VAI TRÕ VÀ TÁC DỤNG CỦA CHỌN LỌC

Một phần của tài liệu Giáo trình giống cây trồng 1 (Trang 39 - 41)

Chương 3 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC CƠ BẢN

3.2. VAI TRÕ VÀ TÁC DỤNG CỦA CHỌN LỌC

3.2.1. Vai trò và tác dụng của chọn lọc tự nhiên

Chọn lọc tự nhiên là quá trình diễn ra trong quần thể cây trồng dưới ảnh hưởng của điều kiện môi trường. Điều kiện môi trường thay đổi làm sinh vật phát sinh biến dị. Những biến dị nào có lợi cho sinh vật sẽ được tự nhiên giữ lại, những biến dị nào có hại cho sinh vật sẽ bị tự nhiên đào thải đó là chọn lọc tự nhiên (Đấu tranh sinh tồn).

Nếu trong chọn lọc nhân tạo động lực thúc đẩy là nhu cầu nhiều mặt của con người thì trong chọn lọc tự nhiên động lực thúc đẩy là sự đấu tranh sinh tồn của mọi cơ thể sống.

Chọn lọc tự nhiên thường xuyên diễn ra trong tự nhiên khơng có sự lên hệ với con người, nó làm cho cơ thể sinh vật có những biểu hiện thích ứng với điều kiện mơi trường.

Chọn lọc tự nhiên làm cho sinh vật đa dạng, phong phú nhưng trong công tác chọn giống chọn lọc tự nhiên bị hạn chế vì hình thức này diễn ra ngoài ý muốn và lợi ích kinh tế của con người.

Vì thế chọn lọc tự nhiên là q trình tích lũy những biến dị có lợi cho cơ thể sinh vật và đồng thời loại thải những biến có hại, là q trình sống sót của những dạng thích nghi nhất. Do đó động lực chủ yếu chọn lọc tự nhiên là sự tiến hố của sinh giới.

3.2.2. Vai trị và tác dụng của chọn lọc nhân tạo

Chọn lọc nhân tạo hay chọn lọc định hướng là quá trình chọn lọc trong quần thể cây trồng do con người tiến hành nhằm phục vụ cho các mục đích kinh tế của con người.

Hình thức chọn lọc này xuất hiện khi con người chuyển từ cuộc sống săn bắt, hái, lượm chuyển sang cuộc sống kết hợp cả việc săn bắt hái lượm với việc trồng trọt, chăn nuôi. Do yêu cầu của cuộc sống người nguyên thuỷ đã biết giữ lại những loài cây hoang dại, những động vật hoang có những tính trạng có ích cho cuộc sống con người, tích luỹ và bồi dưỡng chúng qua nhiều thế hệ biến đổi chúng thành cây trồng, vật nuôi.

Theo Darwin là người đầu tiên chỉ ra rằng: biến dị, di truyền và chọn lọc là 3 yếu tố quyết định dự tiến hoá của sinh giới. Bằng chọn lọc con người đã giữ lại ở cây trồng những biến dị có lợi và loại bỏ những biến dị không phù hợp với lợi ích của con người. Những biến dị dù nhỏ có lợi sẽ được cũng cố tích luỹ qua nhiều thế hệ, tạo thành những dạng hình mới, những giống mới. Vì vậy, chọn lọc nhân tạo làm cho sinh vật thích hợp một cách ngẫu nhiên với lợi ích kinh tế và nhu cầu của con người.

Như vậy chọn lọc nhân tạo là quá trình bao gồm hai mặt song song vừa tích luỹ những biến dị có lợi vừa đào thải những biến dị khơng có lợi cho nhu cầu của con người.

Vai trò sáng tạo của chọn lọc nhân tạo là tạo ra giống mới đáp ứng nhu cầu lợi ích kinh tế và khiếu thẩm mỹ của con người. Các giống cây trồng, gia súc, gia cầm phong phú hiện nay đều là kết quả của chọn lọc nhân tạo.

Theo Darwin chọn lọc nhân tạo có hai hình thức:

Khơng có ý thức (khơng có kế hoạch và vơ thức), là hình thức chọn lọc nhân tạo khơng có kế hoạch, mục tiêu, khơng có ý thức cải tạo bản tính sinh vật. Hình thức này được áp dụng rất lâu đời từ khi con người biết chăn nuôi, trồng trọt. Phần lớn các giống cây trồng vật nuôi ngày nay đều do chọn lọc vơ thức tạo ra. Hình thức này tuy chậm chạp nhưng do trải qua một thời gian khá dài nên kết quả cũng khá quan trọng.

Có ý thức (có định hướng), là hình thức được phổ biến sau này. Do có mục tiêu, kế hoạch chọn giống trước, nên chọn lọc này cải tạo được bản tính sinh vật, đặc biệt là kết hợp giữa chọn lọc và lai tạo nên đã tạo ra giống mới nhanh, kết quả cao.

Tác động qua lại của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo:

- Hỗ trợ: áp dụng chọn lọc những tính trạng chống chịu (phèn, rét, hạn, mặn, sâu bệnh…)

- Cản trở: áp dụng chọn lọc những tính trạng, đặc tính chỉ có lợi cho người như: nhiều quả, quả to, quả ngọt, không hạt…

Một phần của tài liệu Giáo trình giống cây trồng 1 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)