Đánh giá tín dụng kết hợp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng agribank CN up (Trang 62 - 106)

A/O sử dụng “Bảng đánh giá TD kết hợp” để tiến hành đánh giá. Trong bảng này theo hàng ngang là các mức xếp hạng rủi ro của KH, chia thành 3 nhóm:

- Nhóm rủi ro thấp gồm các loại A+ và A

- Nhóm rủi ro trung bình gồm các loại B+ và B

- Nhóm rủi ro cao gồm các loại C+ và C

Theo hàng dọc là các mức xếp hạng đánh giá TSBĐ, cũng chia thành 3 nhóm:

- Nhóm TSBĐ “Mạnh”

- Nhóm TSBĐ “Trung bình”

- Nhóm TSBĐ “Yếu”

Kết quả đánh giá TD kết hợp là nằm ở ô giao điểm giữa mức xếp hạng rủi ro và mức xếp hạng TSBĐ của KH đó.

Bảng 2.12: Đánh giá tín dụng kết hợp Đánh giá tín dụng kết hợp Đánh giá tín dụng kết hợp

Xếp hạng rủi ro

A+ A B+ B C+ C

Rủi ro thấp Rủi ro trung bình Rủi ro cao

T SB Đ Mạnh Trung bình Xuất sắc Tốt Tốt Tru ng bình Trung bình Từ chối

Yếu Trung bình Từ chối

(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn Xếp hạng TD Ngân hàng Agribank năm 2003)

TD xét duyệt khoản TD. Dựa vào kết quả cụ thể của mỗi KH, A/O sẽ đề xuất ý kiến giải quyết theo hướng:

- Phê duyệt những khoản TD đạt kết quả đánh giá TD kết hợp từ “Trung bình”

trở lên. Ưu tiên những khoản TD có mức đánh giá “Tốt” và “Xuất sắc”.

- Áp dụng mức lãi suất và phí bình thường theo quy định hiện hành đối với các

KH loại “Trung bình”, và áp dụng lãi suất và phí giảm dần theo thứ tự ưu tiên đối với KH thuộc các loại: Trung bình =>Tốt => Xuất sắc.

Ngân hàng Agribank đã thiết kế mơ hình đánh giá rủi ro TD định tính (QCA) áp dụng cho các KH là DN vừa và nhỏ, và mơ hình chấm điểm TD (RSM) áp dụng cho các KHCN. Việc sử dụng các công cụ đánh giá rủi ro TD này sẽ đảm bảo một cách thức thẩm định rủi ro TD thống nhất trên tồn hệ thống NH. Các cơng cụ này cũng sẽ đem lại cho NH những cơng cụ để tính tốn sự đánh đổi liên quan tới rủi ro TD, tức là cho phép NH định giá chính xác các khoản TD và áp dụng tỷ lệ cho vay trên TSBĐ cao hơn đối với những KH có rủi ro thấp, v.v. Mơ hình chấm điểm TD mới được áp dụng trong Quy trình phê duyệt TD tập trung được ban hành theo Quyết định số 5215/2021 QĐ-TGĐ ngày 22/10/2021 và triển khai trong giai đoạn thí điểm tại chi nhánh Ngô Quyền, chi nhánh Đông Đô và các PGD trực thuộc hai chi nhánh này. Các chi nhánh chưa chính thức triển khai mơ hình xử lý TD tập trung thì vẫn áp dụng phiếu xếp hạng TD KH theo tài liệu đã ban hành năm 2003.

Hệ thống đánh giá rủi ro TD điện tử (Risk Rating Tool - RRT)

Hai công cụ chấm điểm áp dụng trong quy trình xét duyệt TD mới bao gồm: Mơ hình đánh giá rủi ro TD định tính (QCA) và Mơ hình chấm điểm KHCN (RSM).

QCA là công cụ chấm điểm dành cho KH là DN vừa và nhỏ (Phụ lục 07), cịn RSM là cơng cụ chấm điểm dành cho KHCN. RSM lại được chia ra làm 2 loại, một cho KHCN vay mua ô tô (Phụ lục 08), và một cho các KHCN vay khác (Phụ lục 09).

Quy trình đánh giá rủi ro TD điện tử RRT:

AO trả lời các câu hỏi QCA và RSM, rồi chuyển lên CPC;

Cán bộ Phân bổ hồ sơ phân bổ QCA/RSM đã hoàn thành cho CO;

và danh mục các tiêu chí loại ngay, đưa ra quyết định loại bỏ hồ sơ nếu:

 Điểm QCA thô cho thấy xác suất không trả được nợ của KH (PD) cao hơn

so với mức quy định.

 Hồ sơ phạm phải bất cứ tiêu chí nào trong danh mục các tiêu chí loại ngay.

 Nếu KH có nợ quá hạn thuộc nhóm ba hoặc từ nhóm ba trở lên trong vòng

một năm trở lại đây, CO loại bỏ hồ sơ đề nghị cấp TD và thông báo ngay cho KH. Đối với những thông tin tiêu cực khác trên báo cáo CIC, CO cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cho hồ sơ đề nghị cấp TD đi tiếp.

Dựa vào điểm QCA cuối cùng, kết quả đánh giá TSBĐ, CO rút ra kết luận cuối cùng về chất lượng khoản TD theo bảng đánh giá TD kết hợp. (Phụ lục 12)

2.3.5 Điều kiện về bảo đảm tiền vay và quy trình định giá tài sản bảo đảm

Ngân hàng Agribank ban hành danh mục các loại tài sản được chấp nhận làm TSBĐ cho các khoản TD và danh mục các loại tài sản không được Ngân hàng Agribank chấp nhận làm TSBĐ cho các khoản TD. Đối với TSBĐ có tính thanh khoản thấp, rủi ro cao như bất động sản ở nông thôn, đất nơng nghiệp, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải đã qua sử dụng sẽ hạn chế nhận làm TSBĐ.

Tùy theo tính chất của từng loại TSBĐ, NH áp dụng tỷ lệ cấp TD so với giá trị TSBĐ phù hợp. Tỷ lệ cấp TD tối đa đối với từng loại TSBĐ được TGĐ quy định cụ thể từng thời kỳ.

Việc định giá TSBĐ sẽ do Phòng định giá TSBĐ Hội sở, Phịng định giá TSBĐ phía Nam và bộ phận Thẩm định TSBĐ tại các đơn vị kinh doanh thực hiện theo quy trình định giá TSBĐ, ban hành theo Quyết định số 5945/2021 QĐ-TGD ngày 19/12/2021. Trong đó quy định chi tiết về phân quyền và cơ chế phối hợp giữa Phòng định giá TSBĐ và các đơn vị kinh doanh trong việc định giá. Trường hợp việc định giá vượt ngồi khả năng của Phịng định giá TSBĐ, Phịng định giá TSBĐ có thể đề xuất Ban TGĐ cho thuê cơ quan thẩm định giá bên ngoài.

Việc định giá TSBĐ phải được thực hiện trên cơ sở có phương pháp khoa học, bảo đảm tính khách quan, chính xác, kịp thời, phù hợp với các quy định của pháp luật

và của Ngân hàng Agribank. Đối với những TSBĐ là bất động sản, ô tô, Ngân hàng Agribank có ban hành bảng giá đất có tham khảo giá thị trường và bảng giá xe ô tô áp dụng cho việc định giá TSBĐ, các dự án và các tuyến đường thuộc địa bàn các tỉnh, thành phố trên cả nước được nhận bất động sản là TSBĐ được cập nhật theo từng thời kỳ.

Định kỳ theo dõi và đánh giá giá trị thị trường và tính pháp lý của TSBĐ. Khi có các thông tin về sự sụt giảm nghiêm trọng giá trị TSBĐ, phải thực hiện đánh giá lại ngay giá trị của TSBĐ.

2.3.6 Quy trình kiểm tra, giám sát vốn vay

Nhân viên A/O phải tiến hành kiểm tra giám sát vay vốn sau khi giải ngân. Tất cả các lần kiểm tra phải có biên bản ghi rõ những nội dung kiểm tra, có chữ ký của KH vay vốn, kiến nghị và đề xuất ý kiến lên lãnh đạo chi nhánh. Để tránh gây phiền hà cho KH, nhân viên A/O và cán bộ thẩm định TSBĐ cần phối hợp với nhau theo đúng chức năng của mình để thực hiện việc kiểm tra theo định kỳ.

Tùy từng trường hợp cụ thể, nội dung kiểm tra giám sát vốn vay sau khi giải ngân có thể gồm kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án, phương án; kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của KH; kiểm tra tình hình tài chính của KH; kiểm tra tình hình TSBĐ và kiểm tra các vấn đề khác có liên quan.

Việc kiểm tra, giám sát thực tế việc sử dụng vốn vay có thể được thực hiện tại nơi cư trú, trụ sở, nơi sản xuất, kinh doanh, nơi sử dụng vốn vay của KH thông qua việc sử dụng tài khoản của KH và các nguồn thông tin khác.

Việc kiểm tra sử dụng vốn vay của KH phải được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất tuân theo nguyên tắc là khoản vay có mức độ rủi ro càng cao thì tần suất kiểm tra càng lớn. Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát khoản vay, các phát hiện về việc vi phạm hợp đồng TD và hợp đồng đảm bảo tiền vay của KH, các dấu hiệu suy giảm tình hình tài chính, suy giảm nguồn thu hoặc giảm giá trị TSBĐ và những vấn đề khác có ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ phải được báo cáo kịp thời cho các cấp có thẩm quyền của NH và đề xuất biện pháp xử lý thích hợp.

2.3.7 Quản lý các khoản tín dụng có rủi ro cao

Ngân hàng Agribank xây dựng các tiêu chí xác định khoản TD có mức độ và tính chất rủi ro

cao đòi hỏi cần tăng cường quản trị. Đối với các khoản TD có mức độ và tính chất rủi ro cao, NH sẽ theo dõi, đánh giá thường xuyên và chi tiết hơn các khoản TD ở tình trạng bình thường. Trên cơ sở theo dõi và đánh giá, NH có phương án xử lý tiếp bao gồm việc chuyển khoản TD này về nhóm các khoản TD ở tình trạng bình thường, hoặc tiếp tục tăng cường theo dõi, đánh giá hoặc chuyển sang nhóm các khoản TD có vấn đề theo quy định phân loại rủi ro đối với các khoản TD có vấn đề.

2.3.8 Quy trình theo dõi, giám sát và xử lý nợ có vấn đề

Ngân hàng Agribank đã ban hành văn bản quy định việc theo dõi, giám sát và xử lý nợ có vấn đề.

 Nợ có vấn đề: là khoản nợ (gốc và/hoặc lãi) đã quá hạn hoặc nợ trong hạn

nhưng KH có dấu hiệu rõ ràng về việc đang gặp khó khăn nghiêm trọng có thể dẫn đến khơng trả được nợ đúng hạn trong tương lai do bị đối tác kiện tụng, đòi bồi thường với giá trị lớn, bị đối tác khác lừa đảo, mất vốn, không thu hồi được nợ,…), hoặc khoản nợ có một trong các dấu hiệu khác theo quy định của TGĐ về “Các dấu hiệu nợ có vấn đề”.

 Phân luồng xử lý nợ có vấn đề: là việc sắp xếp, phân loại khoản nợ theo các

hướng xử lý nợ phù hợp với mức độ rủi ro của các khoản nợ nhằm ngăn chặn/giảm thiểu rủi ro phát sinh và sớm thu hồi nợ cho NH, bao gồm:

- Phân luồng tự thu nợ: là việc phân loại các khoản nợ có vấn đề có khả năng thu

nợ theo trình tự nợ thông thường (không cần hoặc chưa cần thiết phải áp dụng các biện pháp thuộc giải pháp tài chính/giải pháp tố tụng).

- Phân luồng giải pháp tài chính: là việc phân loại các khoản nợ có vấn đề có

dấu hiệu cần giám sát đặc biệt hoặc KH phát sinh nợ có vấn đề cịn nguồn thu để trả nợ, có thiện chí hợp tác và sẵn sàng thay đổi trạng thái pháp lý của TSBĐ (bao gồm cả tài sản bổ sung thêm nếu có).

- Phân luồng giải pháp tố tụng: là việc phân loại các khoản nợ có vấn đề có dấu

hiệu nghiêm trọng, KH khơng cịn hoạt động kinh doanh, TSBĐ khơng đủ để trả nợ, KH khơng cịn nguồn thu nào khác hoặc có thái độ khơng hợp tác trong việc thu hồi nợ.

Việc giám sát và xử lý các khoản nợ có vấn đề tuân thủ các yêu cầu sau: mỗi KH/mỗi khoản nợ phải có cán bộ theo dõi, giám sát và xử lý; đồng thời phải được phát hiện, xác định và báo cáo kịp thời. Mỗi khoản nợ có vấn đề phải có người chịu trách nhiệm xử lý, người phối hợp và người giám sát thực hiện (nếu cần); cơ chế theo dõi, báo cáo tình hình thực hiện phương án xử lý nợ phải rõ ràng.

Mỗi khoản nợ có vấn đề được phê duyệt bởi bộ máy xử lý nợ có vấn đề theo đúng thẩm quyền đã được phê duyệt. Bộ máy xử lý nợ có vấn đề là hệ thống phê duyệt độc lập với hệ thống phê duyệt TD được quy định tại Quy chế phê duyệt xử lý nợ do HĐQT ban hành từng thời kỳ.

2.3.9 Kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro

Khối Kiểm toán nội bộ là đơn vị do HĐQT thành lập, trực thuộc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Kiểm soát và phụ trách chun mơn về hoạt động kiểm tốn nội bộ, thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Kiểm tra, rà soát, đánh giá độc lập, khách quan về mức độ đầy đủ, tính thích

hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, nhằm cải tiến và hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ;

- Thực hiện hoạt động tư vấn, tham gia vào quá trình xây dựng, cải tiến và hồn

thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ với điều kiện khơng được vi phạm nguyên tắc độc lập, khách quan;

- Đảm bảo an tồn bảo mật thơng tin và hoạt động liên tục của hệ thống thông tin

hoạt động nghiệp vụ. Phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật. Đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình, quy định, góp phần bảo đảm hoạt động NH an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật;

- Thực hiện các nội dung khác có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Khối

Kiểm toán nội bộ, theo yêu cầu của HĐQT, Ban Kiểm soát.

Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ là phương pháp kiểm toán “định hướng rủi ro”, ưu tiên tập trung nguồn lực để kiểm toán tại các đơn vị, bộ phận, quy trình được đánh giá có mức độ rủi ro cao. Định kỳ hàng năm, Khối kiểm tốn nội bộ thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng hồ sơ rủi ro cho từng hoạt động. Hồ sơ rủi

ro bao gồm toàn bộ các rủi ro tiềm tàng, tác động có thể có của các rủi ro đó đối với hoạt động của TCTD và khả năng xảy ra những rủi ro đó. Dựa trên đánh giá về tác động, khả năng xảy ra của các rủi ro; từng rủi ro được phân loại thành rủi ro cao, trung bình, thấp. Kết quả đánh giá rủi ro sẽ là căn cứ để Trưởng Kiểm toán nội bộ làm việc với Ban Kiểm soát, TGĐ và HĐQT trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm. Các rủi ro sẽ được xếp hạng theo thứ tự từ cao đến thấp, trong đó những hoạt động được coi là có rủi ro cao sẽ được ưu tiên tập trung nhiều nguồn lực, thời gian hơn để kiểm toán, được kiểm toán trước và được kiểm toán thường xuyên hơn các hoạt động có rủi ro thấp hơn.

Hiện tại với cơ cấu tổ chức mới, phân chia kiểm toán các Khối kinh doanh và các Khối chức năng góp phần đảm bảo sự chuyên sâu về mặt chuyên môn đối với hoạt động kiểm toán và đáp ứng các nhu cầu đặc thù của từng Khối hoạt động.

2.3.10 Báo cáo nội bộ về rủi ro tín dụng

Định kỳ hàng tháng, HĐQT, Ban kiểm soát và Ban điều hành phải nhận được các báo cáo rà soát, đánh giá về rủi ro TD. Nội dung báo cáo phải bao gồm nhưng không hạn chế các thông tin sau:

- Chất lượng của các khoản TD, danh mục TD phân loại theo quốc gia, lĩnh vực,

ngành nghề, hạng rủi ro, quy mô, TSBĐ, loại tiền tệ và kỳ hạn;

- Các khoản TD lớn thuộc nhóm các khoản TD có rủi ro cao;

- Các khoản TD có vấn đề;

- Các khoản TD lớn và tình hình tập trung TD;

- Các khu vực, lĩnh vực có tỷ lệ tăng trưởng TD mạnh;

- Đánh giá TSBĐ, phân loại các khoản TD theo TSBĐ;

- Tình hình trích lập dự phịng rủi ro và các khoản trích lập dự phịng rủi ro lớn;

- Tình hình kinh doanh các sản phẩm mới hoặc hoạt động trên thị trường mới,

bao gồm kết quả trong giai đoạn thử nghiệm;

- Các trường hợp khoản TD được phê duyệt nhưng không phù hợp với chiến lược

quản trị rủi ro hoặc khơng có ý kiến biểu quyết đồng thuận đại diện chung cho Khối hỗ trợ kinh doanh và Khối quản trị rủi ro;

- Các vi phạm giới hạn rủi ro trong kỳ báo cáo và trị đo;

- Rà soát, đánh giá việc triển khai các khuyến nghị trước đó;

- Các khuyến nghị.

2.4 Đánh giá cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng agribank CN up (Trang 62 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)