Tạo các dòng tự phối

Một phần của tài liệu Giáo trình giống cây trồng 1 (Trang 70 - 72)

Chương 4 LAI TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG

5.4. TẠO GIỐNG ƯU THẾLAI ỞCÂY GIAO PHẤN

5.4.3. Tạo các dòng tự phối

Dòng tự phối là dòng đồng hợp tử, với cây giao phấn là do sự thụ phấn cưỡng bức bằng phấn hoa của chính nó hoặc chị em với nó trong nhiều đời. Từ một nguồn ban đầu do tự phối nên tỷ lệ đồng hợp tử tăng lên và dị hợp tử giảm đi. Công thức tổng quát tính tỷ lệ cây dị hợp tử các đời tự phối như sau:

X = [1 + (2m – 1)]n

Trong đó: X là số cá thể mang gen quy định (tổng số cá thể) m là đời tự phối

n là số gen quy định tính trạng

Ký hiệu dòng tự phối theo cách thụ phấn cưỡng bức là I (Inbreeding) và số ký hiệu kèm theo để chỉ đời tự phối. VD I2

a) Tạo dòng tự phối theo phương pháp tiêu chuẩn

Ở phương pháp này là chọn lọc cá thể với thụ phấn cưỡng bức và thử khả năng phối hợp chung nhằm loại bỏ những dịng khơng có khả năng cho ưu thế lai. Khi đã chuyển sang thử khả năng phối hợp riêng thì chỉ cịn lại các dịng tự phối ưu tú nhất.

Các bước tiến hành:

Vụ 1: Trồng vật liệu khởi đầu sau đó chọn một số cây đại diện, bao cách li hoa đực và hoa cái, vào buổi sáng khi hoa nở thì lấy phấn của hoa đực thụ phấn cho hoa cái cùng cây, tiếp tục bao cách li cho đến khi quả hình thành, đeo thẻ đánh dấu vào quả đã làm tự phối thu hoạch để trồng sang vụ sau.

Hình 5.1 Bao cách ly bơng cờ ngô tại Viện nghiên cứu ngô Thái Lan.

Vụ 2: Hạt của mỗi quả tạo thành một dòng và gieo thành một hàng khoảng 40 cá thể để tạo thành thế hệ I1. Ở I1 chọn cây tốt nhất, đạt tiêu chuẩn tiến hành tự phối 8 – 10 cây. Các dịng khơng đạt loại bỏ.

Vụ 3: Mỗi quả tự phối tiếp tục lấy 30 – 40 hạt tốt nhất trồng thành 1 hàng I2, ở I2 quan sát thấy sự chênh lệch giữa các hàng. Chỉ giữ lại những hàng tương đối đồng đều và đạt yêu cầu để tiếp tục tự phối. Trên những hàng đạt yêu cầu tiếp tục chọn 8 – 10 cây tốt nhất để tự phối.

Vụ 4: Mỗi cây tự phối ở I2 trồng thành dòng thế hệ I3. Số hạt I3 được chia đôi; một phần gieo trong khu chọn lọc để tự phối tiếp, một phần gieo ở khu thử nghiệm để thử khả năng phối hợp chung sớm).

Vụ 5 (I4): Tiếp tục tự phối và chọn dịng có sức sống mạnh đồng thời trồng con lai của các tổ hợp thử khả năng phối hợp chung sớm.

Vụ 6 (I5): Từ kết quả thử khả năng phối hợp chung sớm sẽ loại bỏ các dòng khơng có khả năng phối hợp. Số dịng cịn lại được trồng và tiếp tục tự phối ở các cá thể điển hình. Một số cá thể khác được chọn để thử khả năng phối hợp chung muộn.

Vụ 7 (I6): Các dòng tự phối I6 đã đạt được độ đồng đều cao, tiến hành nhân ở khu cách ly và cho giao phấn trong nội bộ dòng, song song trồng thử nghiệm kết qủa của lần thử khả năng phối hợp chung muộn. Dựa vào kết quả thử này chọn ra các dịng có khả năng phối hợp chung cao nhất để thử khả năng phối hợp riêng. Số dịng được chọn giai đoạn này ít và là những dịng ưu tú nhất.

b) Tạo dòng tự phối theo phương pháp cải biên

Để tránh sự cận huyết làm giảm sức sống và trong nhiều trường hợp do hoa đực và hoa cái không cùng nở do sự bất hợp nên phải áp dụng phương pháp tạo dòng tự phối cải biên.

Về cơ bản phương pháp này tương tự phương pháp tiêu chuẩn, điểm khác biệt cơ bản là thay vì thụ phấn cưỡng bức bằng phấn hoa của chính nó thì ta cho thụ phấn giữa các cây cùng mẹ có quan hệ “chị - em”.

Một phần của tài liệu Giáo trình giống cây trồng 1 (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)