Công tác tổ chức tiền lương trong các doanh nghiệp là một trong các nội dung quan trọng của công tác tổ chức quản lý kinh tế.
Tiền lương có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể:
- Tiền lương được coi là địn bẩy kinh tế, nó khuyến khích người lao động tích cực sản xuất ra nhiều sản phẩm, khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tăng năng xuất lao động, hạ giá thành sản.
- Tiền lương là một trong những cụng cụ quản lý kinh tế, có tác động trong việc sắp xếp, phân cơng lao động xã hội một cách có kế hoạch, khoa học và cân đối.
- Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động nó khơng những ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động mà còn ảnh hưởng đến sự ổn định của nền kinh tế.
3.4.2. Các nguyên tắc trả lương
Chế độ tiền lương trong các doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện tốt các nguyên tắc sau đây:
- Phân phối theo lao động
Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng lao động của mỗi người đó cống hiến cho xã hội. Những người lao động có trình độ chun mơn như nhau, làm việc trong những điều kiện như nhau thì được trả lương như nhau.
Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động một mặt khuyến khích người lao động tích cực sản xuất một mặt tăng cường củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
- Đảm bảo quan hệ đúng đắn giữa tăng năng suất lao động và tăng tiền lương
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, tiền lương của người lao động phụ thuộc vào tốc độ phát triển của sản xuất. Khi sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên thì tiền lương tăng. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp phải thỏa mãn điều kiện tốc độ tăng tiền lương phải nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Có như vậy mới đảm bảo hạ giá thành sản phẩm, tăng tích lũy, tái sản xuất mở rộng. Đó lại là những điều kiện để khơng ngừng nâng cao tiền lương cho người lao động.
- Phải phân biệt tiền lương trong những điều kiện làm việc khác nhau
Do đặc điểm, điều kiện làm việc của người lao động giữa các ngành kinh trế, các vùng kinh tế là khác nhau do vậy phải có chế độ tiền lương sao cho thích hợp. Ngồi việc bảo đảm chế độ phân phối theo lao động còn phải phát huy tác dụng điều phối lao động của tiền lương, hướng cho nền kinh tế phát triển có kế hoạch, cân đối giữa các ngành kinh tế, các vùng kinh tế.
- Chế độ tiền lương phải phự hợp với điều kiện kinh tế
Mọi người lao động được thu nhập theo kết quả lao động của mình, doanh nghiệp căn cứ vào thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp do Nhà nước quy định để tính đơn giá tiền lương sản phẩm theo các định mức kinh tế, kỹ thuật . Doanh nghiệp chủ động lựa chọn hình thức trả lương phự hợp với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và năng suất lao động của từng người.
3.4.3. Chế độ cấp bậc tiền lương
Để có cơ sở trả lương cho cơng nhân viên trong các cơ quan hành chính sự nghiệp cũng như trong các loại hình doanh nghiệp, Nhà nước phải ban hành chế độ tiền lương để các đơn vị lấy đó làm cơ sở trả lương cho cơng nhân viên.
Chế độ tiền lương là những quy định cơ bản, thống nhất của Nhà nước về mối quan hệ tiền lương giữa các loại công nhân viên chức làm việc tại các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp quốc doanh và lực lượng vũ trang.
Chế độ tiền lương là công cụ để xác định, điều chỉnh mức lương cho người lao động có trình độ nghề nghiệp khác nhau, có điều kiện làm việc khác nhau.
* Các chế độ tiền lương đã ban hành
Năm 1959 Nhà nước ta ban hành chế độ tiền lương đầu tiên thay cho chế độ hưởng phụ cấp của cán bộ công nhân viên trước đây. Chế độ tiền lương này ra đời trong điều kiện các doanh nghiệp, các ngành nghề ở nước ta cịn ít.
Khi nền kinh tế phát triển, các ngành nghề, doanh nghiệp nhiều hơn nên đến năm 1962 Nhà nước ban hành chế độ tiền lương lần thứ hai. Chế độ tiền lương này có đặc điểm sau:
Tiền lương gồm hai phần: Lương trả theo hiện vật (thông qua tem phiếu, chiếm bộ phận chủ yếu trong tiền lương) và lương trả bằng tiền.
Hạch toán: Chỉ tiến hành hạch toán tiền lương trả bằng tiền vào giá thành sản phẩm nên giá thành không phản ánh đúng thực chất.