CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ CHỌN LỌC

Một phần của tài liệu Giáo trình giống cây trồng 1 (Trang 49 - 51)

Chương 3 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC CƠ BẢN

3.6. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ CHỌN LỌC

3.6.1. Hệ thống sinh sản của cây trồng

Đối tượng của phương pháp chọn giống cổ điển là: chọn lọc ở cây sinh sản hữu tính, cây sinh sản vơ tính...

Ở cây tự thụ phấn (autogamous), do đặc điểm sinh học về cấu tạo hoa, việc lai tạo với cây trồng khác trong cùng lồi gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, cây tự thụ đa phần là cây đồng hợp tử, là dòng thuần. Hạt giống thương phẩm của nhóm cây này được sản xuất bằng phương pháp tự thụ phấn.

Ở cây giao phấn dị giao tử (allo gamous) việc lai tạo trong tự nhiên xảy ra thuận lợi. Dị hợp thể là đặc điểm của những cây dị giao, do vậy hiệu ứng trội sẽ đóng góp việc hình thành các tính trạng.

Phương pháp chọn giống ở cây sinh sản vơ tính nói chung là các biến dị xảy ra đều là kiểu gen đồng hợp tử hay dị hợp tử. Chọn ra kiểu gen mong muốn trong môi trường nhất định sẽ tạo ra dịng vơ tính phục vụ cho sản xuất.

Ở đây nhân tố mơi trường có tác động nhất định đến các hệ thống sinh sản cho cây.

3.6.2. Hiện tượng ưu thế lai

Ưu thế lai là một hiện tượng thông thường ở tất cả các loài cây giao phấn và một số loài cây tự thụ như: đậu tương (Hillsman và Carter, 1981), cà chua, lúa mì (Nelson và Bernat, 1984), lúa (Jones, 1926); (Yuan, 1964). Hạt lai thương mại hiện nay đã được áp dụng rộng rãi ở cây tự thụ và cây giao phấn.

Hạt lai thương phẩm sử dụng hiện tượng ưu thế lai nên ngay trong trường hợp ở cây tự thụ phấn (lúa) yêu cầu cách li về không gian khi sản xuất hạt lai 3 dòng đã đòi hỏi nghiêm ngặt hơn và việc chọn các dòng A (CMS), dòng B (dòng củng cố bất dục) và dòng R (dòng phục hồi) càng yêu cầu phải thận trọng hơn.

3.6.3. Về cấu trúc tế bào di truyền

Mức độ đa bội có ảnh hưởng nhất định đến chiến lược của chọn giống cây trồng: tứ bội thể được dùng thơng dụng ở các lồi cây thức ăn gia súc nhằm làm tăng sản lượng chất khơ và các đặc tính tốt khác.

Việc chọn lọc về một tính trạng nào đó: chống bệnh của củ cải đường, chống bệnh và khả năng tổ hợp của khoai tây... bằng cách chọn các dạng tam bội thường sẽ có hiệu lực hơn.

3.6.4. Tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng

Việc chọn lọc theo các tính trạng số lượng và chất lượng đã dẫn đến việc hình thành các phương pháp chọn giống khác nhau. Thơng thường, tính trạng chất lượng được kiểm tra bởi một gen hay nhiều gen như: màu sắc thân, lá, hoa, hạt, chiều cao cây, tính chống chịu với sâu bệnh, hàm lượng amino acid trong hạt...

Tính trạng số lượng do nhiều gen kiểm tra cũng bị ảnh hưởng bởi môi trường và tác động tương hỗ giữa các gen.

Phương pháp chọn giống với tính trạng số lượng thường được áp dụng là chọn chu kì hoặc hồi quy. Càng có nhiều gen tham gia thì sẽ ít có cơ hội tạo ra sự ngẫu nhiên để đạt được một tổ hợp gen tốt nhất của một chu kỳ chọn lọc. Do vậy điều cần thiết đặt ra là cần có sự phối hợp của chọn lọc nhằm làm tăng những tổ hợp tốt nhất ở chu kỳ tiếp theo.

3.6.5. Sự hoạt động của các gen

Nếu các alen của từng locus có hiệu ứng cộng đặc biệt về 3 kiểu gen: 1 dị hợp và 2 đồng hợp tử thì người ta cho rằng nó có hoạt tính gen bổ sung. Nếu các alen có hiệu ứng trội bổ sung ở trạng thái dị hợp tử, người ta cho rằng chúng đã đóng góp vào các biến dị trội và đó là hoạt động của gen trội.

Việc chọn giống sẽ phụ thuộc vào sự lưu hành của gen hoặc dạng hoạt tính của gen về vật liệu chọn tạo giống trong chọn lọc

Câu hỏi ơn tập

1. Khái niệm, vai trị và tác dụng của chọn lọc ? 2. Một số đặc điểm di truyền của thực vật ?

Một phần của tài liệu Giáo trình giống cây trồng 1 (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)