NHẬP NỘI GIỐNG CÂY TRỒNG

Một phần của tài liệu Giáo trình giống cây trồng 1 (Trang 37 - 39)

Phần I CÔNG TÁC CHỌN TẠO GIỐNG

2.5. NHẬP NỘI GIỐNG CÂY TRỒNG

2.5.1. Khái niệm

2.5.1.1. Nhập nội giống cây trồng theo nghĩa rộng

Theo nghĩa chung nhất là đưa một loài cây trồng (một giống hoặc một quần thể) từ nước ngoài về trồng trong nước. Theo phương thức sử dụng người ta chia ra:

- Sử dụng gián tiếp: nguồn giống cây trồng đưa về được sử dụng làm vật liệu chọn lọc tách ra các biến dị di truyền để gây thành giống mới, dùng làm vật liệu để lai, gây đột biến, tự phối hoặc gây đa bội…

- Sử dụng trực tiếp: Giống cây trồng đưa về thông qua khảo nghiệm chọn lọc rồi đưa vào sản xuất.

2.5.1.2. Nhập nội giống cây trồng theo nghĩa hẹp

Khi một giống cây trồng đưa từ nước ngồi về sử dụng trực tiếp, khơng sử dụng các phương pháp chọn giống khác, chỉ thông qua khảo nghiệm mà đưa thẳng vào sản xuất.

2.5.2. Một số lưu ý khi nhập nội giống cây trồng

- Các điều kiện sinh thái của nơi mới phải đáp ứng yêu cầu của giống nhập nội.

- Nhập nội các giống cây lấy phần sinh dưỡng làm sản phẩm dễ thành công hơn các giống cây lấy quả, hạt.

- Ưu tiên nhập nội các giống cây trồng có các tính trạng q nhằm bổ sung cho công tác chọn tạo giống trong nước.

2.5.3. Phương pháp tiến hành nhập nội giống cây trồng

a. Tập hợp giống nhập nội: căn cứ vào mục tiêu chọn giống của từng giai đoạn mà tiến hành nhập các bộ giống đáp ứng cho mục tiêu đó. Chẳng hạn, trong giai đoạn hiện nay cần nhập các bộ giống lúa vừa có năng suất cao, vừa có phẩm chất gạo tốt, lại có khả năng chống chịu với các lồi sâu bệnh nguy hiểm hoặc có bộ giống chịu úng, chịu khô hạn, chịu chua mặn để phục vụ cho mục tiêu mở rộng diện tích gieo trồng.

Các bộ giống nhập nội được tập hợp thông qua việc mua bán hoặc trao đổi với các Viện Nghiên cứu trên thế giới như: Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI),

Trung tâm Nghiên cứu ngơ – lúa mì Quốc tế (CIMMYT), Trung tâm khoai tây Quốc tế,... Việc nhập các bộ giống cây trồng cũng có thể tiến hành thơng qua hợp tác song phương giữa hai Quốc gia, thông qua sự giúp đỡ của các tổ chức Quốc tế về nông nghiệp giữa hai quốc gia, thông qua sự giúp đỡ của các tổ chức Quốc tế về nông nghiệp như Tổ chức Nông lương của Liên Hiệp Quốc (FAO), Hiệp hội hạt giống Quốc tế (ISA)..., hoặc thông qua các chương trình phối hợp nghiên cứu giữa các Quốc gia.

b) Kiểm dịch giống nhập nội: các giống nhập nội đưa về cần được kiểm dịch cẩn thận trước khi trao cho các cơ quan khoa học. Công tác kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch Quốc gia đảm nhiệm nhằm mục tiêu hạn chế sự lây lan của các loài sâu bệnh nguy hiểm và tránh sự du nhập của các loài sâu bệnh mới.

c) Khảo nghiệm các giống nhập nội: các giống nhập nội được khảo nghiệm cẩn thận từ mức thấp đến mức cao. Bước khảo nghiệm đầu tiên là khảo sát các giống nhập nội. Công việc được tiến hành trong khu chọn lọc của Viện hoặc các Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp. Người ta khảo sát toàn diện các giống nhập nội trên các mặt: sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất, tính chơng chịu và đánh giá triển vọng của các giống nhập nội. Các giống có triển vọng nhất được đưa sang bước khảo nghiệm tiếp theo là so sánh giống. Các giống nhập nội được bố trí so sánh với các giống tạo ra trong nước có cùng tính chất, đối chứng là giống đang phổ biến rộng trong đại trà. Nếu giống nhập tỏ ra có nhiều triển vọng vượt đối chứng trên các chỉ tiêu khảo sát thì nhân sơ bộ và gửi cho Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương để bố trí khảo nghiệm ở mức Quốc gia cùng với các giống tạo ra trong nước trong màng lưới khảo nghiệm giống Quốc gia. Các giống không đạt yêu cầu, tuỳ theo ưu thế từng mặt của chúng mà được giữ lại để gửi cho các cơ quan tạo giống làm vật liệu khởi đầu.

Câu hỏi ôn tập

1. Khái niệm và ý nghĩa của nguồn gen thực vật trong chọn tạo giống cây trồng ? 2. Nguyên tắc và phương pháp thu thập, bảo quản và sử dụng nguồn gen thực vật trong chọn tạo giống cây trồng ?

Một phần của tài liệu Giáo trình giống cây trồng 1 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)