Phương hướng hạ giáthành sản phẩm

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị kinh doanh (Dành cho sinh viên khối ngành Kỹ thuật) (Trang 34 - 35)

Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền chi phí của 3 yếu tố cơ bản tạo thành quá trình sản xuất kinh doanh là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động của con người. Do đó hạ giá thành sản phẩm phải nhằm vào hạ chi phí 3 yếu tố đó. Tùy theo từng ngành sản xuất mà có thể nhằm vào việc giảm chi phí tư liệu lao động (khấu hao tài sản cố định), chi phí đối tượng lao động (nguyên vật liệu…) hay lao động sống (chi phí tiền lương…) là chủ yếu, mục đích là khơng để lãng phí một yếu tố nào trong sản xuất dù nó có tỷ trọng nhỏ trong giá thành sản phẩm.

Trong các doanh nghiệp mỏ, để hạ giá thành sản phẩm thường tập trung vào một số biện pháp chủ yếu sau:

* Hạ giá thành do giảm chi phí vật tư trong sản xuất

Phương hướng này bao gồm các biện pháp:

- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hao phí vật tư cho sản xuất.

- Thực hiện nghiêm ngặt chế độ bảo quản, cấp phát và sử dụng vật tư. - Cải tiến kỹ thuật, thay đổi cơng nghệ sản xuất.

- Giảm chi phí mua sắm vật tư…

Tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc được xác định theo công thức: VT Z T = (1- Iđm.Ig).TVTGZ , % (2-27) Trong đó: VT Z

T : Tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm do giảm chi phí vật tư.

Iđm: Chỉ số định mức hao phí vật tư kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc. Ig: Chỉ số giá vật tư kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.

ZVTG VTG

T : Tỷ lệ chi phí vật tư chiếm trong giá thành sản phẩm kỳ gốc.

* Hạ giá thành do tăng năng suất lao động

Khi tăng năng suất lao động thì sẽ giảm chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm. Đây là phương hướng quan trọng bởi trong ngành mỏ, tỉ lệ chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm khá cao (Khoảng 40%). Để thực hiện biện pháp này cần:

- Cải tiến quy trình cơng nghệ, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống định mức lao động, hợp lý hoá quá trình sản xuất.

- Sử dụng và phân cơng lao động hợp lý.

- Thực hiện tốt chế độ khoán sản phẩm, thực hiện trả lương theo sản phẩm…

Tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc được xác định theo công thức: Z LG W L W Z ).T I I 1 ( T = − , % (2-28) Trong đó: W Z

T : Tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm do tăng năng suất lao động. IL: Chỉ số tiền lương kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.

IW: Chỉ số năng suất lao động kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.

ZLG LG

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị kinh doanh (Dành cho sinh viên khối ngành Kỹ thuật) (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)