Thử khả năng phối hợp

Một phần của tài liệu Giáo trình giống cây trồng 1 (Trang 72 - 74)

Chương 4 LAI TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG

5.4. TẠO GIỐNG ƯU THẾLAI ỞCÂY GIAO PHẤN

5.4.4. Thử khả năng phối hợp

Khả năng phối hợp là khả năng cho ưu thế lai của các dòng tự phối trong các tổ hợp lai.

Khả năng phối hợp chung là khả năng cho ưu thế lai của dòng tự phối với các dòng khác.

Khả năng phối hợp riêng là khả năng cho ưu thế lai của một dòng khi đem lai với một dòng cụ thể khác.

- Thử khả năng phối hợp chung:

+ Thử khả năng phối hợp chung sớm ngay từ thế hệ I3 khi các dịng tự phối được hình thành và đạt độ đồng đều tương đối thì tiến hành thử khả năng phối hợp chung. Lần thử này có thể loại bỏ 60 – 70 % số dòng. Việc này giúp giảm bớt cơng sức, kinh phí và nâng cao hiệu quả chọn lọc.

+ Thử khả năng phối hợp chung muộn ở thế hệ I5 hoặc I6 khi các dòng tự phối đã đạt độ đồng đều rất cao. Lần thử này nhằm: loại bỏ các dịng khơng có khả năng phối hợp cao. Tìm ra các dịng có thể phối hợp với nhau để tạo ra giống lai tổng hợp đồng thời cung cấp các dòng ưu việt cho thử khả năng phối hợp riêng.

đỉnh.

Phương pháp thử khả năng phối hợp chung:

Các dòng tự phối được đem lai với một vật liệu thử theo phương pháp lai

Sơ đồ lai như sau:

Vật liệu thử (Tester) (♀) 1 (♂) 2 3 4 … n

Cách xác định khả năng phối hợp chung; năng suất của tất cả các tổ hợp lai đỉnh được cộng lại và chia cho số tổ hợp lai để có giá trị trung bình (m). Năng suất của con lai từng dòng với vật liệu thử được so sánh với trị số trung bình (m). Các dịng có con lai với năng suất cao hơn năng suất trung bình của tất cả các tổ hợp được coi là có khả năng phối hợp chung.

Có 3 phương pháp cơ bản để tạo dịng tự phối ở ngơ (bắp):

- Phương pháp chuẩn: chọn các cây khỏe mạnh và điển hình cho quần thể của vật liệu ban đầu rồi cho tự phối bằng phương pháp cách ly. Các bắp tốt được lựa chọn theo kiểu bắp/hàng. Sự chọn lọc được lặp lại như vậy ở các thế hệ tiếp theo

- Phương pháp hốc đơn: đây là một biến dạng của phương pháp chuẩn,

hàng được thay thế bằng hốc đơn 3 cây trong mỗi chu kỳ chọn lọc. Vì thế phương pháp này có ưu điểm là cho phép đánh giá được số lượng thế hệ nhiều hơn trên cùng một đơn vị diện tích, nhưng lại hạn chế về khả năng chọn lọc trong mỗi thế hệ.

- Phương pháp tạo dòng lưỡng bội đồng hợp tử bằng kỹ thuật nuôi cấy hạt phấn in vitro kết hợp với phương pháp gây đa bội hóa bằng colchicine.

Sau q trình tự phối 5 - 6 thế hệ như vậy, các dòng thu được phải đồng đều về mọi tính trạng như độ cao cây, hình thái hạt, màu sắc Đem những cây trong cùng một dòng giao phối với nhau, nếu ở thế hệ sau khơng có gì sai khác với các cây giao phối ban đầu thì các dòng ấy đã thuần.

Đem hai dòng tự phối lai với nhau, thu được con lai đơn giữa dòng. Hai con lai đơn giao phối với nhau cho con lai kép giữa dòng.

- Thử khả năng phối hợp riêng:

Dùng các dịng có khả năng phối hợp chung cao nhất để tiến hành thử khả năng phối hợp riêng giữa các dòng tự phối ưu việt với nhau để tìm tổ hợp lai có ưu thế cao nhất.

Một phần của tài liệu Giáo trình giống cây trồng 1 (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)