b. Nhiệm vụ tâm lý xã hộ
3.2.4. Tổ chức ca làm việc
* Tổ chức đảo ca sản xuất
Hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp mỏ thường tổ chức làm việc 3 ca/ngày đêm. Do điều kiện làm việc của người lao động giữa các ca là khác nhau, mức độ ảnh hưởng tới sức khoẻ, tâm sinh lý của người lao động giữa các ca cũng khác nhau nên cần tổ chức đảo ca sản xuất.
Thơng thường có hai hình thức đảo ca với thời gian đổi ca là sau 1 tuần làm việc. - Hình thức đảo ca thuận là hình thức đảo ca theo tuần tự của thời gian (sáng - chiều - đêm).
Lịch đi ca được bố trí như sau: Ca I → Ca II → Ca III → Ca I
Hình 3-1: Sơ đồ đổi ca thuận
- Hình thức đảo ca nghịch là hình thức đảo ca theo chiều ngược lại của thời gian (đêm - chiều - sáng).
Lịch đi ca được bố trí như sau:
Ca I → Ca III → Ca II → Ca I Thứ 7 Chủ nhật Thứ 2 Ngày Ca sản xuất Ca 1 Ca 2 Ca 3 Thứ 7 Chủ nhật Thứ 2 Ngày Ca sản xuất Ca 1
Với chế độ công tác năm liên tục chỉ nên chọn hình thức đảo ca nghịch, với chế độ cơng tác năm gián đoạn có thể tuỳ chọn.
* Một số chú ý khi sắp xếp lịch đi ca
- Khoảng thời gian làm việc cũng như nghỉ ngơi phải phù hợp với luật lao động (Công nhân ngày làm việc 8 giờ, tuần làm việc 5 đến 6 ngày).
- Đảm bảo tính chu kỳ của việc đảo ca là làm việc ở bất kỳ ca nào cũng có số ngày làm việc bằng nhau, sau một chu kỳ đảo ca (sau 3 lần đảo ca) số ca đêm là bằng nhau.
- Khoảng thời gian làm việc liên tục trong một ca không quá dài hoặc quá ngắn. Nếu quá dài năng suất lao động sẽ sút kém, dễ xảy ra tai nạn.Nếu quá ngắn thì sự thay đổi điều kiện lao động tâm sinh lý quá nhanh làm cơng nhân khó thích nghi, năng suất lao động có giai đoạn khơng ổn định.
Bên cạnh đó phải chiếu cố đến nguyện vọng có tính chất phổ biến của cơng nhân là cần có những khoảng thời gian nghỉ liên tục tương đối dài khi chuyển từ ca này sang ca kia và được phân bố nhiều lần trong tháng để thuận tiện cho việc đi lại, nghỉ ngơi chăm sóc gia đình.
- Tạo điều kiện cho mọi người nắm vững lịch đi ca để tránh tình trạng lộn xộn hoặc vắng mặt trong công tác.
* Tổ chức làm việc trong ca
Con người trong quá trình làm việc cần phải nghỉ ngơi. Việc tổ chức hợp lý chế độ làm việc và nghỉ ngơi đóng góp một phần quan trọng trong việc đảm bảo sức khoẻ, hứng thú và tăng khả năng lao động, sử dụng triệt để máy móc thiết bị, đảm bảo cho sản xuất liên tục.
Năng lực làm việc, %
Tổ chức làm việc trong ca là bố trí thời gian làm việc và nghỉ ngơi trong ca sao cho quá trình lao động đạt năng suất cao nhất với chất lượng sản phẩm tốt nhất, đồng thời tránh tình trạng người lao động mất sức qúa giới hạn.
t (h) 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3 4 5 6 7 100 80 60
Khoa học quản lý đã sử dụng phương pháp kiểm nghiệm đối với những nhân cơng trung bình tiên tiến và đưa ra kết quả nghiên cứu khả năng làm việc của người lao động như (hình5-3).
- Thời kỳ làm việc thứ nhất:
1- Giai đoạn vào việc: Bắt đầu ca làm việc công nhân chưa đạt được năng lực làm việc cao nhất khi chuyển từ trạng thái nghỉ ngơi sang trạng thái làm việc mà phải có một thời gian nhất định để tạo ra các nhịp cử động ổn định và năng lực sản xuất tăng dần cho đến khi đạt lớn nhất. Thời kỳ này thường kéo dài từ 10 phút đến 1,5 giờ tuỳ theo dạng hoạt động và đặc điểm sinh lý cá nhân.
2- Giai đoạn năng lực làm việc ổn định và đạt max: Kéo dài từ 2ữ2,5 giờ
3- Thời kỳ giảm sút năng lực làm việc: Bắt đầu xuất hiện và tăng mệt mỏi, năng suất lao động giảm.
4- Thời kỳ nghỉ tập trung giữa ca: Để chấm dứt mệt mỏi thường bố trí nghỉ giữa ca từ 30 đến 60 phút.
- Sau khi nghỉ xong sẽ đến thời kỳ làm việc thứ 2, năng lực làm việc của công nhân cũng biến đổi như trên nhưng thời kỳ vào việc ngắn hơn, năng lực làm việc lớn nhất cũng nhỏ hơn và thời gian kéo dài cũng ngắn hơn, sự mệt mỏi cuối ca biểu hiện rõ rệt.
Từ kết quả nghiên cứu trên cho phép bố trí thời gian làm việc và nghỉ ngơi trong ca như sau:
+ Giữa ca nên nghỉ từ 30 đến 60 phút để lấy lại sức khoẻ. Thời gian này nên dùng để ăn bồi dưỡng. Nếu nghỉ sớm hơn hoặc muộn hơn đều không tốt. Nghỉ sớm hơn sẽ làm gián đoạn thời kỳ năng lực sản xuất đạt lớn nhất, nếu nghỉ muộn hơn sẽ làm năng lực sản xuất giảm đáng kể trước khi nghỉ và không khôi phục đủ năng lực sản xuất sau khi nghỉ.
+ Nghỉ ngắn trong ca: Bố trí nghỉ ngắn xen kẽ trong ca, số lần và thời gian nghỉ tuỳ thuộc vào tính chất cơng nghệ, cường độ và mức độ nặng nhọc của công việc…., thường bố trí nghỉ 2 lần trước và sau nghỉ giữa ca. Hình thức nghỉ có thể áp dụng là nghỉ thụ động (nghỉ hồn tồn) hoặc nghỉ tích cực (thay đổi cơng việc, hát, thể dục…).