Hoạt động marketing con người

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua marketing địa phương (Trang 55 - 57)

2.2. Hoạt động marketing quốc gia trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa

2.2.4. Hoạt động marketing con người

Hoạt động marketing con người hầu như mới chỉ được sử dụng để thu hút du lịch còn với thị trường xuất khẩu thì hoạt động này vẫn cịn chưa khai

thác được nhiều hiệu quả. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể thấy phương thức marketing con người với sản phẩm cà phê Trung Nguyên. Thương hiệu cà phê Trung Nguyên không chỉ được biết đến trong nước mà còn cả trên thế giới. Đến nay, cà phê Trung Nguyên có mặt ở nhiều nước như: Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Đức, Úc, Canada, Trung Quốc,... và đạt được nhiều thành công trong khoảng thời gian ngắn. Người tâm huyết với việc xây dựng cho thương hiệu Trung Nguyên chính là Tổng giám đốc Đặng Lê Nguyên Vũ. Vượt lên từ khó khăn, với đầu óc dám nghĩ dám làm và ln trăn trở cho hình ảnh thương hiệu quốc gia chưa được thừa nhận trên trường quốc tế mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê thứ 2 trên thế giới, anh Nguyên Vũ là người đi tiên phong trong việc gây dựng hình ảnh cà phê Việt. Anh là gương một chiến sĩ thực thụ, chiến đấu trên thương trường vì thương hiệu Việt.

Một cách thức marketing dựa vào con người nữa mà nước ta sử dụng đó là thơng qua những bài cảm nhận, lời phát ngôn của những người đã từng sống ở Việt Nam. Thơng qua đó, chúng ta có thể biết được cách họ nghĩ về hàng Việt. Những nhận xét tích cực của họ là một cách marketing cho sản phẩm một cách hiệu quả, giúp nâng cao hình ảnh hàng hóa Việt và đẩy mạnh xuất khẩu. Trong đợt điều tra về chất lượng hàng Việt Nam, người tiêu dùng nước ngồi đánh giá hàng Việt Nam nhìn chung có chất lượng ở mức điểm 3,7 theo thang điểm từ 1 là bình thường đến 5 là rất tốt. Năm mặt hàng được người nước ngoài chọn mua và đánh giá chất lượng cao nhất: Sữa tươi Vinamilk, Cà phê Trung Nguyên, Bút bi Thiên Long, Bánh ngọt Kinh Đô, Áo sơmi Việt Tiến.22

Những nhận xét này đã góp phần làm thay đổi cách nhìn của nhiều người về hàng Việt hiện nay.

Marketing dựa vào người kinh doanh lâu đời cũng được nước ta áp dụng. Ông John C. Mingé, Tổng giám đốc tập đồn dầu khí hàng đầu Anh

22

Kim Dung, 03/01/2010, Hàng Việt Nam trong mắt người nước ngoài, http://dantri.com.vn/c76/s76-

quốc BP (Việt Nam) cho biết, tính đến nay BP đã có mặt ở Việt Nam hơn 15 năm. Mặc dù mới sống và làm việc tại Việt Nam được 2 năm, nhưng ơng có thể cảm nhận được sự đổi thay từng ngày của Việt Nam - một sự đổi thay tích cực. Nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng trong vài năm trở lại đây. Ơng cũng khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam thêm nhiều năm nữa. Một ví dụ nữa đó là cơng ty Sinopharm của Trung Quốc đã thành lập công ty liên doanh ở Việt Nam nhiều năm nay. Ơng Lý Chí Tân, Phó Tổng giám đốc Sinopharm, cũng đã nói tốt về thị trường Việt Nam “Chúng tơi muốn đầu tư nhiều hơn nữa vào Việt Nam bởi Việt Nam là một thị trường rộng lớn, người dân Việt Nam cần cù, sáng tạo, nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng. Chúng tơi mong muốn được xây dựng thêm một số nhà máy sản xuất tại Việt Nam.” Những ý kiến nhận xét tích cực của những nhà đầu tư sống và làm việc lâu năm ở Việt Nam như hai ví dụ ở trên sẽ có sức thuyết phục lớn đối với các nhà đầu tư nước ngồi đang và chưa có ý định đầu tư vào nước ta.

Marketing dựa vào người nổi tiếng cũng chưa được khai thác sử dụng ở nước ta.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua marketing địa phương (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)