- Trình bày được lý do vì sao phải tiến hành phân đoạn thị trường và cách lựa chọn thị trường mục tiêu.
3. CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM HÀNG HÓA:
3.3. Quyết định về bao gói và dịch vụ đối với sản phẩm – hàng hoá:
3.3.1. Quyết định về bao gói:
Bao bì đã xuất hiện từ thời cổ xưa, những người nguyên thuỷ đã mang trái cây từ rừng về hang của mình trong những tấm da thú hay giỏ đan bằng cây cỏ. Tám ngàn năm trước đây, người Trung Quốc đã sáng tạo ra những lọ gốm nung để bảo quản các vật rắn và lỏng. Những người Aicâp cổ đại đã làm ra những bình thuỷ tinh để bảo quản chất lỏng.
Gần đây, bao bì đã biến thành một trong những cơng cụ đắc lực của marketing. Bao bì thiết kế tốt có thể trở thành tiện nghi thêm cho người tiêu dùng, cịn đối với người sản xuất thì nó là phương tiện kích thích tiêu thụ
hàng hố thêm.
Đối với mỗi loại sản phẩm hàng hóa khác nhau, thì tầm quan trọng của bao gói cũng khác nhau. Có sản phẩm thì khơng cần bao gói, có những sản
62
phẩm khơng thể thiếu bao gói. Vì vậy, tùy vào tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp mà đưa ra những quyết định về bao gói. Nhưng thơng thường, khi chúng ta quan sát một sản phẩm hàng hóa nào đó thì nó thường bao gồm bốn lớp yếu tố tạo thành: lớp tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, lớp bảo vệ lớp tiếp xúc, bao bì vận chuyển, nhãn hiệu và các thông tin mô tả sản phẩm trên bao gói.
Để tạo ra bao gói có hiệu quả cho một sản phẩm, nhà quản trị marketing phải thông qua hàng loạt quyết định kế tiếp nhau như sau:
- Xây dựng quan niệm về bao gói: bao bì phải tn thủ những ngun tắc nào? Nó đóng vai trị như thế nào đối với một mặt hàng cụ thể.
- Quyết định về các khía cạnh: kích thước, hình dáng, vật liệu, màu sắc, nội dung trình bày và có gắn nhãn hiệu khơng?
- Quyết định thử nghiệm bao gói: thử nghiệm về kỹ thuật, thử nghiệm về hình thức, thử nghiệm về khả năng chấp nhận của người tiêu dùng.
- Cân nhắc các khía cạnh lợi ích xã hội, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của bản thân cơng ty.
- Quyết định về các thông tin trên bao gói.
3.3.2. Quyết định về dịch vụ khách hàng:
Các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hữu hình cũng thường cung cấp những dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng của họ. Mức độ cung cấp dịch vụ là nhiều hay ít, loại hình gì phụ thuộc vào sự lo lắng của khách hàng khi họ mua sản phẩm chính mà khơng có dịch vụ kèm theo.
Khách hàng thường lo lắng, sau khi mua sản phẩm thì tần suất sai hỏng của sản phẩm là bao nhiêu? Chi phí bảo trì, bảo dưỡng như thế nào? Để từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định phù hợp với mong muốn của khách hàng. Do vậy, khi quyết định về dịch vụ, công ty phải căn cứ vào 3 yếu tố chính là nhu cầu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh và khả năng của công
ty.