MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DITRUYỀN CỦA THỰC VẬT

Một phần của tài liệu Giáo trình giống cây trồng 1 (Trang 42 - 45)

Chương 3 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC CƠ BẢN

3.4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DITRUYỀN CỦA THỰC VẬT

Những cây gọi là tự thụ phấn là thụ phấn bằng phấn hoa của cùng hoa hoặc cùng cây (lúa, đậu nành, lạc…).

Quần thể cây tự thụ phấn thường đồng nhất và ổn định vì tất cả các cá thể trong quần thể đều có kiểu gen đồng hợp tử.

Nếu trong quẩn thể do lai hoặc do đột biến có xuất hiện kiểu gen dị hợp tử thì khi tự thụ phấn liên tục nhiều đời cây dị hợp tử sẽ giảm dần (do phân ly), cây đồng hợp tử tăng dần nên quẩn thể gần như đồng nhất, thể hiện qua sơ đồ (3.1).

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ quần thể kiểu gen dị hợp tử qua 6 đời tự thụ

AA: Gen đồng hợp tử trội; aa: Gen đồng hợp tử lặn; Aa: Gen dị hợp tử

Qua sơ đồ 3.1 chúng ta thấy, gen dị hợp tử tiến dần đến 0, nhưng không bao giờ bằng 0. Như vậy, cây dị hợp tử không bao giờ phân ly hết và độ thuần di truyền của giống không bao giờ là giá trị tuyệt đối (100%).

Để thích nghi với tự thụ phấn, hoa của cây tự thụ thường có cấu tạo lưỡng tính. Nhụy cái được bảo vệ rất kỹ, thời gian nở hoa ngắn (đối với lúa khoảng 30 phút) hoa nhỏ và ít có mùi vị, màu sắc, nhị đực thường dài hơn nhụy cái.

3.4.2. Đặc điểm di truyền của cây giao phấn

Trong tự nhiên, cây giao phấn rất phổ biến (ngay cả cây tự thụ cũng có giao phấn). Vì giao phấn làm cho đời sau nâng cao được sức sống, tăng khả năng thích ứng với mơi trường. Các cá thể cây giao phấn thường không đồng đều, và đời sau thường khơng ổn định mà cịn phân ly.

Để thích nghi với việc giao phấn, cây giao phấn thường có hoa đơn tính (cùng cây hoặc khác cây) hoặc nếu hoa lưỡng tính thì sự tự thụ phấn sẽ bất dục (khoai lang), hoa có màu sắc sặc sỡ nhiều mật ngọt và hương thơm dễ hấp dẫn côn trùng, như nhụy và nhị thường chín vào những thời kỳ khác nhau và thường mọc ra khỏi hoa mới thụ phấn, số lượng hạt phấn rất nhiều và dễ phát tán nhờ gió.

Cây giao phấn nếu tự thụ phấn thì sức sống sẽ giảm sút biểu hiện dị hình, tính chống chịu và năng suất giảm.

Trong quần thể cây giao phấn nếu khơng có chọn lọc và phát sinh đột biến thì quần thể cân bằng di truyền nghĩa là tỷ lệ các kiểu gen trong quần thể vẫn giữ nguyên qua các đời sau. Vì thế nên chọn lọc đối với quần thể giao phấn phải tiến hành nhiều lần mới có hiệu quả, nếu ngừng chọn lọc quần thể sẽ trở lại trạng thái cân bằng di truyền.

Thí dụ ta có kiểu gen: Aa Đời 1 phân cho ra: AA +2Aa + aa Đời thứ 2 cho ra: 16AA + 32 Aa + 16aa

3.4.3. Đặc điểm di truyền của cây sinh sản vơ tính

Cây sinh sản vơ tính thường phát triển từ một bộ phận của cây (như cành, củ, v.v...), nó chỉ mang tính di truyền của cây mẹ cho nên rất ổn định trong các đời sau.

Do chọn lọc nhân tạo mà một số cây sinh sản vơ tính như khoai lang khó ra hoa, hoặc ra hoa thì khó kết hạt vì con người trồng cây này chỉ lấy lá hoặc củ chứ không lấy hạt.

Ở cây sinh sản vơ tính thường xuất hiện các biến dị mầm, biểu hiện rõ nhất là hiện tượng đa bội thể ở các cây như cam, quýt, cà chua.

Một phần của tài liệu Giáo trình giống cây trồng 1 (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)