Chương 9 SẢN XUẤT GIỐNG
9.5. QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT HẠT GIỐNG NGÔ
9.5.1. Sản xuất hạt giống ngô thụ phấn tự do theo phương pháp truyền thống
Là phương pháp mà nông dân thường áp dụng đối với các giống ngô thụ phấn tự do (tương đối ổn định về giống). Trong thực tế sản xuất, thường thì nơng dân lựa chọn những cá thể tốt của vụ trước để làm giống cho vụ sau theo chỉ tiêu
ba tốt, hoặc nhiều hộ cá thể, đơn vị cơ quan cũng đã áp dụng nguyên tắc này để sản xuất ngô giống, bao gồm:
- Ruộng tốt: Ruộng để trồng ngơ làm giống phải là ruộng có chân đất tốt,
cách ly an tồn với các ruộng ngơ khác. Chăm sóc đầy đủ, bón phân cân đối, phịng trừ sâu bệnh kịp thời. Cây xấu được khử cờ, cây đực lẫn phải loại bỏ đi sớm.
- Bắp tốt: Bắp to, dài, nây và múp đầu, lá bi mỏng, không bị sâu bệnh, hạt
sâu, cấy thẳng hàng, đúng dạng hình bắp và hạt của giống đó. Khơng dùng bắp có hạt mang nhiều màu sắc khác để làm giống.
- Hạt tốt: Hạt nậy và mẩy đều, màu sắc đẹp đúng với màu của giống. Không dùng hạt ở đầu và đuôi bắp (bỏ 3 - 5 cm) chỉ lấy hạt ở phần giữa bắp (10- 15 cm) làm giống.
- Thu hoạch ngô giống: Thu hoạch ngô giống cũng hết sức quan trọng. Khi ngơ chín cần thu hoạch ngay, khơng để lâu trên ruộng dễ ẩm mốc và dịch hại xâm nhập làm giảm phẩm chất giống. Bắp thu về để nơi thoáng, loại bỏ bắp khơng bình thường, bắp bị sâu bệnh. Tiến hành phơi 1 - 2 nắng, tẽ bỏ đầu đuôi, lại phơi tiếp 1 - 2 nắng nữa rồi mới tẽ riêng hạt đó làm giống. Thường tỷ lệ hạt giống chiếm 50% năng suất.
- Phơi ngô giống: Sau khi đã xử lý xong để có bắp và hạt tốt, tẽ hạt ra phơi. Có thể phơi 3 - 4 nắng, tãi mỏng trên sân gạch hoặc nong nia để phơi. Phơi cho đến khi độ ẩm trong hạt còn 12% (hạt ngô rạn chân chim) là được. Phơi không kỹ, độ ẩm trong hạt cao (15 - 16%) thường dễ bị mốc mọt. Đây là hai đối tương gây hại phổ biến hạt giống ngô trong bảo quản. Phơi khô, kỹ sẽ hạn chế được hai đối tượng trên.
Khi phơi chú ý tránh lẫn giống bằng cách phải phơi riêng cho từng loại.
- Bảo quản ngô giống: Ngơ giống phải được bảo quản tốt để có tỷ lệ nẩy mầm cao, sức nẩy mầm khoẻ. Khi ngô đã phơi khô (độ ẩm hạt 12%), để nguội rồi cho vào bảo quản trong chum vại bằng sành, sứ, xi măng…Đáy chum nên đổ một lớp vôi cục đập nhỏ hay tro bếp thật khơ (5 - 10 cm). Lót 1 - 2 lượt lá chuối khơ. Dùng lá xoan (sầu đâu) phơi khơ vị nhỏ, trộn với ngô để chống mối mọt. Cho ngô vào đầy chum. Miệng chum cũng trải một lớp để 1 lớp lá chuối khô, trên để một lớp vôi cục nhỏ (hoặc tro khơ) như ở đáy chum.
Trên cùng đậy nắp kín, để ở nơi khơ ráo thoáng mát. Thường xuyên kiểm tra, nếu bị ẩm thì phải phơi lại giống. Nếu bảo quản tốt có khi cả vụ khơng phải
phơi lại, mà chỉ cần phơi lại 1 - 2 nắng trước khi gieo để ngô đảm bảo sức nảy mầm tốt.