Chương 3 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC CƠ BẢN
3.5. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC CƠ BẢN
3.5.1. Phương pháp chọn lọc hỗn hợp (Mass Selection)
Từ ruộng giống ban đầu (quần thể khởi đầu), dựa vào các đặc trưng, đặc tính biểu hiện ở bên ngồi chọn những cá thể tốt theo yêu cầu của các nhà chọn giống (số lượng cá thể càng nhiều càng tốt, từ vài trăm đến vài nghìn), sau đó trộn tất cả cá thể đó và gieo trồng so sánh ở vụ sau với các giống đối chứng và giống khởi đầu. Phương pháp này có thể tiến hành một hoặc nhiều lần đến khi có kết quả.
dùng).
Hình 3.4. Sơ đồ phương pháp chọn lọc hỗn hợp nhiều lần
Có hai cách:
Quần thể lẫn tạp ít: loại bỏ cây xấu, giữ cây tốt (chọn âm tính, thường Quần thể lẫn tạp nhiều: chọn cây tốt (chọn dương tính) chọn một lần hoặc nhiều lần đến khi quần thể đồng đều.
Ưu điểm:
- Là phương pháp đơn giản, dễ làm, ít tốn kém và có thể áp dụng rộng rãi trong sản xuất.
- Là biện pháp hữu hiệu nhằm duy trì quần thể giống địa phương và nâng cao được độ thuần và tính điển hình của giống.
Nhược điểm:
- Khơng xác định được tính di truyền của từng cá thể biểu hiện ở đời sau nên không bồi dưỡng định hướng đối với một số biến dị tốt.
- Những tính trạng, đặc tính có lợi cho người nhưng khơng có lợi cho sinh vật thì chọn lọc có hiệu quả thấp.
Việc chọn lọc hỗn hợp từ những quần thể tự nhiên có cường độ chọn lọc khơng cao (một số cây thân thảo, rau đậu).
3.5.2. Phương pháp chon lọc cá thể (Individual Selection)
Từ ruộng giống ban đầu (Quần thể khởi đầu), dựa vào các đặc trưng, đặc tính biểu hiện ở bên ngồi chọn những cá thể tốt theo yêu cầu của các nhà chọn giống. Những cá thể này để riêng biệt và đem trồng riêng thành từng dòng ở vụ sau để so sánh giữa các dòng chọn lọc với giống đối chứng và giống khởi đầu.
Phương pháp này có thể tiến hành một hoặc nhiều lần đến khi có kết quả.
Hình 3.5. Sơ đồ phương pháp chon lọc cá thể một lần
Ưu điểm:
- Có thể kiểm tra được đặc tính di truyền của từng cá thể qua các thế hệ, vì vậy phương pháp này có hiệu quả để tạo ra giống mới.
- Đối với các tính trạng, đặc tính có lợi cho con người (hàm lượng protein, lipit, đường... trong hạt) nhưng khơng có lợi cho sinh vật thì phương pháp này có hiệu quả.
Nhược điểm:
- Phương pháp chọn lọc phức tạp, tốn kém, thời gian chọn giống kéo dài, trong trường hợp giống được chọn có hệ số nhân thấp.
Ở cây giao phấn, nếu chọn cá thể liên tục dẫn đến hiện tượng giao phối gần, ảnh hưởng đến sức sống của giống.
Điều kiện áp dụng:
Áp dụng rộng rãi trong chọn giống và phục tráng giống khi quần thể giống bị thoái hoá nhiều, dùng cho cây giao phấn cũng như cây tự thụ.
3.5.3. Chọn lọc hỗn hợp cải lương
Trong quần thể khởi đầu chọn ra những cây tốt, hạt của những cây tốt không trộn lẫn gieo chung mà gieo riêng thành từng dòng.
So sánh các dòng đối với giống đối chứng và giống khởi đầu. Sau đó chọn những dịng tốt thu hoạch trộn chung hạt lẫn nhau đem trồng so sánh với giống đối chứng và giống khởi đầu.
Phương pháp này có ưu điểm là có thể kiểm tra đặc tính di truyền của từng cây đã chọn ra qua một vài đời nên tích luỹ và củng cố thêm các biến dị tốt nhưng có nhược điểm là thời gian tạo giống dài.