Các bước ước tính chi phí

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị chi phí kinh doanh - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 30)

Chương 2 Quản trị chi phí kinh doanh

2.4.2. Các bước ước tính chi phí

Bước 1: Xác định đối tượng nhận chi phí được ước tính

Các nhà quản trị chi phí phải thận trọng trong việc xác định đối tượng nhận chi phí. Như đã nói, đối tượng nhận chi phí thường là sản phẩm, dịch vụ, nhưng cũng có thể là khách hàng, doanh nghiệp khác hoặc thậm chí là nhà nước.

Bước 2: Xác định các tác nhân tạo chi phí Bước 3: Thu thập dữ liệu với u cầu:

- Thích hợp: Có cùng cơ sở dữ liệu với bộ phận kế toán.

- Chính xác: Phải bảo đảm để việc ước tính đạt mức chính xác. Độ chính xác của dữ liệu tùy thuộc vào nguồn cung cấp. Thường thì dữ liệu ngay trong nội bộ doanh nghiệp có độ tin cậy cao nhất.

Bước 4: Vẽ biểu đồ dữ liệu

Mục đích của bước này là để xác định xem có những bất thường trong chuổi dữ liệu hay khơng. Nếu có, xác định lý do và có thể loại bỏ ra khỏi quy trình ước tính.

Bước 5: Lựa chọn phương pháp ước tính

Có 4 phương pháp được sử dụng để ước tính chi phí, đó là: Phân loại chi phí, ước lượng trực tiếp, phương pháp cao – thấp, và phân tích hồi quy.

Bước 6: Đánh giá mức chính xác của chi phí ước tính

Đây là bước xem xét khả năng sai sót đối với chi phí được ước tính. Việc ước tính sẽ đạt độ chính xác cao nếu các bước trước đó được chuẩn bị tốt.

Ví dụ: Một trường Đại Học có số sinh viên tốt nghiệp hàng năm là 3.500 người. Trường đang chuẩn bị lễ tốt nghiệp cho đợt sinh viên của năm nay. Ơng trưởng phịng Tài Chính được Hiệu Trưởng u cầu phải ước tính các chi phí cần thiết cho buổi lễ.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị chi phí kinh doanh - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)