2.4 Đánh giá cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh
2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại
Trong khuôn khổ dự án chuyển đổi, bên cạnh những kết quả đạt được, NH vẫn chưa kiểm soát hết nợ quá hạn, nợ xấu do tồn tại những vấn đề sau:
Chính sách tín dụng
Định hướng TD của NH thay đổi liên tục do cập nhật những thay đổi từ các thông tư, chỉ thị của Chính phủ và NHNN và chiến lược kinh doanh của NH. Tuy nhiên những định hướng này lại khơng có văn bản hướng dẫn thực hiện, cũng như các đơn vị kinh doanh có vướng mắc cần được giải đáp lại không biết liên hệ với ai dẫn đến việc cho vay sai định hướng TD.
Mặc dù NH đã xây dựng trang văn bản nội bộ để cập nhật văn bản trên toàn hệ thống, tuy nhiên những văn bản đã hết hiệu lực lại không được cập nhật thường xuyên, dẫn đến các đơn vị kinh doanh ở các địa phương không cập nhật được các văn bản mới
nên vẫn áp dụng các văn bản đã hết hiệu lực.
Một số quy định về cho vay và các thể lệ cho vay đối với các sản phẩm TD đã lỗi thời, hoặc quy định chưa chặt chẽ nhưng chưa được rà soát, sửa đổi bổ sung, dẫn đến sản phẩm cho vay thiếu tính pháp lý, thiếu cơ sở trong quá trình thẩm định, thu thập chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn và ra quyết định cho vay không được hợp lý. Điều này làm gia tăng rủi ro nợ xấu từ các sản phẩm cho vay này.
Mơ hình phê duyệt tín dụng tập trung
Phê duyệt và xử lý tín dụng tập trung tại CPC chưa áp dụng đồng bộ trên toàn hệ thống. Một số Chi nhánh, PGD chưa triển khai mơ hình CPC, việc thẩm định cho vay vẫn thực hiện theo quy trình cũ nên chưa đánh giá được hết hiệu quả của mơ hình CPC trên dư nợ tồn hệ thống. Mặt khác CPC chưa phát huy được hết những lợi ích như mong đợi trong quá trình triển khai do các nguyên nhân sau:
- Thời gian kể từ lúc tiếp nhận hồ sơ do CSO phân bổ đến khi CO hoàn thành chỉ
từ 2-3 tiếng. Thời gian quá ngắn dẫn đến CO không thể thẩm định hết được các thông tin liên quan đến hồ sơ vay của KH do A/O thu thập dẫn đến chất lượng thẩm định kém;
- CPC chỉ thẩm định dựa trên thông tin KH do A/O cung cấp, rất ít trường hợp
được tiếp xúc trực tiếp với KH vay vốn. Do đó nếu CO khơng có nhiều kinh nghiệm và khơng đủ năng lực thẩm định hồ sơ, không đánh giá hết được tính trung thực và hợp lý về nhu cầu và mục đích vay vốn của KH, cũng như nguồn thu nhập trả nợ của KH thì rủi ro dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu của các hồ sơ này là rất cao;
Các quy định về thẩm quyền và hạn mức phê duyệt tín dụng tại CPC còn rất nhiều hạn chế, phê duyệt tập trung nhưng chưa hồn tồn, nếu khơng phê duyệt qua CPC thì có thể qua phân luồng phê duyệt khác:
- Đối với các hồ sơ TD thuộc thẩm quyền xử lý của CPC (hồ sơ cấp TD cho
KHCN, KH là DN siêu nhỏ (có doanh thu đến 20 tỷ đồng), KH là DN nhỏ (có doanh thu từ 20 tỷ đến 100 tỷ đồng) có sử dụng cơng cụ Scorecard và QCA thì khi tổng giá trị phê duyệt vượt quá thẩm quyền của các CGPD C2 tại CPC (vượt 5 tỷ), hồ sơ sau khi được CPC thẩm định sẽ chuyển cho các cấp có thẩm quyền (CGPD chuyên trách
tại Khối Tín dụng hoặc Hội đồng Tín dụng các cấp). Phịng Tái thẩm định thuộc Khối Tín dụng bố trí đầu mối làm việc tại CPC để tiếp nhận và xử lý các hồ sơ thuộc phân luồng phê duyệt của các CGPD thuộc Khối Tín dụng và Hội đồng Tín dụng. Đối với các hồ sơ có yêu cầu của các CGPD tín dụng về việc tái thẩm định lại thì Phịng Tái thẩm định tiến hành thẩm định lại trước khi báo cáo các CGPD/Hội đồng Tín dụng xem xét;
- Trường hợp hồ sơ cấp TD đã được cấp phê duyệt có thẩm quyền từ chối (CGPD
tại CPC hoặc CGPD các cấp), nếu đơn vị đề xuất cấp TD không đồng thuận với kết quả này thì đơn vị có thể trình lên cấp có thẩm quyền cao hơn liền kề thơng qua Phịng Tái thẩm định Hội sở. Tài liệu gửi cấp có thẩm quyền xem xét ngoài các hồ sơ theo quy định cịn kèm theo quyết định của cấp có thẩm quyền trước đó. Trường hợp trình lại tối đa 2 lần và bị từ chối nhưng đơn vị đề xuất vẫn khơng đồng thuận kết quả thì có thể trình trực tiếp lên Giám đốc Khối Tín dụng hoặc TGĐ, CGPD cấp A. Giám đốc Khối Tín dụng, CGPD cấp A sẽ quyết định cuối cùng.
Mơ hình chấm điểm tín dụng khách hàng
Bộ câu hỏi để chấm điểm tín dụng KH chỉ là câu hỏi mang tính chất định tính, chưa có câu hỏi mang tính chất định lượng. Ngồi ra, bộ câu hỏi đang được áp dụng chỉ phân cho 3 nhóm KH: KHDN vừa và nhỏ, KHCN vay mua ơ tô và vay khác nên chưa đủ cơ sở để đánh giá các KH thuộc nhiều ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh khác nhau, nhiều câu hỏi chưa phù hợp hoặc không cung cấp đầy đủ thông tin về nhu cầu, mục đích vay vốn, nguồn thu nhập trả nợ của KH, cũng như thơng tin vay vốn của nhóm KH có liên quan. Khối quản trị rủi ro chưa thực hiện khảo sát với các Phịng, ban để xây dựng bộ câu hỏi chuẩn hóa phù hợp với nhiều nhóm KH thuộc nhiều ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh khác nhau và phù hợp với chính sách TD đối với từng sản phẩm vay trong từng thời kỳ.
Điều kiện bảo đảm tiền vay và công tác thẩm định, định giá TSBĐ
TSBĐ được đánh giá là nguồn trả nợ hữu hiệu khi khoản vay có vấn đề. Mặc dù NH đã ban hành nhiều nhiều quy định, quyết định, chỉ thị liên quan đến việc định giá TSBĐ, danh mục các TSBĐ được nhận và không được nhận TSBĐ thế chấp, mức cho
vay tối đa trên từng loại TSBĐ. Tuy nhiên do công tác thẩm định KH và TSBĐ còn lỏng lẻo, chưa tuân thủ đầy đủ quy trình, cán bộ thẩm định và CBTD khơng phát hiện được lừa đảo, gian lận trong thế chấp tài sản để vay vốn như:
- Dùng chính TSBĐ của KH để lừa đảo NH. Một tài sản được đem thế chấp tại
nhiều NH khác nhau; rút tài sản đã thế chấp đưa vào NH khác để vay vốn; tài sản đang bị giam giữ, hoặc có tranh chấp nhưng vẫn đem thế chấp vay vốn tại NH…
- Dùng tài sản không thuộc sở hữu của KH để thế chấp vay vốn NH: Thuê nhà
của chủ sở hữu khác rồi đem thế chấp vay vốn; tài sản thuộc sở hữu chung nhưng một người lợi dụng mag đi thế chấp vay vốn NH; lợi dụng cịn giữ bản chính của tài sản đã chuyển nhượng mang đi thế chấp vay vốn NH…
- KH làm giả mạo giấy tờ, hồ sơ thế chấp TSĐB để vay vốn NH.
Công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay
Ngân hàng Agribank có quy trình cụ thể về việc kiểm tra sau cho vay nhưng lỏng lẻo trong việc kiểm soát sự tuân thủ giám sát sau cho vay của CBTD bao gồm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của KH cũng như tình trạng TSBĐ. Vì thế cơng tác kiểm tra sau cho vay thường được CBTD thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện một cách đối phó. Do đó, đã xảy ra các tình trạng KH sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến khơng trả được nợ hoặc NH khơng biết được KH đã ngừng hoạt động kinh doanh hay đang gặp khó khăn về tài chính nên vẫn tiếp tục giải ngân trong HMTD đã cấp cho KH. Đặc biệt việc khơng kiểm tra tình trạng TSBĐ đã dẫn đến rủi ro KH đã chuyển nhượng hoặc phân lô bán nền các thửa đất đã thế chấp cho NH mà NH không hay biết.
Công tác phòng ngừa, cảnh báo các khoản nợ có vấn đề và hoạt động
của Khối Kiểm toán nội bộ
Hầu hết các khoản nợ quá hạn đã phát sinh khi trở thành khoản nợ có vấn đề hầu như NH không hay biết cho đến khi KH khơng thể trì hỗn thì đã q trễ. Cơng tác quản trị rủi ro TD chỉ tập trung vào việc xử lý là chính, chưa có cơng tác quản trị phòng ngừa từ xa.
- Kế hoạch kiểm toán hàng năm được lập chưa dựa trên những tiêu chí cụ thể về mức độ rủi ro của từng đơn vị kinh doanh, tiêu chí về tần suất kiểm tra. Việc xác định đơn vị kiểm toán hiện nay dựa vào chủ quan của người phân tích nên nhiều đơn vị có rủi ro trong hoạt động tín dụng nhưng khơng được kiểm tốn;
- Việc phân tích số liệu đơn vị được kiểm tốn, chương trình kiểm tốn tại đơn vị
chưa được chuẩn bị kỹ, chưa có tiêu chí chọn mẫu cụ thể nên dẫn đến việc kiểm tra hồ sơ TD tại đơn vị quá nhiều nhưng không hiệu quả;
- Chất lượng kiểm tốn chưa cao, chưa có những phát hiện mang tính hệ thống và
cảnh báo, lỗi phát hiện chưa được phân loại như lỗi do quy trình, lỗi do con người, lỗi do yếu tố công nghệ thông tin, lỗi khác, …
- Kết quả kiểm toán của Khối Kiểm toán nội bộ chưa được theo dõi khắc phục và
xử lý vi phạm, dẫn đến các Chi nhánh, PGD chưa quan tâm và khắc phục những sai phạm.
Từ thực trạng quản trị rủi ro TD tại Ngân hàng Agribank, có thể nhận thấy NH đang từng bước thay đổi cơ cấu tổ chức, xây dựng hệ thống quản trị rủi ro TD theo các yêu cầu khuyến nghị của Ủy ban Basel về quản trị rủi ro TD. Mơ hình quản trị rủi ro TD vẫn cịn ở giai đoạn sơ khai, mới định hình một quy trình quản trị rủi ro TD chung nhất gồm thiết lập môi trường; xác định rủi ro; phân tích và đánh giá; xử lý rủi ro. Các chính sách, quy định, quy chế để nhận dạng, đo lường đánh giá, theo dõi và kiểm soát rủi ro mới ban hành chưa cụ thể, chỉ mới đáp ứng một phần những yêu cầu cơ bản của Ủy ban Basel. Hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ hiện tại chưa đủ cơ sở để đánh giá rủi ro TD, cần tiếp tục được xây dựng, hồn thiện để có thể tính tốn tổn thất TD giúp NH xây dựng hiệu quả hơn quỹ dự phòng rủi ro TD, cũng như nâng cao chất lượng của việc giám sát và tái xếp hạng KH sau cho vay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, đã trình bày sơ lược quá trình hình thành và phát triển của NH. Phân tích thực trạng rủi ro TD thông qua số liệu từ năm 2018 đến năm 2021 của NH về cơ cấu dư nợ, tình hình kiểm sốt nợ q hạn, phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro và thực trạng quản trị rủi ro TD trong giai đoạn chuyển đổi. Qua đó, đánh giá cơng tác quản trị rủi ro TD, những kết quả đạt được cũng như những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại. Những nội dung nghiên cứu trong chương 2 sẽ là tiền đề quan trọng cho việc đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Agribank ở chương 3.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK - CHI NHÁNH BẮC ĐỒNG NAI