Thẩm định địa phương

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua marketing địa phương (Trang 34 - 37)

1.3. Hoạch định chiến lƣợc marketing quốc gia

1.3.3. Thẩm định địa phương

Sau khi nhận diện địa phương, chúng ta biết được điểm mạnh và điểm yếu của quốc gia thì “thẩm định địa phương” là bước đánh giá điểm mạnh, điểm yếu đó và phân tích các yếu tố cấu thành nên năng lực của quốc gia. Định kỳ, chúng ta phải đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của mình, từ đó mới nhận diện được cơ hội và hành động để biến cho cơ hội đó thành kết quả trong phát triển kinh tế của đất nước. Thêm vào đó, chúng ta phải phân tích được các yếu tố cấu thành nên năng lực của quốc gia để có thể tác động đúng chỗ, đúng đối tượng, giúp đẩy mạnh sản xuất và kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu. Có 5 yếu tố cấu thành nên năng lực quốc gia gồm:

Nền văn hóa, các quan điểm, các giá trị của quốc gia.

Văn hóa khác nhau, quan điểm và giá trị dân tộc khác nhau sẽ dẫn tới thành quả kinh tế khác nhau. Ví dụ như, vào giai đoạn những năm 70 hay 80 của thế kỷ XX, Việt Nam thực hiện đóng cửa nền kinh tế dẫn tới kinh tế nước ta trì trệ, ì ạch khơng lối thốt. Giao thương bn bán với nước ngoài hầu như khơng có, dẫn tới xuất khẩu của nước ta khơng có cơ hội để phát triển. Trong khi đó, Trung Quốc, dù cũng tuyên bố theo con đường chủ nghĩa xã hội như Việt Nam, nhưng do thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế nên đã có những bước phát triển nhanh chóng, xuất khẩu đạt được những thành tựu vượt bậc. Nền kinh tế chuyển từ hướng nội sang hướng ngoại - đó là quyết định đúng đắn của Đảng và Nhà nước Trung Quốc. Như vậy, đối với chính quyền, cộng đồng dân cư và doanh nghiệp, việc thay đổi quan điểm cũng như các giá trị cần phải đòi hỏi sự nhất trí cao và lâu dài thì nền kinh tế nói chung, xuất khẩu nói riêng mới có thể phát triển ổn định được.

Sự cố kết xã hội của quốc gia

Tìm hiểu sự cố kết xã hội là tìm hiểu về các tầng lớp xã hội, về sự khác biệt văn hóa, tơn giáo và sự gắn kết giữa những nhóm người đó trong quốc

gia. Nhận biết được điều này và tìm cách đồn kết họ lại sẽ làm cho chiến lược marketing quốc gia thành công trong việc tạo ra một chu trình sản xuất và xuất khẩu liên hoàn cũng như tạo ra của cải cho đất nước.

Các nguồn lực sẵn có của nền kinh tế quốc gia

Các nguồn lực sẵn có có thể là sự phong phú của nguồn tài nguyên thiên nhiên, dồi dào về nguồn nhân lực, quy mô và kết cấu dân số hay cơ sở hạ tầng. Những nguồn lực này là yếu tố góp phần làm tăng hay giảm năng lực của quốc gia cũng cịn tùy từng quan điểm và nhìn chung cái nào cũng có hai mặt. Chính vì vậy, cần xem xét và đánh giá đầy đủ cả hai mặt tác động này đến xuất khẩu hàng hóa cũng như đối với nền kinh tế- xã hội của nước ta.

Tổ chức ngành

Đây là yếu tố chủ yếu cho việc thẩm định khả năng cạnh tranh của một quốc gia. Tổ chức ngành càng chặt chẽ bao nhiêu thì sẽ tạo nên một khối sức mạnh càng lớn bấy nhiêu cho nền kinh tế. Chúng ta có thể thấy Nhật Bản là một ví dụ điển hình trong trường hợp này. Ở Nhật Bản, các tập đoàn kinh tế lớn liên kết chặt chẽ với nhau trong việc mua bán, từ đó tạo nên rào cản ngăn chặn hàng nhập khẩu và nước ngoài xâm nhập vào thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu cho đất nước. Hay như Hàn Quốc nhờ xây dựng được các chaebol công nghiệp mà đã tạo nên những thành công thần kỳ cho nền kinh tế nước này.

Sự lãnh đạo của cơ quan Nhà nước và Chính phủ

Tầm nhìn của các nhà lãnh đạo có tác động rất lớn tới lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa, tới sự thành cơng hay khơng của nền kinh tế đất nước. Chính phủ tạo ra các chính sách cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, duy trì và phát triển nền kinh tế. Kinh nghiệm thành công của các quốc gia trong khu vực cho thấy rằng đất nước nào có bộ máy quản lý nhà

nước ưu tú thì sẽ điều hành tốt nền kinh tế - xã hội. Hơn nữa, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa Chính phủ và doanh nghiệp trong xây dựng chính sách thì các chính sách đó mới được hiện thực hóa nhanh chóng và hiệu quả. Các vấn đề liên quan đến chính quyền như: nạn tham nhũng, thủ tục hành chính nhiều tầng, phân bổ sai lầm các nguồn lực, bất ổn chính trị sẽ cản trở các nhà đầu tư, gây mất thời gian, tiền bạc và công sức cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, từ đó khiến cho nền kinh tế cũng như xã hội khó mà phát triển được.

Cả năm yếu tố này có mối quan hệ tác động qua lại nhau hình thành nên năng lực của quốc gia đó. (Sơ đồ 1)

Sơ đồ 1: Năng lực của quốc gia

(Nguồn: Slide môn "Marketing địa phương" của Cô Nguyễn Thị Phương Loan, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.)

Sự lãnh đạo của chính quyền

Nền văn hóa, các quan điểm, các giá trị của địa phương

Các nguồn lực sản xuất sẵn có

Sự kết cố xã hội của quốc gia

Tổ chức ngành của quốc gia

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua marketing địa phương (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)