Kim ngạch xuất khẩu dây cáp điện của Việt Nam

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua marketing địa phương (Trang 68 - 78)

Biểu đồ 4: Kim ngạch xuất khẩu dây cáp điện của Việt Nam

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các website: www.ttnn.com.vn, www.vntrades.com, www.atpvietnam.com, www.itpc.gov.vn, … )

Việt Nam cũng đã xây dựng được một số thương hiệu mạnh về dây cáp điện như là: Cadivi, Thịnh Phát, Thượng Đình, Trường Thành, Phú Nhuận, … Trong đó, nổi bật là công ty cổ phần dây và cáp điện Việt Nam Cadivi, trở thành thương hiệu chủ lực của Việt Nam trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm liền. Ngành dây cáp điện Việt Nam cũng tham gia các cuộc Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao, Hội chợ hàng xuất khẩu Việt Nam, tham gia các Hội chợ Quốc tế với các nước khác trên thế giới như: Lào, Campuchia, Myanma, Nhật Bản, Hàn Quốc… nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và mang thương hiệu mặt hàng dây cáp điện của Việt Nam tới người tiêu dùng thế giới. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất mặt hàng này cũng được cải thiện đáng kể. Nhiều khu cơng nghiệp mọc lên nhanh chóng và trở thành vùng đất hứa hẹn đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực này. Trình độ tay

28

Thu Nga, 06/10/2009, Triển vọng xuất khẩu dây và cáp điện Việt Nam,

nghề của người lao động cũng được nâng cao. Tất cả những nỗ lực đó đã góp phần đáng kể trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm này.

Việt Nam hiện có trên 100 doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu dây và cáp điện. Tuy nhiên, xuất khẩu của nhóm hàng này chủ yếu vẫn do các doanh nghiệp FDI thực hiện, nhất là các cơng ty có vốn đầu tư từ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc như LG - Vina, Sumi - Hanel, ABB, Alpha Nam, E-Hin... Cũng chính bởi điều này trở thành rào cản khó khăn cho các sản phẩm dây cáp của doanh nghiệp trong nước trên con đường tìm chỗ đứng cho sản phẩm mang thương hiệu của chính mình trên thị trường quốc tế, làm giảm nguồn thu cho GDP của nước ta đáng kể.

2.4. Đánh giá chung

Nhìn chung, các hoạt động marketing quốc gia của nước ta ngày càng được chú trọng nhiều hơn trong những năm gần đây và đạt được thành tựu đáng kể. Việt Nam cùng với các doanh nghiệp trong nước dần dần nhận ra tầm quan trọng cũng như giá trị lớn lao khi có thương hiệu mạnh cho sản phẩm của mình và đang trên con đường gây dựng thương hiệu ấy. Hoạt động marketing quốc gia đã tập trung vào việc xây dựng hình tượng Việt Nam và các địa phương với những tiềm năng lớn cho phát triển xuất khẩu. Các hoạt động marketing điểm hấp dẫn, marketing cơ sở hạ tầng, marketing con người cũng được nước ta áp dụng trong chặng đường phát triển vừa qua. Từ đó, Việt Nam cùng với một số địa phương như: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vĩnh Phúc… được thế giới biết đến nhiều hơn và trở thành những vùng đất đầy hứa hẹn với các nhà đầu tư kinh doanh nước ngoài. Lĩnh vực xuất khẩu phát triển hơn biểu hiện ở việc sản phẩm của Việt Nam được xuất khẩu rộng rãi trên thị trường quốc tế đồng thời đã tìm được cho mình vị trí nhất định trong lòng người tiêu dùng thế giới. Một số mặt hàng như: sản phẩm May Việt Tiến, cà phê Trung Nguyên, cáp điện Cadivi… là những ví dụ điển hình cho thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao được xuất khẩu ra thế giới. Có thể nói,

những hoạt động marketing này góp phần khơng nhỏ trong việc làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao giá trị hàng hóa và thương hiệu hàng Việt trên thị trường quốc tế trong suốt những năm qua. Các ngành thế mạnh được khuyến khích phát triển như: nơng – lâm – ngư nghiệp, các ngành thu hút nhiều lao động như: dệt may, thủy hải sản, … đã phát triển với tốc độ nhanh chóng, mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho quốc gia và việc làm cho người lao động trong nước. Xuất khẩu tăng không chỉ về số lượng mà còn cả về giá trị, thị trường xuất khẩu được mở rộng, thương hiệu hàng hóa Việt Nam được xây dựng và củng cố. Như vậy, chiến lược marketing quốc gia trong giai đoạn 2006 - 2010 đã thu được những thành cơng nhất định, góp phần vào việc hồn thành mục tiêu về kinh tế - xã hội được đề ra nói chung và mục tiêu xuất khẩu nói riêng.

Tuy nhiên, chiến lược marketing quốc gia trong giai đoạn 2006 – 2010 vừa qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Chiến lược xây dựng quốc gia bao gồm: thiết kế kiến trúc, xây dựng cơ sở hạ tầng và việc cung ứng các dịch vụ cơng cơ bản vẫn cịn nhiều bất cập. Những điều này đã khiến cho hình tượng Việt Nam giảm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và kinh doanh quốc tế. Bốn chiến lược marketing quốc gia: quảng bá hình tượng quốc gia, quảng bá điểm hấp dẫn, quảng bá cơ sở hạ tầng và quảng bá con người chưa được phối hợp với nhau nhiều. Thêm vào đó, sự hợp tác của ba chủ thể: Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược marketing quốc gia còn lỏng lẻo và chưa ăn khớp. Mối quan hệ giữa thị trường xuất khẩu với thị trường đầu tư, khách du lịch và cư dân cũng chưa được khai thác tốt trong công tác marketing hỗ trợ cho nhau. Hiệp hội ngành hàng, Cục Xúc tiến Thương mại… cũng chưa phát huy được nhiều tác dụng trong việc giúp đỡ và bảo vệ các doanh nghiệp trong nước khi vươn ra thị trường nước ngồi. Chính vì vậy, trong giai đoạn tới, Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm nếu muốn có một chiến lược marketing thực sự hiệu quả.

Chương cuối sẽ nêu một số giải pháp để xây dựng và hoàn thiện chiến lược marketing quốc gia giúp thúc đẩy lĩnh vực xuất khẩu phát triển nhanh và bền vững hơn.

CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC MARKETING QUỐC GIA ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT

TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI

3.1. Kinh nghiệm một số nƣớc trong việc áp dụng marketing quốc gia vào hoạt động xuất khẩu hàng hóa - Bài học cho Việt Nam hoạt động xuất khẩu hàng hóa - Bài học cho Việt Nam

3.1.1. Nhật Bản

Nhật Bản là một trong số những nước xây dựng nền kinh tế hiện đại dựa trên sức mạnh xuất khẩu và đã thành công khi đi theo con đường này. Trên thị trường thế giới, hầu hết khách hàng đều biết rằng các sản phẩm điện tử được xem là chuẩn mực của Nhật. Nói đến hàng điện tử Nhật, người tiêu dùng nghĩ ngay đến sự đa dạng về mẫu mã, sự tiện dụng về chức năng và sự lâu bền về thời gian sử dụng. Hàng điện tử của Nhật đã tạo dựng được thương hiệu vững chắc, một chỗ đứng khó nước nào có thể thay thế trong lịng người tiêu dùng thế giới. Cũng vì thế mà hàng điện tử của Nhật xuất khẩu rất nhiều ra các nước khác, đóng góp lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này. Với Nhật Bản, tác giả xin được giới hạn tìm hiểu về sản phẩm điện tử xuất khẩu.

Kinh nghiệm đầu tiên của Nhật Bản đó là nước này đã áp dụng chiến lược marketing cơ sở hạ tầng thành công để thu hút phát triển mặt hàng điện tử xuất khẩu. Nhật Bản xây dựng rất nhiều các công viên khoa học phục vụ sản xuất các mặt hàng cơng nghệ có giá trị gia tăng cao. Châu Á có hơn 200 công viên khoa học, tập trung được những chuyên gia giỏi và thường có uy tín chun ngành. Trong đó, Nhật Bản là nước đi tiên phong về các công viên

khoa học, hiện vẫn dẫn đầu với hơn 100 công viên khoa học.29 Những công viên khoa học này là một thành tố chủ chốt trong chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi. Những cơng viên này có những đặc tính như: kết nối vận hành với các trường đại học, trung tâm nghiên cứu và những viện giáo dục sau đại học; được thiết kế nhằm khuyến khích sự hình thành và tăng trưởng của các ngành dựa vào trí tuệ hay những cơng ty bậc ba có giá trị gia tăng cao; có đội ngũ quản lý vững chắc ln chủ động khuyến khích chuyển giao cơng nghệ và kinh doanh đến các tổ chức đang thuê công nhân. Những công viên này thực sự là nơi lý tưởng để phát triển các ngành cơng nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn và đã giúp Nhật Bản gia tăng xuất khẩu các mặt hàng này.

Kinh nghiệm thứ hai là Nhật Bản đã thực hiện chiến lược marketing hình tượng rất thành công trong sản phẩm điện tử. Năm 1957, công ty điện tử Nhật Bản Sony cho ra đời radio bán dẫn nhỏ nhất thế giới TR-63 và đã trở thành sản phẩm thành cơng nhất trên thị trường lúc đó bởi chất lượng cao, độc đáo và có nhiều sản phẩm điện tử dành cho giới chuyên nghiệp. Các sản phẩm của Sony đạt đến vị trí tơn vinh và tạo dựng được uy tín nhờ vào sự hỗ trợ của marketing và quảng cáo ồ ạt chú trọng vào sự xác nhận của người tiêu dùng, khen ngợi tính bền bỉ và chất lượng của các sản phẩm Sony. Nhãn hiệu Sony có uy tín đến mức khi người tiêu dùng đã biết Sony là một cơng ty Nhật Bản, thì sự tín nhiệm vào hãng Sony lan truyền sang các sản phẩm khác của Nhật. Điều này đã đề cao đáng kể hình ảnh của nước Nhật và các sản phẩm điện tử của Nhật. Về mặt này, Sony đã giúp bán được nhiều nhãn hiệu khác, ngay cả nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh, miễn là “Made in Japan”. Có thể nói, từ thành công của Sony, các công ty điện tử của Nhật cũng đã tìm được vị trí cho mình trên thị trường quốc tế. Danh tiếng Nhật Bản gắn liền với hàng điện tử

29 Phillip Kotler (2002), Chương 6: Chiến lược cải thiện địa phương, Chương trình giảng dạy Fulbright tháng 11/2004, trang 18.

khơng chỉ bắt nguồn từ sản phẩm mà cịn từ khả năng tiếp cận, lịch sử và uy tín phục vụ. Những điều này Nhật Bản đã phối hợp làm rất tốt vì thế đã tạo dựng được thương hiệu vững chắc trong lòng người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Kinh nghiệm thứ ba là Nhật Bản thực hiện chiến lược marketing điểm hấp dẫn rất thành công. Nước này xây dựng cho mình các địa phương thành điểm nóng xuất khẩu. Nhiều địa phương đã phản ứng bằng cách tích cực xúc tiến những trung tâm hàng khơng như là cửa ngõ thương mại và xuất khẩu ví dụ như Tokyo với sân bay Tokyo Narita. Chính phủ Nhật cũng cho thành lập ngân hàng xuất nhập khẩu Nihon Yushutsunyu như là các định chế tài chính nhằm khuyến khích thương mại và đầu tư nước ngồi, cho các nhà xuất nhập khẩu Nhật cũng như các nước kém phát triển đang nhập khẩu sản phẩm của Nhật vay với lãi suất thấp. Có thể thấy những cách thức marketing này của Nhật giúp lĩnh vực xuất khẩu của nước này phát triển nhanh chóng, gia tăng số lượng và kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

3.1.2. Thái Lan

Khi nhắc đến kinh tế Thái Lan, không ai là không nghĩ đến sản phẩm gạo xuất khẩu. Trong phần này, tác giả chỉ xin phân tích một số thành cơng và nét khác biệt của Thái Lan trong việc tạo dựng thương hiệu cho hạt gạo nước này cũng như đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm đó.

Chính sách đẩy mạnh về xuất khẩu gạo của Thái Lan đã giúp nước này khẳng định được vị thế xuất khẩu gạo hàng đầu của mình. Với khối lượng gạo xuất khẩu lớn, chiếm tới 30% tổng số lượng gạo xuất khẩu của toàn thế giới đã khiến Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong suốt khoảng thời gian từ giữa những năm 1990 và đến hiện tại vẫn chưa có quốc gia nào chiếm đoạt được vị trí này của Thái Lan. So với các quốc gia xuất khẩu gạo lớn khác như Việt Nam, Ấn Độ và Hoa Kỳ thì xuất khẩu gạo của

Thái Lan luôn tỏ ra vượt trội cả về chất lượng và giá trị gạo. Trong tổng số gạo xuất khẩu thì gạo chất lượng cao của Thái Lan luôn chiếm tỷ trọng rất lớn (47.6 %) và luôn được trả giá cao trên thị trường. Trong khi đó nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai là Việt Nam lại chủ yếu xuất gạo loại trung bình. Hơn thế nữa, so với gạo cùng chủng loại thì giá gạo xuất khẩu của Thái Lan ln cao hơn nhiều so với giá gạo của Việt Nam. Tuy chỉ xếp thứ 6 về sản lượng gạo sản xuất (Trung Quốc là nước sản xuất gạo lớn nhất thế giới) nhưng Thái Lan lại là nước xuất khẩu gạo lớn nhất. Sự khác biệt lớn này có được chủ yếu là nhờ vào chính sách xuất khẩu gạo đúng hướng và có hiệu quả của Thái Lan. Trong đó, một phần khơng nhỏ là có sự đóng góp của chiến lược marketing quốc gia đã tạo dựng nên một thương hiệu gạo Thái chất lượng cao trên thị trường quốc tế.

Trước hết, Thái Lan phối hợp tốt vai trò của các chủ thể trong chiến lược marketing quốc gia đối với sản phẩm gạo xuất khẩu. Nước này đã xây dựng một mạng lưới marketing thông qua các hợp tác xã nơng nghiệp, nhóm nơng dân và đặc biệt là Tổ chức Thị trường dành cho Nông dân MOF (Marketing Oganization for Farmers) để phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng trong và ngoài nước. Hệ thống phân phối thóc được chia ra làm hai cấp: cấp địa phương và cấp chợ tập trung. So với các nước khác, hệ thống phân phối của Thái Lan đem lại hiệu quả hơn nhiều. Có được sự hiệu quả đó là do có khoảng thời gian một tháng giữa các vụ diễn ra việc lưu kho và bán sỉ. Khoảng thời gian này là một phần của chính sách gạo Thái, là một quy tắc cần thiết khi tham gia và thương mại quốc tế mặt hàng gạo. Nhờ có khoảng thời gian này, yếu tố mùa vụ không làm giá cả lên xuống thất thường. Vì thế, giá gạo của Thái Lan luôn cao hơn so với các nước khác do chủ động được thời gian bán ra thị trường. Sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhà quản lý Nhà nước, doanh nghiệp xuất khẩu gạo và người dân đã giúp cho xuất khẩu gạo của Thái Lan đứng đầu thế giới cả về sản lượng, giá trị và chất lượng gạo.

Kinh nghiệm thứ hai của Thái Lan là nước này đã áp dụng thành cơng chiến lược marketing hình tượng đối với sản phẩm gạo. Chính phủ Thái Lan phát động chiến dịch để gạo và các sản phẩm làm từ gạo trở thành thực phẩm quốc gia. Nước này chủ trương tăng cường sử dụng gạo và các sản phẩm làm từ gạo cho bữa ăn sáng ở bệnh viện, tàu hỏa, xe buýt du lịch và máy bay, tổ chức triển lãm gạo quốc tế ở Thái Lan hàng năm, thiết kế thực đơn thức ăn làm từ gạo cho các nhà hàng ăn Thái ở nước ngồi. Từ đó, hạt gạo Thái có thể chen chân được vào nhiều nơi, hình ảnh gạo Thái trở nên rõ ràng hơn, chân thật hơn và được nhiều người biết đến hơn. Hình tượng đất nước Thái Lan gắn liền với hình ảnh của hạt gạo. Điều này tạo nên sự phát triển bền vững cho gạo xuất khẩu nước này.

Kinh nghiệm thứ ba đó là Thái Lan đề ra mục tiêu rõ ràng và thực hiện đúng theo mục tiêu đó. Thái Lan ln đặt mục tiêu chất lượng gạo lên hàng đầu nhằm tạo dựng niềm tin vững bền trong lòng người tiêu dùng trong và ngoài nước. Nước này quan tâm tới việc nghiên cứu các giống lúa mới chất lượng cao, cải tạo cơ sở hạ tầng nhằm thu hút đầu tư vào trồng lúa, phân vùng trồng từng loại lúa theo các giống lúa khác nhau nhằm tăng cường chất lượng và đặc tính của từng giống lúa để phù hợp với nhu cầu của thị trường gạo trong nước và quốc tế. Chính những chính sách này đã khiến cho gạo Thái Lan ln có chất lượng tốt và được nhiều thị trường ưa chuộng lựa chọn.

Kinh nghiệm thứ tư là Thái Lan rất quan tâm tới vấn đề xuất xứ hàng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua marketing địa phương (Trang 68 - 78)