* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chu chuyển vốn lưu động
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của q trình sản xuất (lưu thơng - sản xuất – lưu thông). Phương pháp sử dụng vốn có hiệu quả là tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động. Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Để đánh giá trình độ sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
Tốc độ chu chuyển vốn lưu động là số vòng vốn lưu động của doanh nghiệp quay được trong một kỳ. m ® bh m ® V T - D = V D = n , Vòng/kỳ (2-20)
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động của doanh nghiệp quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cao và ngược lại. Chỉ tiêu này còn được gọi là hệ số luân chuyển.
Trong đó:
D: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong kỳ, đồng. Dbh: Doanh thu từ hoạt động bán hàng trong kỳ, đồng. T: Các khoản thuế gián thu phải nộp trong kỳ, đồng.
Vđm: Vốn lưu động định mức sử dụng bình quân trong kỳ, đồng.
- Kỳ luân chuyển bình quân
Kỳ luân chuyển bình quân là số ngày cần thiết bình quân để vốn lưu động của doanh nghiệp quay được một vòng hay thời gian kéo dài một vòng quay của vốn lưu động.
nN N
K = , Ngày/vịng (2-21)
Trong đó:
N: Số ngày trong kỳ, N = 360 ngày.
Chỉ tiêu này cho biết để thực hiện được một vịng tuần hồn của vốn lưu động thì mất bao nhiêu ngày. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì tốc độ chu chuyển vốn lưu động càng lớn.
- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động là đại lượng nghịch đảo của tốc độ chu chuyển vốn lưu động. D V = n 1 = H®n ®m (2-22)
Chỉ tiêu này cho biết để có 1 đồng chu chuyển thì cần mấy đồng vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
- Mức tiết kiệm tương đối vốn lưu động giữa hai thời kỳ
)K K K ( N D M 1 1 0 TK = − , đồng (2-23) Trong đó:
MTK: Mức tiết kiệm tương đối vốn lưu động giữa hai thời kỳ, đồng. D1: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động ở kỳ phân tích, đồng.
Ko, K1: Kỳ chu chuyển bình quân của vốn lưu động ở kỳ gốc và kỳ phân tích, ngày/vịng.
N: Số ngày trong kỳ, N = 360 ngày.
Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích doanh nghiệp đã tiết kiệm tương đối vốn lưu động so với kỳ gốc là bao nhiêu đồng.
Mức tiết kiệm tương đối vốn lưu động là do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động (n) nên doanh nghiệp đã tăng tổng mức luân chuyển vốn (D1) song không cần tăng thêm hoặc tăng không đáng kể quy mô vốn lưu động (Vđm).
* Tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động
Tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động là rút ngắn thời gian mà vốn lưu động nằm bất động trong kho dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thơng, từ đó giảm bớt lượng vốn lưu động sử dụng, tiết kiệm vốn trong luân chuyển. Số vốn lưu động cần thiết cho mỗi doanh nghiệp nhiều hay ít trong sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ chu chuyển vốn lưu động. Những lợi ích mà doanh nghiệp có thể đạt được khi tăng được tốc độ chu chuyển vốn lưu động của mình:
- Giảm bớt số vốn lưu động sử dụng nhưng vẫn đảm bảo được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh như cũ. Hoặc cũng với số vốn như cũ tức là không cần tăng thêm vốn mà doanh nghiệp lại mở rộng được quy mô sản xuất.
- Giảm được giá thành và chi phí lưu thơng tạo điều kiện có đủ vốn để đáp ứng sản xuất và hoàn thành việc nộp thuế cho Nhà nước, đáp ứng nhu cầu cho phát triển kinh tế.
Để tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động, cần thực hiện các biện pháp sau:
- Trong khâu dự trữ sản xuất
+ Chọn nơi cung cấp hợp lý để rút ngắn số ngày hàng đi trên đường. + Giảm các khoản chi phí khi mua sắm các đối tượng lao động.
+ Đối tượng lao động dự trữ vừa đủ cho sản xuất cả về số lượng và giá trị.
- Trong khâu sản xuất
+ Tiết kiệm triệt để các khoản chi phí trong q trình sản xuất sản phẩm. + Thường xuyên cải tiến công nghệ sản xuất.
+ Thường xuyên cải tiến và nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm.
- Trong khâu lưu thơng
+ Sản phẩm hồn chỉnh nhanh chóng đi tiêu thụ tránh tồn đọng lâu ngày. + Tổ chức tốt hoạt động bán hàng.
+ Đảm bảo giá bán hợp lý…
+ Tìm mọi biện pháp rút ngắn thời gian thanh toán để thu tiền kịp thời.
2.3. GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
2.3.1. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm a. Khái niệm giá thành sản phẩm a. Khái niệm giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền của tồn bộ hao phí lao động sống, hao phí lao động quá khứ và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến khối lượng sản phẩm hay khối lượng cơng tác, lao vụ đã hồn thành.
Giá thành sản phẩm được xác định cho từng loại sản phẩm và lao vụ đã hoàn thành, tức là chỉ tính cho những sản phẩm đã hồn thành ở tồn bộ quy trình cơng nghệ hoặc hồn thành ở một giai đoạn cơng nghệ nhất định nhưng có giá trị như một hàng hoá doanh nghiệp sẽ bán ra.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, nó khơng chỉ là chỉ tiêu số lượng mà còn là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả sử dụng các loại tài sản, lao động và vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như việc áp dụng các giải pháp kinh tế kỹ thuật để đạt được mục tiêu sản lượng với chi phí sản xuất thấp nhất.
Ngoài ra giá thành sản phẩm còn là cơ sở để xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh.
* Mối quan hệ giữa giá thành và giá trị sản phẩm
- Khái niệm giá trị sản phẩm:
Giá trị sản phẩm là tồn bộ hao phí lao động xã hội kết tinh trong sản phẩm hàng hoá bao gồm 3 bộ phận:
+ Giá trị hao phí tư liệu sản xuất (C). + Giá trị hao phí sức lao động (V).
+ Giá trị lao động sáng tạo cho xã hội (M). Trong đó: M = M1 + M2
M1: Trích nộp bảo hiểm xã hội, thuế. M2: Doanh lợi xã hội.
- Mối quan hệ giữa giá thành sản phẩm và giá trị sản phẩm: + Giá thành sản phẩm: Z = C + V + M1
+ Giá trị sản phẩm: G = C + V + M
Z
G
- Phân biệt giá thành và giá trị sản phẩm:
+ Giống nhau: Đều phản ánh hao phí lao động xã hội bao gồm hao phí lao động sống và hao phí lao động quá khứ.
+ Khác nhau:
Về lượng: Giá trị sản phẩm gồm tồn bộ hao phí lao động xã hội (C+V+M), cịn giá thành sản phẩm chỉ bao gồm hao phí lao động sống, lao động quá khứ và một phần lao động mới sáng tạo cho xã hội.
Về chất: Bộ phận giá trị nằm trong giá thành sản phẩm biểu hiện thông qua giá cả tư liệu sản xuất, giá cả sức lao động. Mà giá cả phụ thuộc vào quan hệ hàng hố trên thị trường, quan hệ tích luỹ và tiêu dùng. Giữa giá thành và giá cả cũng có mối quan hệ chặt chẽ, giá thành là cơ sở để xác định giá cả và ngược lại giá cả là căn cứ để tính giá thành sản phẩm thông qua giá cả tư liệu sản xuất, giá cả sức lao động.
* Mối quan hệ giữa giá thành và giá cả sản phẩm
Giữa giá thành và giá cả sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Giá thành là cơ sở để tính giá cả, ngược lại giá cả là căn cứ để tính giá thành sản phẩm thông qua giá cả sức lao động và tư liệu sản xuất. Tuy nhiên giá cả chịu nhiều tác động của quan hệ cung cầu trên thị trường nên nhiều khi nó thốt ly khỏi giá thành và giá trị sản phẩm.