Hàng chất lượng cao, hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua marketing địa phương (Trang 67 - 69)

2.3. Hoạt động marketing quốc gia trong một số ngành xuất khẩu chủ

2.3.4. Hàng chất lượng cao, hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao

Đây là nhóm hàng nước ta đang khuyến khích phát triển trong dài hạn, nhằm tạo nguồn thu lớn hơn cho tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, nhìn nhóm hàng này vẫn chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta và mặt hàng xuất khẩu cũng chưa đa dạng. Nguyên nhân là do chúng ta cịn thiếu cơng nghệ, thiếu những lao động chất lượng cao và cịn phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp nước ngồi, doanh nghiệp FDI. Chính vì vậy, hoạt động marketing quốc gia cho hàng chất lượng cao này cũng đang dần được quan tâm hơn, tuy nhiên vẫn chưa đạt được nhiều hiệu quả. Trong giới hạn bài luận văn này, tác giả xin phân tích hoạt động marketing quốc gia trong lĩnh vực dây cáp điện xuất khẩu – một mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của nước ta trong nhóm hàng này.

Dây và cáp điện đang là mặt hàng xuất khẩu đầy tiềm năng, đứng trong top 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, mà Nhật Bản, Hoa Kỳ và

Hồng Kông vẫn là những thị trường lớn. Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng trung bình khoảng 31%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010.28

(Biểu đồ 4)

Biểu đồ 4: Kim ngạch xuất khẩu dây cáp điện của Việt Nam

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các website: www.ttnn.com.vn, www.vntrades.com, www.atpvietnam.com, www.itpc.gov.vn, … )

Việt Nam cũng đã xây dựng được một số thương hiệu mạnh về dây cáp điện như là: Cadivi, Thịnh Phát, Thượng Đình, Trường Thành, Phú Nhuận, … Trong đó, nổi bật là cơng ty cổ phần dây và cáp điện Việt Nam Cadivi, trở thành thương hiệu chủ lực của Việt Nam trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm liền. Ngành dây cáp điện Việt Nam cũng tham gia các cuộc Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao, Hội chợ hàng xuất khẩu Việt Nam, tham gia các Hội chợ Quốc tế với các nước khác trên thế giới như: Lào, Campuchia, Myanma, Nhật Bản, Hàn Quốc… nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và mang thương hiệu mặt hàng dây cáp điện của Việt Nam tới người tiêu dùng thế giới. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất mặt hàng này cũng được cải thiện đáng kể. Nhiều khu cơng nghiệp mọc lên nhanh chóng và trở thành vùng đất hứa hẹn đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực này. Trình độ tay

28

Thu Nga, 06/10/2009, Triển vọng xuất khẩu dây và cáp điện Việt Nam,

nghề của người lao động cũng được nâng cao. Tất cả những nỗ lực đó đã góp phần đáng kể trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm này.

Việt Nam hiện có trên 100 doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu dây và cáp điện. Tuy nhiên, xuất khẩu của nhóm hàng này chủ yếu vẫn do các doanh nghiệp FDI thực hiện, nhất là các cơng ty có vốn đầu tư từ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc như LG - Vina, Sumi - Hanel, ABB, Alpha Nam, E-Hin... Cũng chính bởi điều này trở thành rào cản khó khăn cho các sản phẩm dây cáp của doanh nghiệp trong nước trên con đường tìm chỗ đứng cho sản phẩm mang thương hiệu của chính mình trên thị trường quốc tế, làm giảm nguồn thu cho GDP của nước ta đáng kể.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua marketing địa phương (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)