Hàng gia công xuất khẩu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua marketing địa phương (Trang 64 - 67)

2.3. Hoạt động marketing quốc gia trong một số ngành xuất khẩu chủ

2.3.3. Hàng gia công xuất khẩu

Đây là nhóm hàng xuất khẩu mũi nhọn của nước ta tiêu biểu có dệt may, da giầy… Hoạt động marketing quốc gia cho nhóm hàng này cũng được chú trọng hơn trong những năm gần đây. Vì thế, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, nhìn chung kết quả đạt được cũng chỉ là sự gia tăng về số lượng và giá trị xuất khẩu của ngành hàng gia công. Vấn đề thương hiệu hàng gia cơng Việt Nam vẫn cịn hết sức nan giải. Trong giới hạn bài luận văn này, tác giả xin phân tích hoạt động marketing cho một mặt hàng tiêu biểu đó là dệt may.

Dệt may là ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Trong nhiều năm qua, ngành dệt may đã có những bước tăng trưởng nhanh chóng, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, từng bước đưa nước ta trở thành một trong 10 quốc gia có ngành dệt may phát triển nhất thế giới.26 Từ năm 2000 đến nay, ngành dệt may Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng bình quân trên 20%/năm, thu hút gần 2 triệu lao động, đóng góp 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Biểu đồ dưới cho ta thấy trong khoảng 10 năm từ năm 2000 tới năm 2009, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng gần 5 lần và tăng đều qua các năm. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu dệt may chỉ đạt 1,87 tỷ USD nhưng tới năm 2009 thì con số này là 9,1 tỷ USD (Biểu đồ 3).

Dệt may là ngành được thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải kí quyết định “Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2010” vào năm 2001.

26

Phước Hà, 04/10/2007, Việt Nam đứng thứ 10 về xuất khẩu dệt may, http://www.vnchannel.net/news/kinh- te/200710/viet-nam-dung-thu-10-the-gioi-ve-xuat-khau-det-may.21564.html.

Mục đích của chiến lược này là nhằm phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu. Trong đó có nêu rằng ngành dệt may cần chú trọng công tác thiết kế các sản phẩm dệt

Biểu đồ 3: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam từ 2000 - 2009

1870 2000 2750 3600 4300 4500 5800 7700 9100 9100 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Đơn vị: triệu USD

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ một số website: www.vietnamscout.com,

www.vneconomy.vn, www.mof.gov.vn, www.vietnamnet.vn, … )

mới, nhằm từng bước củng cố vững chắc uy tín nhãn mác hàng dệt Việt Nam trên thị trường quốc tế. Các thông tin về ngành dệt may được cung cấp trên các website của Bộ Công thương, Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam, hay như qua website Cổng giao dịch điện tử ngành dệt may Việt Nam. Qua cổng giao dịch này, các nhà nhập khẩu nước ngồi có thể tìm thấy các thương hiệu dệt may uy tín nhất của Việt Nam cùng các thông tin về giá cả thị trường dệt may trong nước và thế giới biến động như thế nào. Các thương hiệu như Hanosimex, Nhabeco, Viettien, Thai Tuan, Phuoc Long… đã trở thành biểu tượng uy tín về chất lượng hàng đầu của dệt may Việt Nam. Những công ty này cũng đã có website riêng cho mình, góp phần tạo dựng thương hiệu vững mạnh, độc quyền của dệt may Việt Nam. Kết quả mà ngành dệt may nước ta đạt được những năm gần đây không chỉ là kim ngạch xuất khẩu đạt được lớn mà hơn nữa, thương hiệu dệt may Việt dần dần đã được người tiêu dùng trên

thế giới biết đến nhiều hơn. Đó là thành cơng lớn của ngành dệt may nước ta. Trong đó, Việt Tiến được người nước ngoài đánh giá là hàng Việt Nam chất lượng cao được ưa chuộng nhất.27

Hàng năm, Hiệp hội dệt may Việt Nam có tổ chức chương trình xúc tiến thương mại, có nêu rõ những hoạt động ngành dệt may sẽ thực hiện trong từng năm. Nước ta cũng tổ chức và tham gia rất nhiều hội chợ thời trang, triển lãm vải, triển lãm giao thương, Hội chợ hàng Việt Nam ở các nước khác trên thế giới như Mỹ, Ailen, Bangkok, Colombo, Myanma, Nhật Bản và các nước EU khác. Từ đó mà các cơ hội giao thương, tên tuổi hàng Việt cũng được biết đến nhiều hơn. Ngày 18/12/2009, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) phối hợp với Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) tổ chức Hội nghị đón đồn các nhà nhập khẩu Dệt May vào Việt Nam. Hội nghị là cầu nối giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tiếp cận các nhà nhập khẩu nước ngồi, trong đó chủ yếu là thị trường Hoa Kỳ. Hội thảo đã thu hút được nhiều nhà nhập khẩu quan tâm và đến tìm cơ hội giao thương với doanh nghiệp dệt may nước ta, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao thương hiệu dệt may Việt.

Ngoài ra, các cuộc thi “Thợ giỏi ngành dệt may Việt Nam” cũng được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh người lao động trong ngành dệt may, từ đó thúc đẩy người lao động không ngừng phấn đấu nâng cao tay nghề, làm ra những sản phẩm chất lượng cho dệt may nước nhà, tạo niềm tin cho nhà nhập khẩu thế giới với sản phẩm dệt may Việt.

Tuy nhiên, ngoại trừ một vài doanh nghiệp nêu ở trên, hầu hết các doanh nghiệp dệt may vẫn còn đang loay hoay trên con đường tạo dựng thương hiệu cho mình. Khoảng 30% số lượng doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may tại Việt Nam đã được nhiều nhà nhập khẩu biết đến tên doanh nghiệp với nhiều mức độ khác nhau thông qua quan hệ xuất nhập khẩu và đặt hàng

27

Kim Dung, 03/01/2010, Hàng Việt Nam trong mắt người nước ngoài, http://dantri.com.vn/c76/s76-

thường xun, trong đó chỉ có một số rất ít doanh nghiệp Việt Nam được biết rộng rãi trong cộng đồng các nhà nhập khẩu lớn. Đối với sản phẩm xuất khẩu, ngoại trừ một vài doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu dưới thương hiệu riêng của mình (như Cơng ty Scavi đang xuất khẩu sản phẩm dưới tên CORENE SCAVI và MAILFIX SCAVI, Công ty May Phương Đông xuất khẩu sản phẩm dưới tên F HOUSE ..) còn lại hầu hết đều xuất khẩu sản phẩm dưới nhãn hiệu của nhà nhập khẩu nước ngồi. Có thể nói hoạt động quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam ra thị trường nước ngồi gần như chưa có. Ngun nhân chính của tình trạng này là do các doanh nghiệp Việt Nam khơng đủ năng lực tài chính để quảng bá thương hiệu sản phẩm ra nước ngoài, trong khi các doanh nghiệp đầu tư nước ngồi tại Việt Nam thì khơng quan tâm xây dựng thương hiệu ở Việt Nam mà chủ yếu là sử dụng thương hiệu của công ty mẹ tại nước ngoài. Đây cũng là một thách thức lớn cho ngành dệt may nước ta trên con đường tạo dựng thương hiệu cho mình.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua marketing địa phương (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)