Chiến lược xây dựng quốc gia

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua marketing địa phương (Trang 86 - 91)

3.2. Xây dựng và hoàn thiện chiến lƣợc marketing quốc gia trong gia

3.2.2.1. Chiến lược xây dựng quốc gia

 Thiết kế kiến trúc

Các nhà đầu tư, du khách, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hay dân cư thường đề cập đến cảm nhận về một quốc gia, một địa phương hay đặc điểm riêng biệt của quốc gia, địa phương đó. Kiến trúc đơ thị bộc lộ rất nhiều đặc điểm của một quốc gia và bản sắc của dân tộc đó chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đan xen các cấu trúc vật chất đa dạng thành một kết cấu tổng quát của một địa phương là cả một nghệ thuật. Kiến trúc đô thị tạo nên một lời tun ngơn của một địa phương vì nó phản ánh các giá trị và việc ra quyết định kết hợp như thế nào đối với các vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển.

Từ xưa tới nay, những vùng phát triển nhất của một quốc gia thường định hình xung quanh các đầu mối giao thông như cảng biển tự nhiên, các điểm gần sông và sau này gần đường xe lửa, càng hàng không. Cấu trúc giao thơng vận tải được định hình cho mơ hình diễn biến sự phát triển của một địa phương. Trong nội bộ một nước, cấu trúc giao thông vận tải liên kết sự phát triển thương mại, công nghiệp và nơi cư ngụ. Đối với quốc tế, cấu trúc này tạo nên thị trường cho nguyên liệu và sản phẩm cuối cùng. Mối quan hệ giữa kiến trúc đô thị và quy hoạch địa phương của một quốc gia phả ánh đặc điểm địa lý, văn hóa và vai trị của các nhà lãnh đạo Nhà nước và tư nhân.

Nước ta cần quan tâm hơn nữa trong vấn đề xây dựng kiến trúc ở giai đoạn tới. Quy hoạch đô thị cần phải ngày càng gia tăng hơn nữa và phải kết hợp với tư tưởng chủ đạo về marketing điểm đến. Chất lượng cuộc sống và môi trường trở nên được chú ý thường xuyên hơn như là những yếu tố để thu hút. Sự cạnh tranh trên thế giới ngày càng gay gắt đòi hỏi các quốc gia cần phải tự mình phát triển kinh tế nước mình nhiều hơn nữa bởi từ đó sẽ khuyến khích những tư tưởng tiến bộ trong quy hoạch phát triển quốc gia, phát triển các vùng miền. Các động lực tiềm tàng là nhu cầu của một quốc gia nhằm đưa

chất lượng cuộc sống và mơi trường độc đáo thú vị có tính lịch sử và truyền thống của dân tộc đó. Kiến trúc đơ thị là một vấn đề quan trọng không chỉ đối với những vùng phát triển, những thành phố lớn của một đất nước mà còn đối với những tỉnh lẻ đang chứng kiến nhiều lợi ích từ những kiến trúc đơ thị có quy mơ nhỏ. Sức hút tiềm năng của những đô thị nhỏ này ngày càng được đánh giá cao và nếu được đầu tư xây dựng sẽ hứa hẹn là điểm đến đầy mới lạ cho các nhà đầu tư.

Các nhà lãnh đạo quốc gia cũng cần phải tính đến một khuynh hướng mới đang gia tăng trong kiến trúc đô thị là việc xây dựng và duy trì khu vực “cánh đồng xanh”. Đây là sự đối lập với dự án “cánh đồng nâu” trong đô thị thành phố. Các cộng đồng nhỏ trong khu vực dân cư ngoại ô của một thành phố lớn hay khu công nghiệp thường có yêu cầu được tiếp xúc với “cánh đồng xanh”. Môi trường cũng là mục tiêu được đề cập tới trong bản thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta giai đoạng 2011 – 2015.36 Vì vậy, trong kiến trúc đô thị chúng ta cũng cần quan tâm hơn tới việc xây dựng đô thị xanh. Điều này sẽ tạo thiện cảm với các nhà đầu tư, người dân và khách du lịch.

Các quốc gia ngày nay nỗ lực xây dựng kiến trúc đơ thị và sử dụng nó như là cơng cụ để nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Những cách tiếp cận hiện nay đối với kiến trúc đô thị nhấn mạnh vào đặc điểm vật chất, khu vực, quốc gia cùng với những cách thức để tái hiện lại những đặc điểm truyền thống và lịch sử của đất nước. Vì vậy, cần phải biết cách kết hợp giữa cái cũ và cái mới, giữa truyền thống và hiện đại, giữa cái riêng và cái chung để tạo thành một tài sản có giá trị trong việc giữ chân các nhà đầu tư, cư dân và khách du lịch.

36

Minh Châu, 23/11/2009, Công bố Dự thảo phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015,

 Cải thiện cơ sở hạ tầng

Kiến trúc đô thị mang lại đặc điểm độc đáo đặc trưng cho quốc gia thì cơ sở hạ tầng lại tạo ra khả năng thu hút cho kiến trúc đó. Cơ sở hạ tầng đóng vai trị quan trọng trong hoạt động marketing quốc gia, thậm chí cịn có thể sử dụng marketing cơ sở hạ tầng như một trong bốn chiến lược marketing quốc gia chính. Chính vì vậy, việc cải thiện cơ sở hạ tầng là điều tất yếu và vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển của một quốc gia.

Hiện nay, cơ sở hạ tầng của nước ta vẫn còn yếu. Mặc dù trong giai đoạn 2006- 2010, nước ta cũng đã dành khơng ít nguồn lực để xây dựng mới và tu bổ lại cơ sở hạ tầng nhưng vẫn không thể đáp ứng kịp với sự phát triển của đất nước cũng như vấn đề gia tăng dân số ở nước ta. Một vấn đề nữa đó là, nước ta cũng cần đặc biệt chú ý tới việc quản lý cơ sở hạ tầng. Điều đó có nghĩa là cần tránh tình trạng thất thốt của chính quyền các cấp, doanh nghiệp và người dân bắt nguồn từ đầu tư không đúng mức hay đầu tư khơng hiệu quả. Có thể lấy ví dụ như điều kiện yếu kém của hệ thống giao thông ở nước ta đã làm tăng đáng kể chi phí vận hành các phương tiện giao thơng. Tình trạng tắc đường, chất lượng mặt đường kém dẫn tới tai nạn nhiều, giảm tốc độ các phương tiện chuyên chở… vẫn còn là vấn đề đau đầu của các nhà hoạch định chính sách của nước ta hiện nay. Do đó, trong giai đoạn tới, Việt Nam cần chú trọng phát triển hơn nữa về cơ sở hạ tầng nếu muốn phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội.

Hơn thế nữa, việc cải thiện cơ sở hạ tầng tốt hơn hết là phải gắn liền với nhu cầu phát triển của từng địa phương, phải đi cùng với một chiến lược marketing địa phương cụ thể. Trong nhiều trường hợp, đầu tư cơ sở hạ tầng phải thu hút các nhà đầu tư mới để đáp ứng không ngừng các nhu cầu, quyền lợi và cải thiện vị thế cạnh tranh của quốc gia trên trường quốc tế. Chúng ta

khơng thể thích làm gì thì làm để rồi xây rồi lại phá, gây lãng phí mà cần phải có tầm nhìn và chiến lược xây dựng cơ sở hạ tầng trong dài hạn.

 Các dịch vụ công cơ bản

Các quốc gia muốn thành công trên con đường phát triển và tìm chỗ đứng trên thế giới khơng chỉ địi hỏi thiết kế và xây dựng cơ sở hạ tầng tốt mà còn cần đòi hỏi các dịch vụ cơng cộng có hiệu quả. Dịch vụ cơng nghèo nàn, đặc biệt là về giáo dục và an ninh trật tự có thể đặt ra những vấn đề hết sức cấp thiết. Trái lại, quốc gia có các dịch vụ cơng chất lượng cao với các hoạt động khuyến trương hiệu quả sẽ là một trong những nét hấp dẫn hàng đầu của quốc gia.

Khả năng thu hút và duy trì hoạt động kinh doanh của một quốc gia sẽ bị suy giảm khi nó nổi tiếng là nơi có tỷ lệ tội phạm cao hay trường học có chất lượng kém. Đây là những vấn đề người ta nghĩ đến trước nhất khi họ nghĩ đến việc có nên tới du lịch hay đầu tư vào quốc gia bạn hay không. Trong quá khứ, kinh doanh thường đổ về những nơi có thuế thấp và chỉ có một vài dịch vụ. Hiện tại, kinh doanh tập trung vào những nơi có vị trí gần các tuyến giao thơng và những nơi cung cấp nhiều dịch vụ chất lượng cao, góp phần nâng cao hiệu suất và chất lượng sản phẩm. Các nhà đầu tư không thể nào yên tâm sản xuất và dám đầu tư quá lớn vào một quốc gia có tình trạng an ninh kém, ln xảy ra bạo động được. Vì thế, Việt Nam cần phải cải thiện hơn nữa các dịch vụ công. Nước ta nhìn chung có tình hình an ninh chính trị ổn định bậc nhất trên thế giới nhưng về giáo dục cũng như giao thơng cơng cộng thì vẫn cịn rất nhiều vấn đề cần phải làm. Trong vấn đề này, vai trò của chính quyền Nhà nước là rất quan trọng. Các nhà marketing quốc gia có tồn quyền hạn chế hay phát huy các dịch vụ công chủ chốt cho ngày càng hấp dẫn hơn. Thế nhưng, tất cả các nước đều phải đổi mặt với những hạn chế về nguồn lực liên quan đến khả năng ngân sách của Nhà nước, giới hạn thuế và nguyện vọng

của công chúng. Chất lượng của các dịch vụ công cộng này phụ thuộc vào mức độ các nguồn lực và mức độ hiệu quả của việc sử dụng chúng.

Các nhà marketing quốc gia ngày nay đang cạnh tranh mạnh mẽ trong vấn đề tiếp cận và thu hút lực lượng lao động có tay nghề cao về đất nước mình làm việc. Tuy nhiên, mức độ đáp ứng những đòi hỏi này phụ thuộc vào việc quốc gia đó sẽ đầu tư bao nhiêu cho hệ thống giáo dục. Nguồn nhân lực cũng có tác động lớn tới quyết định đầu tư hay không của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Địa phương mà các doanh nghiệp quyết định đầu tư vào phải có sẵn nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của họ. Giáo dục các cấp của nước ta còn quá tập trung vào lý thuyết suông dẫn đến người lao động thiếu kinh nghiệm thực hành khi bắt tay vào công việc. Trong giai đoạn tới, chương trình giáo dục các cấp cần phải có những thay đổi tích cực theo hướng giảm lý thuyết, tăng thực hành để có thể đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho nước nhà phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước trong tương lai.

 Tạo nên nét khác biệt với các quốc gia khác

Để có thể lơi kéo và giữ chân du khác và các nhà đầu tư, chúng ta cần phải tạo ra sự khác biệt dễ nhận thấy cho quốc gia mình. Có nhiều địa phương hay thành phố cứ na ná giống nhau, sẽ không thể tạo được ấn tượng mới lạ trong lòng du khách hay những nhà kinh doanh lần đầu tới đây. Vì thế, cơ hội để họ quay trở lại lần thứ hai là rất ít.

Việt Nam có nhiều tiềm năng và thuận lợi để tạo nên sự khác biệt với các nước khác. Chúng ta có những cao nguyên với màu đất, mùi đất khác biệt từ đó cũng tạo nên hương vị cà phê khác cà phê của những nước khác. Chúng ta có những bãi tắm đẹp, có nhiều thắng cảnh và di tích lịch sử đặc trưng. Những điều này chỉ Việt Nam có. Thế nhưng làm thế nào để cho khách hàng nhận biết được sự khác biệt này? Đó lại cịn phụ thuộc vào chiến lược quảng bá hình tượng của nước ta nữa.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua marketing địa phương (Trang 86 - 91)