Phân loại chi phí trong giáthành sản phẩm

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị kinh doanh (Dành cho sinh viên khối ngành Kỹ thuật) (Trang 32 - 34)

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều khoản. Chúng khác nhau về công dụng, nội dung kinh tế… Tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu mà tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức khác nhau.

* Phân loại theo nội dung kinh tế của chi phí

Theo cách phân loại này, các chi phí có nội dung kinh tế được đưa vào 1 yếu tố chi phí mà khơng kể chi phí đó chi cho sản xuất hay cho quản lý, cho phân xưởng A hay phân xưởng B… và mức độ cụ thể là bao nhiêu. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm 9 yếu tố chi phí:

1. Chi phí nguyên vật liệu chính mua ngồi. 2. Chi phí ngun vật liệu phụ mua ngồi. 3. Chi phí nhiên liệu mua ngồi.

5. Chi phí tiền lương. 6. Trích nộp BHXH.

7. Chi phí khấu hao TSCĐ. 8. Chi phí dịch vụ mua ngồi. 9. Các chi phí khác bằng tiền.

* Phân loại theo cơng dụng cụ thể của chi phí trong sản xuất

Theo cách phân loại này, căn cứ vào địa điểm chi ra của chi phí (cho sản xuất hay cho quản lý), cơng dụng cụ thể của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm, từng đối tượng, chi phí sản xuất trong doanh nghiệp được chia thành 5 khoản mục:

1. Chi phí vật tư trực tiếp. 2. Chi phí nhân cơng trực tiếp. 3. Chi phí sản xuất chung. 4. Chi phí bán hàng.

5. Chi phí quản lý doanh nghiệp.

* Căn cứ vào các giai đoạn sản xuất

Theo căn cứ này, chi phí sản xuất (của doanh nghiệp mỏ) được chia theo các giai đoạn sản xuất:

1. Chi phí giai đoạn chuẩn bị sản xuất. 2. Chi phí giai đoạn khai thác.

3. Chi phí giai đoạn sàng tuyển. 4. Chi phí tiêu thụ.

* Căn cứ vào phương pháp phân bổ chi phí vào giá thành sản phẩm

- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất từng loại sản phẩm và được tính thẳng vào giá thành của từng loại sản phẩm (nguyên vật liệu chính, nhiên liệu…).

- Chi phí gián tiếp: Là những chi phí khơng liên quan trực tiếp đến việc sản xuất từng loại sản phẩm mà chỉ có quan hệ đến hoạt động sản xuất chung của phân xưởng, của doanh nghiệp và được tính vào giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bổ gián tiếp (chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp…).

* Căn cứ vào mối liên hệ giữa chi phí và tình hình tăng giảm sản lượng

- Chi phí biến đổi: Là những chi phí mà tổng số của nó tăng hoặc giảm theo cùng một tỷ lệ tăng giảm của sản lượng.

- Chi phí cố định: Là những chi phí mà tổng số của nó khơng tăng giảm hoặc tăng giảm rất ít so với sự tăng giảm của sản lượng.

Việc phân loại như trên là dựa vào tổng số chi phí, nếu xét đến chi phí đơn vị sản phẩm thì sẽ ngược lại với khái niệm trên.

2.3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm

* Giá thành toàn bộ sản phẩm đã hoàn thành

ZSP = Cđk + Ctk – Cck , đồng (2-25)

Trong đó:

Cđk: Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ, đ. Ctk: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, đ.

* Giá thành đơn vị sản phẩm

Q Z

z = , đ/sp (2-26)

Trong đó:

Q: Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ, sp.

2.3.4. Các biện pháp hạ giá thành sản phẩm a. Ý nghĩa của việc hạ giá thành sản phẩm a. Ý nghĩa của việc hạ giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là cơ sở để xác định giá bán sản phẩm, chính vì vậy việc hạ giá thành sẽ dẫn đến giá cả giảm do đó sẽ làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Bên cạnh đó, giá bán sản phẩm giảm làm cho ổn định thị trường, ổn định nền kinh tế.

Khi giá thành giảm mà không giảm giá cả sẽ tăng thêm phần lợi nhuận cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có nguồn vốn đáng kể để tái đầu tư lại quá trình sản xuất.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị kinh doanh (Dành cho sinh viên khối ngành Kỹ thuật) (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)