Phần I CÔNG TÁC CHỌN TẠO GIỐNG
2.4. VẬT LIỆU KHỞI ĐẦU
2.4.1. Phân loại theo hệ thống phân loại thực vật
Giới - Phylum Chi – Genus Ngành - Divosio Loài – Species Lớp - Classis Nhánh - Proles
Bộ - Odines Biến chủng, thứ, giống – Varietas
Họ - Familia Dạng – Forma
Tộc - Tribus Cá thể - Individus Ví dụ: Cây lúa nước:
Giới thực vật có hoa hạt kín
Lớp một lá mầm: Monocotyledoneae Phân lớp: Thài lài
Bộ Hoà thảo: Graminalles
Họ Hoà thảo: Graminae (Poaceae) Họ phụ: Poideae
Chi: Oriza
Loài Oriza Sativa (lúa trồng)
Loài phụ: - O. Sativa sub Indica
- O. Sativa sub Japonica
Biến chủng: Var. mutica (hạt dài, vỏ trấu vàng rơm, hạt thẳng, gạo trắng, khơng có râu)
Dạng: Elongatum (cây cao, lóng dài)
2.4.2. Phân loại theo số lượng nhiễm sắc thể
Mỗi lồi thực vật hoặc cây trồng có một số lượng nhiễm sắc thể đặc trưng. Sau đây là số lượng nhiễm sắc thể của một loài cây trồng thường gặp:
- Lúa – Oriza Sativa 12 24
- Ngô – Zea mays 10 20
- Cao lơng – Sorghum vulgare 10 20
- Kê – Setaria italica 9 18
- Khoai lang – Ipomea batatas 45 90
- Bông cỏ – G. Herbaceum L. 13 26
- Bông luồi – G. Hirsutum L. 26 52
- Khoai tây – Solanum tuberosum 24 48
- Đậu Hà Lan - Pisum Sativum 7 14
- Đậu tương – Glycine hispida 19 38
- Thuốc lá – Nicotiana tabacum 24 48
2.4.3. Phân loại theo nguồn gốc xuất xứ
Hệ thống phân loại này được nhà chọn giống sắp xếp và rất tiện lợi cho quá trình sử dụng gen thực vật. Theo nguồn gốc xuất xứ nguồn gen cây trồng có các nhóm thứ tự sau:
- Cây dại
- Quần thể địa phương
- Tập đoàn thu thập giống cây trồng thế giới - Tự nhiên - Trong nước Nguồn gen thực vật - Nhập nội - Nhân tạo - Quần thể lai
- Quần thể của các dòng tự phối - Các dạng đột biến đa bội
Nguồn gen thực vật theo xuất xứ địa lí có thể xếp vào hai nhóm là: Nguồn gen trong nước và nguồn gen nhập nội.
Theo cách tạo thành cũng chia ra hai nhóm: Nguồn gen tự nhiên và nguồn gen nhân tạo. Nguồn gen tự nhiên theo nguồn gốc được xếp theo ba nhóm là:
Cây dại: Tập hợp tất cả các loại hình hoang dại như hai loài khoai tây dại thu thập được ở Bắc Mỹ: Solanum demissum và Solanum phureja.
Quần thể địa phương: Bao gồm tồn bộ các loại hình cây trồng địa phương được tao ra do quá trình chọn lọc tự nhiên và nhân tạo, khơng rõ phương pháp và thời gian chọn tạo, đã tồn tại ở địa phương đó một thời gian dài, được người dân địa phương trồng và giữ giống ngay trong quá trình trồng trọt ở tiểu vùng. Ví dụ: lúa Tám ở Miền Bắc, Nàng thơm Chợ Đào ở Long An ...
Tập đoàn thu thập giống cây trồng thế giới.
Là bộ sưu tập các loại hình địa phương từ mọi miền trên trái đất. Ví dụ: giống lúa địa phương Peta, Pelita của Indonesia, giống lúa Dee - geo- woo- gen (Đề cước ô tiêm) của Đài Loan, giống lúa Buncô của Nhật... trong bộ sưu tập các giống lúa nhập nội của nước ta.
Nguồn gen có nguồn gốc nhân tạo cũng được xếp thành 4 nhóm nhỏ: a) Quần thể lai: Các dạng được tạo ra do phương pháp lai. Từ quần thể này bằng phương pháp chọn lọc thích hợp nguời ta phân lập các dạng mới để tạo thành giống mới.
b) Quần thể các dòng tự phối: Được tạo ra bằng phương pháp tự phối ở cây giao phấn. Người ta sử dụng nguồn gen này làm vật liệu khởi đầu cho chương trình tạo giống ưu thế lai và tạo giống tổng hợp.
c) Quần thể các dạng đột biến, đa bội: Được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo và gây đa bội thể nhân tạo. Người ta chọn lọc từ nhóm quần thể này các dạng mới để gây thành giống mới.
d) Quần thể các dạng tạo ra bằng công nghệ sinh học: Bao gồm các dạng được tạo ra do dung hợp tế bào trần, chuyển gen, ni cấy tế bào hoặc chọn dịng tế bào. Các dạng này thường mang các gen riêng, độc đáo và là nguồn vật liệu tốt dùng trong chọn tạo giống cây trồng.