Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua marketing địa phương (Trang 80 - 84)

3.1. Kinh nghiệm một số nƣớc trong việc áp dụng marketing quốc gia

3.1.4. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Qua tìm hiểu một số ví dụ điển hình về chiến lược marketing quốc gia trong việc đẩy mạnh xuất khẩu ở trên, chúng ta có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam trong việc tìm ra lối đi cho lĩnh vực xuất khẩu của nước mình cũng như cho việc tạo dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia trong lòng người tiêu dùng thế giới.

 Áp dụng chiến lược marketing cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển các ngành công nghiệp và công nghệ cao. Nhật Bản trở thành đất nước nổi tiếng với sản phẩm điện tử cũng bởi đã xây dựng cho mình cơ sở hạ tầng tốt và marketing thu hút các doanh nghiệp đến đó sản xuất kinh doanh mặt hàng này từ rất lâu. Hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn thiếu thốn, chất lượng kém đã ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế nói chung và xuất khẩu nói riêng của nước ta. Chính vì thế, các mặt hàng xuất khẩu của nước ta chủ yếu là sản phẩm thô hoặc mới qua sơ chế, giá trị gia tăng thấp. Các ngành đòi hỏi phải đầu tư nhiều cho cơ sở hạ tầng chưa phát triển nhiều. Do đó, nếu Việt

33

Phillip Kotler (2002), Chương 3: Các địa phương tiếp thị mình như thế nào, Chương trình giảng dạy

Nam muốn chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu thì cần phải đầu tư nhiều hơn nữa cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng càng sớm càng tốt. Có như vậy, kim ngạch xuất khẩu của nước ta mới cao được.

 Hiểu rõ mình và có chiến lược marketing hình tượng hiệu quả

Có thể xem Nhật Bản là hình mẫu thành cơng trong việc tạo dựng được hình tượng vững chắc cho mình trong lịng người tiêu dùng thế giới. Là một đất nước ko được thiên nhiên ưu đãi, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, phải hứng chịu nhiều thiên tai, động đất hàng năm nhưng những gì Nhật Bản đã đạt được thì lại khơng hề nhỏ, đáng để các nước khác phải học tập và noi theo. Chiến lược marketing quốc gia mà các nhà hoạch định chính sách của Nhật đã chọn đó là nhằm vào đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao. Có thể nói, Nhật Bản đã hiểu được mình, biết được điểm mạnh điểm yếu của mình từ đó đã có hướng phát triển đúng đắn. Chiến lược marketing hình tượng đã đưa Nhật Bản trở thành biểu tượng của các sản phẩm điện tử. Hình tượng đó tồn tại vững chắc trong lòng người tiêu dùng thế giới khơng chỉ trong q khứ, hiện tại và cịn trong cả tương lai nữa. Thành cơng trong việc tạo dựng và giữ gìn hình tượng của Nhật Bản đã góp phần rất nhiều vào sự phát triển kinh tế của nước này.

Trung Quốc cũng đã tạo dựng cho mình được thương hiệu về các sản phẩm giá rẻ, đặc biệt là về may mặc và da giầy. Vì vậy, khi nhắc tới sản phẩm của Trung Quốc, người tiêu dùng nghĩ ngay tới các sản phẩm đa dạng với giá cả cạnh tranh, rẻ hơn rất nhiều so với sản phẩm cùng loại của các nước khác. Thái Lan cũng không bỏ qua vấn đề xây dựng và quảng bá hình tượng, quảng bá thương hiệu sản phẩm đất nước mình. Chính thành cơng trong chiến lược tạo dựng thương hiệu quốc gia về sản phẩm lúa gạo nên sản phẩm lúa gạo của Thái Lan luôn được người tiêu dùng đánh giá là có chất lượng cao hơn và cũng bán được với giá cao hơn sản phẩm gạo của các nước khác như Việt Nam, Trung Quốc…

Từ đó có thể thấy, tập trung xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia cho sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm thế mạnh của Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết nếu như nước ta muốn có chỗ đứng cao hơn nữa trên thị trường xuất khẩu của thế giới. Chiến lược marketing hình tượng nếu được quan tâm thực hiện và đi đúng hướng sẽ tạo nên những hiệu quả lớn khơng chỉ cho xuất khẩu mà cịn cho cả nền kinh tế đất nước.

 Xây dựng các điểm hấp dẫn

Trung Quốc đã rất thành công trong việc đẩy mạnh thu hút đầu tư và xuất khẩu hàng hóa thơng qua chiến lược marketing điểm hấp dẫn. Bằng việc xây dựng cụm ngành công nghiệp, Trung Quốc đã thu hút được nhiều doanh nghiệp tập hợp lại nhằm giảm bớt chi phí sản xuất. Cấu thành của cụm ngành cơng nghiệp này gồm có:

- Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng; - Các ngành khâu trước –khâu sau;

- Các doanh nghiệp cung ứng chuyên biệt; - Các đơn vị cung cấp dịch vụ;

- Các ngành khác có chia sẻ về hoạt động sản xuất, công nghệ và quan hệ khách hàng;

- Các định chế tài chính, giáo dục, nghiên cứu và cơ sở hạ tầng.

Những cụm ngành này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình sản xuất, rút ngắn thời gian vận chuyển nguyên liệu tới nơi sản xuất và từ nơi sản xuất tới nơi đóng gói và phân phối. Từ đó, có thể làm giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của nước ta trên thị trường xuất khẩu thế giới.

 Phối hợp chặt chẽ hoạt động của các chủ thể trong marketing quốc gia Kinh nghiệm của Thái Lan trong xuất khẩu gạo đã cho thấy rằng nếu có sự kết hợp của cả ba chủ thể trong marketing sẽ tạo được hiệu quả lớn. Người

dân sản xuất, doanh nghiệp thu mua và Nhà nước điều tiết đã phối hợp với nhau nhịp nhàng giúp cho gạo Thái Lan luôn giữ giá cao trên thị trường trong bất cứ mùa vụ nào. Từ đó, giá trị xuất khẩu thu được cũng cao hơn các nước khác. Vấn đề giá cả lúa gạo của nước ta rất bấp bênh, gây lo lắng và thiệt thịi khơng chỉ cho người nông dân mà còn ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Điều này cũng một phần là do sự phối hợp giữa ba chủ thể trên của nước ta chưa được tốt. Chính vì thế, Việt Nam cần làm tốt hơn nữa trong việc tạo dựng và duy trì mối liên kết này sao cho hiệu quả.

 Thực hiện có hiệu quả và đồng bộ 4 chiến lược marketing: marketing hình tượng, marketing các điểm hấp dẫn, marketing cơ sở hạ tầng và marketing con người.

Nhật Bản có được sự phát triển nhanh và bền vững trong lĩnh vực xuất khẩu như ngày nay là do đã thực hiện đồng bộ cả bốn chiến lược marketing với nhau. Nước này đã xây dựng thành cơng hình tượng một đất nước gắn liền với hàng điện tử, hình thành được nhiều điểm hấp dẫn, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút phát triển sản phẩm điện tử. Con người Nhật Bản cũng đã góp phần marketing cho đất nước này bằng sự khéo léo, tính cần cù, lịng nhiệt huyết cũng như tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Những đặc điểm này rất có ích trong việc sản xuất các mặt hàng điện tử. Kết hợp được cả bốn chiến lược marketing quốc gia này, vị trí hàng điện tử của Nhật Bản khó có nước nào có thể chiếm lĩnh được. Hơn thế nữa, lĩnh vực xuất khẩu có mối quan hệ chặt chẽ với bốn thị trường cịn lại của marketing quốc gia đó là: đầu tư, du lịch, và dân cư. Chính vì vậy cần phải có kế hoạch phát triển đồng bộ cả bốn thị trường này để có thể tận dụng được tác động gián tiếp từ ba thị trường đầu tư, du lịch, dân cư đối với thị trường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua marketing địa phương (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)