kiến phê duyệt TD tập trung, NH đã thiết kế và triển khai việc phê duyệt TD tập trung thông qua các Trung tâm xử lý TD (CPC) nhằm giải phóng thời gian cho cán bộ chi nhánh đi bán hàng, kiểm soát tốt hơn rủi ro TD cho NH. Quy trình phê duyệt TD tập trung được ban hành theo Quyết định số 5215/2021 QĐ-TGĐ ngày 22/10/2021 và áp dụng trong giai đoạn thí điểm tại chi nhánh Ngô Quyền, chi nhánh Đông Đô và các PGD trực thuộc hai chi nhánh này. Các chi nhánh chưa chính thức triển khai mơ hình xử lý TD tập trung thì vẫn áp dụng quy trình nghiệp vụ TD tại các chi nhánh có Ban TD theo Quyết định số 1504/QĐ-TGD ban hành ngày 30/10/2019 về “Quy trình nghiệp vụ TD tại các chi nhánh có Ban quản lý TD”.
Quy trình cấp tín dụng tại các Chi nhánh có Ban tín dụng
Quy trình cấp TD tại các Chi nhánh có Ban TD được thực hiện theo trình tự nhất định