Hàng sơ chế xuất khẩu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua marketing địa phương (Trang 60 - 64)

2.3. Hoạt động marketing quốc gia trong một số ngành xuất khẩu chủ

2.3.2. Hàng sơ chế xuất khẩu

Cũng giống như nhóm hàng nguyên liệu, nhóm hàng này đóng một vai trị quan trọng trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam. Các mặt hàng sơ chế xuất khẩu chủ yếu thuộc ngành nông – lâm – ngư nghiệp như: gạo, cao su, thủy hải sản sơ chế… Các mặt hàng này là thế mạnh của nước ta nhưng do chỉ xuất khẩu dưới dạng sơ chế nên nguồn thu cũng bị giảm đáng kể và nhìn chung là chưa xứng đáng với tiềm năng dồi dào của nước ta. Điều này là do chúng ta chưa có thương hiệu riêng cho mình. Các sản phẩm sơ chế này được bán cho các nhà nhập khẩu, sau đó các nhà nhập khẩu mới đóng gói, gắn mác của họ vào và bán cho người tiêu dùng với giá cao hơn hẳn. Thiệt thịi khơng chỉ là về doanh thu xuất khẩu mà còn cả về thương hiệu, dẫn đến tình trạng là

25

Nguyễn Mạnh, 21/08/2009, Hội thảo về quy hoạch và chiến lược phát triển năng lượng,

http://vneconomy.vn/20090821014441520P0C5/hoi-thao-ve-quy-hoach-va-chien-luoc-phat-trien-nang- luong.htm.

hàng Việt Nam có mặt ở rất nhiều nơi trên thế giới nhưng khơng có mấy ai biết chính mình đang dùng hàng Việt Nam. Vì vậy, chiến lược marketing quốc gia trong ngành hàng này cũng được quan tâm hơn cả.

Trong giới hạn bài luận văn này, tác giả chỉ xin phân tích hoạt động marketing cho mặt hàng gạo sơ chế xuất khẩu.

Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong nhiều năm nay. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những mặt hàng có giá cả khơng ổn định nhất trong giỏ hàng xuất khẩu của nước ta. Sản lượng và giá trị gạo xuất khẩu của nước ta có xu hướng tăng qua các năm. Nhìn vào biểu đồ bên dưới, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 tăng gần gấp 2 lần so với năm 2000, nhưng có biến động trong giai đoạn này. Năm 2008, sản lượng gạo đạt 4,65 triệu tấn. Sản lượng gạo năm 2009 đạt lớn nhất từ trước tới nay, lên tới 6,025 triệu tấn. Tuy nhiên, giá trị gạo xuất khẩu gạo năm 2009 chỉ đạt 2,7 tỉ USD, thấp hơn con số 2,9 tỉ USD của năm 2008. Từ đó có thể thấy giá gạo xuất khẩu của nước ta khơng ổn định, nhìn chung cịn thấp. ( Biểu đồ 2)

Biểu đồ 2: Sản lƣợng xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2000 – 2009

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các website www.vietfood.org.vn, www.vneconomy.vn, www.thitruongvietnam.com.vn, …)

Thông tin về nông sản Việt Nam, thông tin về thị trường và biến động giá gạo thế giới được Bộ Công Thương cập nhật trên website của Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam (Viettrade.gov.vn) và Cổng Thông tin Xuất khẩu Việt Nam (ngoaithuong.vn). Từ đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước có phản ứng nhanh chóng và phù hợp trước những biến động trên, nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu gạo tránh được những tổn thất và thu được lợi nhuận cao hơn. Trang web Cổng Thông tin Xuất khẩu Việt Nam vnex.com.vn giới thiệu đầy đủ và cập nhật về các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, tiềm năng xuất khẩu, thương mại và đầu tư của Việt Nam và 63 tỉnh/thành phố trên cả nước (do 63 Sở Cơng Thương duy trì, cập nhật). Các doanh nghiệp muốn nhập khẩu gạo Việt Nam có thể tìm hiểu dễ dàng thơng tin về loại gạo, các nhà xuất khẩu gạo của nước ta từ đó mà vấn đề giao thương buôn bán cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Hơn nữa, đây là cổng thông tin trực thuộc Bộ Cơng thương Việt Nam nên các doanh nghiệp có thể hồn tồn tin tưởng được vào nội dung thông tin được cung cấp. Trang web cũng được viết bằng tiếng Anh giúp các doanh nghiệp nhập khẩu gạo nước ngồi có thể hiểu được dễ dàng hơn. Ngoài ra, các website của Hội Nông dân Việt Nam, Hiệp hội Lương thực Việt Nam cũng góp phần không nhỏ trong việc định vị thương hiệu cho lúa gạo nước ta và đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này.

Năm 2009, nước ta tổ chức Festival lúa gạo Việt Nam lần đầu tiên tại Hậu Giang đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người cũng như các tổ chức trong nước và quốc tế. Festival là một hình thức tổ chức phối hợp, là điểm đến, là chiếc cầu nối cho những suy nghĩ, những sáng kiến, những ước mơ về lúa gạo Việt Nam góp phần nâng cao uy tín và thương hiệu lúa gạo Việt Nam, làm cho hạt gạo Việt Nam có tính cạnh tranh ngày càng cao. Với chủ đề vì sự phát triển nơng nghiệp, nơng dân và nông thôn, Festival được tổ chức, thu hút nhiều tỉnh, thành phố và các đơn vị sản xuất, kinh doanh ngành lúa gạo và phục vụ nhu cầu sản xuất lúa gạo cả nước tham gia. Festival sẽ có

sự tham dự của đại diện Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI), nhiều nước có quan hệ mua bán lúa gạo với Việt Nam, đến giới thiệu về kỹ thuật sản xuất lúa gạo, tham dự hội thảo, tham quan, tìm hiểu cây lúa nước, tìm hiểu thị trường và ký kết mua bán. Có nhiều hoạt động đan xen diễn ra liên tục trước trong và sau thời gian chính thức diễn ra Festival, nhiều cơ quan văn hóa truyền thơng uy tín làm bảo trợ thơng tin và tun truyền cho Festival như Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam... Festival có gần 20 hoạt động và bốn cuộc hội thảo gồm: hội thảo quốc tế “Lúa gạo Việt Nam - Xuất khẩu và Hội nhập”, hội thảo về “Xúc tiến Đầu tư”, hội thảo về “Kinh xáng Xà No - Con đường lúa gạo miền Hậu Giang”, hội thảo về “Cây lúa nước Việt Nam”. Những hoạt động phong phú trên đã làm nên một Festival lúa gạo Việt Nam thành công tốt đẹp dù mới tổ chức lần đầu tiên. Từ đó, mở ra nhiều hướng đi mới cho gạo xuất khẩu của Việt Nam.

Ngoài ra, chiến lược marketing điểm hấp dẫn cũng được áp dụng trong xuất khẩu gạo. Các vùng trồng lúa với sản lượng và chất lượng cao như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Hậu Giang, Long An, thành phố Hồ Chí Minh…), các tỉnh đồng bằng sơng Hồng (Thái Bình, Hải Dương, Hưng n, Vĩnh Phúc, Hà Nội…) cũng đang ra sức tạo dựng hình tượng tốt đẹp cho mình về tiềm năng phát triển trồng lúa nước. Các điểm này sẽ trở thành những nơi dẫn đầu cả nước về sản xuất lúa gạo và thu hút đầu tư cũng như doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu về thu mua, đặt hợp đồng sớm với giá cả ổn định hơn những nơi khác. Điều này giúp cho bà con nơng dân có nguồn thu nhập cao và ổn định để tái sản xuất.

Như vậy, mặc dù hoạt động marketing quốc gia cho nhóm hàng sơ chế này khơng phải là ít nhưng mới chỉ dừng lại ở mục đích là đẩy mạnh xuất khẩu về số lượng trong thời gian trước mắt. Về lâu dài, để tạo dựng thương hiệu cho các sản phẩm của Việt Nam, các chiến lược marketing quốc gia cần

phải tập trung nhiều hơn vào việc tạo dựng thương hiệu cho chính sản phẩm của mình, để hàng Việt được mang đúng tên vốn có của nó khi đến tay người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua marketing địa phương (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)