Chương 4 LAI TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG
6.1. SỬDỤNG ĐỘT BIẾN TRONG CHỌN GIỐNG
6.1.2.2. Tác nhân hóa học
Trong những năm gần đây người ta ứng dụng rộng rãi các tác nhân hoá học dễ gây đột biến và đã thu được kết quả tốt. Như chất Ethilenimin cịn có khả năng gây đột biến mạnh hơn các tia phóng xạ. các chất sau đây thường sử dụng gây đột biến: DES, NG, EI, DMS, N, NG, vv…
Qua một số đột biến người ta hy vọng với phương pháp hố học có thể định hướng được các đột biến dễ hơn là đột biến do các tia phóng xạ.
Cơ sở lý luận:
Như ta đã biết gen là một đoạn của phân tử ADN gồm một số nucleotid có trình tự sắp xếp nhất định quyết định trình tự sắp xếp các acid amin trong mạch polypeptid.
Mật mã di truyền của sinh vật do “bộ ba” nucleotid quyết định; nếu trình tự sắp xếp của nucleotid trong”bộ ba” thay đổi hoặc được thay thế bằng: “bộ ba” khác hoặc cấu trúc hoá học của từng nucleotid thay đổi sẽ làm mật mã di truyền thay đổi, gây nên hiện tượng đột biến gen đưa đến thay đổi các acid amin trong
phân tử protein,thay đổi cấu trúc và chức năng của protein đưa đến thay đổi tính trạng của sinh vật.
Các chất hoá học gây đột biến là các chất oxy hoá, các chất ethyl hoặc methyl, các chất đồng phân với các bazơ…lúc tác động lên cơ thể sinh vật sẽ oxy hoá hoặc methyl hố các bazơ có đạm trong nucleotid hay thay thế một gốc này bằng một gốc khác trong nucleotid. Do đó sẽ làm thay đỗi cấu trúc hố học của gen.
Các hóa chất sử dụng gây đột biến có hơn 400 loại hóa chất, dựa vào cấu trúc hóa học phân ra như sau:
Nhóm 1; Ơxy hóa khử
Nhóm 2; Cảm ứng với các bazơ trong ADN
Nhóm 3; Gồm các chất đồng phân với bazơ tham gia trong thành phần AND ở vị trí timin, thay thế nucleotit này bằng nucleotit khác và gây đột biến.
Nhóm 4; Alkyl hóa
Nhóm 5; Acridin C13H9N
Phương pháp xử lý:
Tùy thuộc vào cây trồng, bộ phận xử lý, tác nhân xử lý. Ngồi ra nó cịn phụ thuộc vào thời kỳ sinh trưởng, phát dục của cây.
Bảng 6.2: Nồng độ một số hóa chất dùng xử lý hạt
Stt Hóa chất Nồng độ dung dịch (%)
1 Ethyleneimine (EI) 0,01 – 0,5
2 Ethyl methanesulfonate (EMS) 0,1 – 1,5
3 Di-ethylsulfate (DES) 0,01 – 0,2
4 Dimethylsulfate (DMS) 0,01 – 0,15
5 Nitrosoethylurea (NEU) 0,0001 – 0,025
6 Nitrosomethylurea (NMU) 0,0001 – 0,015
Phương pháp xử lý đơn giản nhất là ngâm hạt giống (hạt khô) vào dung dịch chất gây đột biến với nồng độ và thời gian thích hợp.