Chiến lược quảng bá quốc gia

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua marketing địa phương (Trang 91 - 95)

3.2. Xây dựng và hoàn thiện chiến lƣợc marketing quốc gia trong gia

3.2.2.2. Chiến lược quảng bá quốc gia

Trong giai đoạn 2011–2015, cả bốn chiến lược marketing quốc gia cần phải tiếp tục được duy trì và đầu tư thực hiện nhiều hơn.

 Quảng bá hình tượng quốc gia

Việt Nam cần phải tạo dựng cho mình một hình tượng tích cực và nổi bật. Các thành phố và địa phương khác cũng cần xây dựng cho mình một hình tượng riêng, góp phần làm tăng giá trị hình tượng đất nước hơn. Việt Nam được nhiều quốc gia như: Pháp, Hàn Quốc, Nam Phi, Italia… coi là cửa ngõ để vào thị trường Đơng Nam Á.37

Vì thế, nước ta có thể sử dụng hình tượng "Việt Nam – cửa ngõ vào Đông Nam Á" để thu hút các nhà đầu tư. Câu khẩu hiệu này nêu bật được hình tượng về một quốc gia sẽ mang lại cho nhà đầu tư nhiều cơ hội tiếp cận thị trường đang phát triển năng động và đầy tiềm năng ở châu Á – đó là Đơng Nam Á.

Việc phát triển chiến lược sản phẩm quốc gia phải gắn liền với xây dựng hình tượng của quốc gia đó. Khi đã tìm cho mình được một hướng đi, một hình tượng cụ thể thì việc đề xuất các phương án phát triển kiến trúc, cơ sở hạ tầng, dịch vụ công hay các điểm hấp dẫn sẽ dễ dàng và thống nhất hơn. Ngược lại, phát triển chiến lược sản phẩm quốc gia đúng hướng cũng sẽ củng cố hình tượng của quốc gia trong tâm trí khách hàng.

Khi đã xác định được hình tượng cho mình, nước ta cùng với các địa phương cần phải tích cực quảng bá hình tượng đó thơng qua các phương tiện

37

Hương Lan, 24/03/2010, Pháp coi Việt Nam là cửa ngõ tiến vào Đông Nam Á,

http://vietnamnet.vn/chinhtri/201003/Phap-coi-Viet-Nam-la-cua-ngo-tien-vao-Dong-Nam-A-900518/. Thông tấn xã Việt Nam, 26/01/2007, Việt Nam là cửa ngõ để Italia vào Đông Nam Á,

thơng tin đại chúng như báo chí, truyền hình, internet… Mỗi ngành của nước ta, mỗi tỉnh thành của nước ta đều đã xây dựng được website riêng cho mình nhưng nhìn chung vấn đề cập nhật thơng tin cịn kém. Hơn thế nữa, không nhiều địa phương đã sử dụng công cụ marketing này hiệu quả trong việc quảng bá hình ảnh của mình.

Vai trị của Cục xúc tiến thương mại và các trung tâm xúc tiến thương mại cần được áp dụng triệt để hơn nữa. Những tổ chức này là đầu tàu trong việc đề ra các phương thức quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với các nhà đầu tư quốc tế, khách du lịch cũng như thi trường xuất khẩu và dân cư.

 Quảng bá điểm hấp dẫn

Quảng bá hình ảnh chung của quốc gia là chưa đủ để làm tăng tính hấp dẫn quan trọng của quốc gia đó. Nước ta còn cần phải đầu tư quảng bá cho các điểm hấp dẫn cụ thể. Mỗi địa phương cần phải tự tìm hiểu và quyết định xem nên chọn cái gì là điểm hấp dẫn đặc trưng của mình và lấy nó làm trọng tâm để đầu tư quảng bá, tiếp thị. Có thể lấy ví dụ như ở miền Nam tập trung quảng bá cho đổng bằng sông Cửu Long phát triển ngành sản xuất lúa gạo và thực phẩm, Quảng Ninh với vịnh Hạ Long, Khánh Hịa với Nha Trang vừa có thể phát triển du lịch, vừa phát triển ngành nuôi trồng, săn bắt và chế biến thủy hải sản. Để làm tăng tính hấp dẫn của một địa phương, một chiến lược thường được áp dụng phổ biến là xây dựng các trung tâm hội nghị triển lãm. Trung tâm triển lãm ở Đồ Sơn – Hải Phịng đã góp phần quảng bá hình ảnh của địa phương này.

Có nhiều cách để quảng bá các điểm hấp dẫn. Chúng ta có thể quảng bá thơng qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, và đặc biệt là internet. Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, quảng cáo qua website đã rút ngắn khoảng cách giữa địa phương và những người quan tâm tìm hiểu. Thế nhưng, chúng ta cũng cần phải có sự phối hợp quảng bá chặt

chẽ giữa địa phương với quốc gia để tạo sự thống nhất trong hành động. Chúng ta đã chưa làm tốt vấn đề phối hợp này ở giai đoạn trước dẫn đến hiệu quả chưa được cao. Bên cạnh đó, một lần nữa vai trị của các tổ chức xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư cần được phát huy hơn nữa. Các tổ chức này sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp, giữa địa phương và khách hàng, tổ chức các hoạt động triển lãm, hội chợ, giới thiệu những ưu đãi về đầu tư với các nhà đầu tư tiềm năng…Tất cả đều nhằm mục đích là đưa hình ảnh của địa phương, của Việt Nam đến với các nhà đầu tư nhanh chóng và thuận tiện nhất.

 Quảng bá cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng tốt sẽ là yếu tố làm cho hình ảnh và sức hấp dẫn của quốc gia tăng lên. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng không chỉ cần thiết cho phát triển kinh tế, giao thương bn bán mà cịn giúp cải thiện tình trạng thất nghiệp và các vấn nạn xã hội khác.

Trong cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông và thông tin liên lạc được quan tâm nhất. Hệ thống giao thông thông suốt, thông tin liên lạc dễ dàng, công nghệ thông tin phát triển là một lợi thế để thu hút các nhà đầu tư. Nước ta đang nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng tốt hơn để có thể phục vụ cho phát triển tuy nhiên còn nhiều điều phải làm trong giai đoạn tới này. Tình trạng quá tải ở các thành phố lớn địi hỏi Nhà nước ta phải có chính sách xây dựng thêm các khu đô thị mới, các chung cư, hệ thống điện nước, mạng lưới phân phối hàng hóa, trường học, bệnh viện… nhằm cải thiện tình hình này. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng của nước ta cịn thấp kém và cần phải quan tâm nhiều hơn nữa trong giai đoạn tới.

 Quảng bá con người

Sử dụng hình ảnh con người là một tiếp cận chiến lược của marketing quốc gia. Nền văn hóa đa dân tơc của Việt Nam cũng có thể là một yếu tố thu hút du khách và nhân công đến làm việc. Nước ta cần áp dụng chiến lược

quảng bá con người này nhiều hơn nữa bởi nếu chiến lược này được thực hiện khéo léo và thành công sẽ tạo nên tác động rất lớn đến những khách hàng của địa phương. Ngày nay, nước ta đang trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, khơng thiếu gì những gương trong lao động sản xuất, những vị lãnh đạo tận tâm hay các nhân tài cống hiến cho sự phát triển của đất nước. Thế nhưng, sử dụng họ như thế nào để hiệu quả, thì nước ta cũng cần phải tìm hiểu nhiều hơn nữa. Hay như thông qua các bài báo, bài phát biểu của những người đã từng đến Việt Nam sống, làm việc và đầu tư sẽ có tác động tích cực tới những ai đang có ý định hoặc chưa có ý định đến với Việt Nam. Vì vậy, chiến lược quảng bá này cần phải được khai thác nhiều hơn nữa.

Như vậy, cả bốn chiến lược marketing đều đã được triển khai ở nước ta nhưng nhìn chung các chiến lược chưa được thực thi đồng bộ, chưa có sự phối hợp hài hịa nên hiệu quả nó mang lại chưa thực sự cao. Tùy từng địa phương, tùy từng ngành mà chúng ta cần phải chọn một chiến lược marketing riêng làm đầu tàu để chú trọng đầu tư thực hiện nhiều hơn. Ví dụ như với ngành sản xuất sản phẩm cơng nghệ cao thì chiến lược quảng bá cơ sở hạ tầng phải được coi trọng hơn cả. Với vùng đồng bằng sơng Cửu Long thì chiến lược quảng bá điểm hấp dẫn và con người lại phải được đặt cao hơn. Xây dựng nước ta thành một nơi có khả năng phát triển tốt chưa đủ, thêm vào đó cần phải có chiến lược quảng bá Việt Nam ra thế giới để thế giới có thể biết đến Việt Nam nhiều hơn. Có như vậy, Việt Nam mới có thể thu hút được đầu tư nhiều hơn, và phát triển lĩnh vực xuất khẩu nhanh hơn, đa dạng hơn. Thương hiệu Việt Nam và sản phẩm Việt Nam sẽ dần được người tiêu dùng biết đến, nhớ đến và dùng đến.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua marketing địa phương (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)