QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị kinh doanh (Dành cho sinh viên khối ngành Kỹ thuật) (Trang 40 - 41)

3.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA, NỘI DUNG CỦA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

Quản trị nhân lực là tổng thể những nhiệm vụ cần có để tác động vào yếu tố con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm nâng cao năng suất lao động và bảo đảm phát triển toàn diện của con người trong lao động vừa thực hiện được mục tiêu kinh tế vừa thực hiện được mục tiêu xã hội.

Quản trị nhân lực là quá trình sáng tạo và sử dụng tổng thể các cơng cụ, phương tiện, phương pháp và giải pháp khai thác hợp lý và có hiệu quả nhất năng lực, sở trường của người lao động, nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp và từng người lao động trong doanh nghiệp.

Khi xét đến nhân lực cần chú ý đây là một yếu tố cơ bản, quan trọng nhất trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì thế, quản trị nhân lực có mục tiêu giảm thiểu chi phí kinh doanh khi sử dụng lao động, tăng năng suất lao động, bảo đảm ổn định và tăng thu nhập cho người lao động, bảo đảm chất lượng sản phẩm nhằm tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường và mở rộng thị trường, tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quản trị nhân lực cịn nhằm mục tiêu rất cơ bản là tôn trọng và nâng cao phẩm giá con người, phát huy nhân cách và sự thoả mãn trong lao động cũng như phát triển khả năng tiềm tàng của người lao động.

Quản trị nhân lực là một chức năng quản trị có ý nghĩa quan trọng bởi:

- Đối tượng của quản trị nhân lực là con người, mà con người là một yếu tố ln ln đóng vai trị quyết định của mọi q trình sản xuất kinh doanh, so với các yếu tố khác là đối tượng lao động và tư liệu lao động. Gọi là quyết định bởi chính con người chứ khơng phải yếu tố nào khác trả lời các câu hỏi sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai?.

- Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sức lao động là một phạm trù hàng hố đặc biệt: Nó có giá trị, giá cả và cũng tuân theo các quy luật kinh tế vốn có của nền kinh tế hàng hoá thị trường giống như các hàng hố thơng thường. Đồng thời sức lao động cũng khác hàng hố thơng thường là khi nó được tiêu dùng nó sẽ tạo ra giá trị thặng dư - Đó là tiền đề của lợi nhuận doanh nghiệp của tích luỹ nội bộ doanh nghiệp và làm nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước. Người làm công tác

quản trị lao động phải nắm vững các quy luật kinh tế để xử lý đúng đắn các quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động trong tuyển dụng cũng như trả lương.

- Quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp mỏ luôn luôn phải đối diện với những điều kiện lao động bất lợi hơn ở các ngành cơng nghiệp khác. Chính vì vậy, quản trị lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp mỏ thường được đề cao hơn các doanh nghiệp khác.

3.1.1. Khái niệm lao động, tổ chức lao động

Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu về đời sống của mình, là điều kiện tất yếu để tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

Lao động ln được diễn ra theo một quy trình, quy trình lao động là tổng thể những hoạt động của con người để hoàn thành một nhiệm vụ sản xuất nhất định. Hoạt động sản xuất vật chất cần phải có đủ ba yếu tố là lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong ba yếu tố trên thì yếu tố lao động là yếu tố có tính chất quyết định nhất.

Để nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh cần đặc biệt quan tâm tới công tác tổ chức lao động.

Tổ chức lao động là hệ thống những biện pháp, hình thức tạo điều kiện thuận lợi nhất để sử dụng hợp lý thời gian, sức lực, trình độ chun mơn hóa của người lao động, nâng cao năng suất lao động, giảm chi ppíh sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

3.1.2. Nhiệm vụ của tổ chức lao động

Tổ chức lao động khoa học, hợp lý đũi hỏi phải giải quyết đầy đủ hai nhiệm vụ sau:

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị kinh doanh (Dành cho sinh viên khối ngành Kỹ thuật) (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)