Chương 3 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC CƠ BẢN
3.3. NHỮNG NGUYÊN TẮC CHÍNH TRONG CHỌN LỌC
Ngồi những ngun nhân khách quan ảnh hưởng khơng nhỏ đến chọn lọc như: mức độ biến dị của tính trạng được chọn và phương pháp chọn lọc thì cịn ngun nhân chủ quan góp phần quan trọng và mang tính quyết định, đó là cần tn thủ các nguyên tắc cơ bản khi chọn lọc.
3.3.1. Có mục tiêu và phương hướng trước
Mục tiêu và phương hướng của nhà chọn giống càng cụ thể và rõ ràng bao nhiêu thì cơng tác chọn giống càng nhanh chóng có hiệu quả bấy nhiêu.
3.3.2. Chọn vật liệu khởi đầu thích hợp
Ngun tắc này mang tính quyết định của cơng tác chọn lọc. Ví dụ: khi muốn tạo ra cây trồng có tính chịu rét, chịu hạn, chịu mặn, chống bệnh... thì cần chọn những vật liệu có các gen chống chịu về những đặc tính này và cần được sản xuất thừa nhận về các đặc tính chống chịu đó trên quy mơ lớn.
3.3.3. Cần dựa vào tính trạng trực tiếp và tính trạng tổng hợp
Các tính trạng có mối quan hệ mật thiết với nhau (sự tương quan), sự tương quan này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Việc phát hiện ra mối tương quan càng nhanh chóng bao nhiêu thì kết quả chọn lọc càng mau bấy nhiêu.
Ví dụ: tính trạng chịu hạn của cây ngồi các đặc điểm về cấu tạo bộ rễ thì các đặc điểm về kích thước lá, đường kính lá, đặc điểm về hình dáng lá góp phần quan trọng cho tính trạng tổng hợp chịu hạn của cây trồng.
3.3.4. Vật liệu chọn giống cần trồng trong điều kiện đồng đều và thích hợp
Đây là ngun tắc bất di bất dịch vì chỉ có trong những điều kiện phù hợp đó, các đặc tính, tính trạng của giống cây trồng mới biểu hiện ra và công tác đánh giá giúp cho chọn lọc mới thật khách quan và chính xác.
3.3.5. Ruộng chọn giống cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp
Muốn đánh giá tiềm năng năng suất của giống cây trồng, cần áp dụng những biện pháp kĩ thuật tối ưu về đất đai, thời vụ phân bón, tưới tiêu... Cịn muốn đánh giá giống trong điều kiện sản xuất thì áp dụng các quy trình kĩ thuật ngồi sản xuất mà khơng có bất kì một sự ưu tiên nào ngoài việc chọn lọc giúp cho các giống này ngày càng trở nên thuần chủng.
3.3.6. Cần chọn lọc theo đúng mục tiêu đề ra và phải chọn lọc trong môi trường phù hợp trường phù hợp
Ví dụ: chọn giống chịu mặn, chịu úng, chịu hạn... thì các vật liệu chọn giống cần trồng trong điều kiện tự nhiên: mặn, hạn, úng... trên đồng ruộng. Hoặc đánh giá tính chống bệnh trên cơ sở đó chọn ra giống chống chịu thì vật liệu chọn tạo cần gieo trồng trong mùa vụ bệnh phát sinh mạnh nhất.
3.3.7. Kết hợp chọn lọc ở trong phòng và trên đồng rộng trong suốt thời kì
sinh trưởng của giống
Như vậy các giống cây trồng chọn ra sẽ nhanh chóng và chuẩn xác.
3.4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN CỦA THỰC VẬT 3.4.1. Đặc điểm di truyền của cây tự thụ phấn