Nhìn chung, các hoạt động marketing quốc gia của nước ta ngày càng được chú trọng nhiều hơn trong những năm gần đây và đạt được thành tựu đáng kể. Việt Nam cùng với các doanh nghiệp trong nước dần dần nhận ra tầm quan trọng cũng như giá trị lớn lao khi có thương hiệu mạnh cho sản phẩm của mình và đang trên con đường gây dựng thương hiệu ấy. Hoạt động marketing quốc gia đã tập trung vào việc xây dựng hình tượng Việt Nam và các địa phương với những tiềm năng lớn cho phát triển xuất khẩu. Các hoạt động marketing điểm hấp dẫn, marketing cơ sở hạ tầng, marketing con người cũng được nước ta áp dụng trong chặng đường phát triển vừa qua. Từ đó, Việt Nam cùng với một số địa phương như: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vĩnh Phúc… được thế giới biết đến nhiều hơn và trở thành những vùng đất đầy hứa hẹn với các nhà đầu tư kinh doanh nước ngoài. Lĩnh vực xuất khẩu phát triển hơn biểu hiện ở việc sản phẩm của Việt Nam được xuất khẩu rộng rãi trên thị trường quốc tế đồng thời đã tìm được cho mình vị trí nhất định trong lòng người tiêu dùng thế giới. Một số mặt hàng như: sản phẩm May Việt Tiến, cà phê Trung Nguyên, cáp điện Cadivi… là những ví dụ điển hình cho thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao được xuất khẩu ra thế giới. Có thể nói,
những hoạt động marketing này góp phần khơng nhỏ trong việc làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao giá trị hàng hóa và thương hiệu hàng Việt trên thị trường quốc tế trong suốt những năm qua. Các ngành thế mạnh được khuyến khích phát triển như: nơng – lâm – ngư nghiệp, các ngành thu hút nhiều lao động như: dệt may, thủy hải sản, … đã phát triển với tốc độ nhanh chóng, mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho quốc gia và việc làm cho người lao động trong nước. Xuất khẩu tăng không chỉ về số lượng mà còn cả về giá trị, thị trường xuất khẩu được mở rộng, thương hiệu hàng hóa Việt Nam được xây dựng và củng cố. Như vậy, chiến lược marketing quốc gia trong giai đoạn 2006 - 2010 đã thu được những thành cơng nhất định, góp phần vào việc hồn thành mục tiêu về kinh tế - xã hội được đề ra nói chung và mục tiêu xuất khẩu nói riêng.
Tuy nhiên, chiến lược marketing quốc gia trong giai đoạn 2006 – 2010 vừa qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Chiến lược xây dựng quốc gia bao gồm: thiết kế kiến trúc, xây dựng cơ sở hạ tầng và việc cung ứng các dịch vụ cơng cơ bản vẫn cịn nhiều bất cập. Những điều này đã khiến cho hình tượng Việt Nam giảm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và kinh doanh quốc tế. Bốn chiến lược marketing quốc gia: quảng bá hình tượng quốc gia, quảng bá điểm hấp dẫn, quảng bá cơ sở hạ tầng và quảng bá con người chưa được phối hợp với nhau nhiều. Thêm vào đó, sự hợp tác của ba chủ thể: Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược marketing quốc gia còn lỏng lẻo và chưa ăn khớp. Mối quan hệ giữa thị trường xuất khẩu với thị trường đầu tư, khách du lịch và cư dân cũng chưa được khai thác tốt trong công tác marketing hỗ trợ cho nhau. Hiệp hội ngành hàng, Cục Xúc tiến Thương mại… cũng chưa phát huy được nhiều tác dụng trong việc giúp đỡ và bảo vệ các doanh nghiệp trong nước khi vươn ra thị trường nước ngồi. Chính vì vậy, trong giai đoạn tới, Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm nếu muốn có một chiến lược marketing thực sự hiệu quả.
Chương cuối sẽ nêu một số giải pháp để xây dựng và hoàn thiện chiến lược marketing quốc gia giúp thúc đẩy lĩnh vực xuất khẩu phát triển nhanh và bền vững hơn.
CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC MARKETING QUỐC GIA ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT
TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI
3.1. Kinh nghiệm một số nƣớc trong việc áp dụng marketing quốc gia vào hoạt động xuất khẩu hàng hóa - Bài học cho Việt Nam