Phân loại giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị chi phí kinh doanh - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 33 - 35)

Chương 3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

3.1.3. Phân loại giá thành sản phẩm

QUẢN TRỊ CHI PHÍ KINH DOANH– ĐHCNQN - 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 33

+ Theo phạm vi tính tốn:

- Giá thành phân xưởng là tồn bộ chi phí để sản xuất sản phẩm phát sinh trong phạm vi phân xưởng như chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, tiền lương công nhân…trong phân xưởng

- Giá thành doanh nghiệp là tồn bộ chi phí để sản xuất sản phẩm phát sinh trong phạm vi doanh nghiệp.

- Giá thành tồn bộ là tồn bộ chi phí của doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phát sinh trong phạm vi tồn doanh nghiệp

+ Theo tính chất của chi phí:

- Giá thành định mức là những chi phí để sản xuất sản phẩm được xác định căn cứ vào các định mức chi phí và các mức kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp ở đầu kỳ kế hoạch trên cơ sở các đặc điểm về quy trình cơng nghệ và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Giá thành định mức là căn cứ giúp doanh nghiệp quản lý chi phí sản xuất của doanh nghiệp theo định mức.

- Giá thành kế hoạch là giá thành sản phẩm của doanh nghiệp dự tính trong kế hoạch trên cơ sở định mức các hao phí nguyên vật liệu, lao động… và các khoản chi phí chung kết hợp với khả năng cụ thể của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu trong kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoach giá thành của doanh nghiệp.

- Giá thành thực tế là tồn bộ chi phí sản xuất thực tế được chi ra để sản xuất sản phẩm, kể cả các chi phí khơng sản xuất có liên quan như thiệt hại trong sản xuất, các khoản phạt về lưu kho, lưu bãi, vi phạm hợp đồng…

Sự khác nhau giữa giá thành kế hoạch và giá thành định mức

Giá thành kế hoạch được xác định trên cơ sở các định mức bình qn tiên tiến mà khơng biến đổi trong suốt kỳ kế hoạch.

Giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch nên giá thành luôn luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành

Sự khác nhau giữa giá thành kế hoạch và giá thành thực tế

Giá thành thực tế bao gồm những chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra ứng với sản lượng sản xuất thực tế

Giá thành kế hoạch bao gồm những chi phí cho phép dự tính bỏ ra theo kế hoạch ứng với mục tiêu sản lượng đã định vì vậy có những chi phí khơng được tính vào giá thành kế hoạch nhưng lại tính vào giá thành thực tế (vi phạm hợp đồng kinh tế, nợ quá hạn, phạt lưu kho...).

QUẢN TRỊ CHI PHÍ KINH DOANH– ĐHCNQN - 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 34

- Giá thành tổng sản phẩm là tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong một khoảng thời gian nhất định.

- Giá thành đơn vị sản phẩm là tồn bộ chi phí cho việc sản xuất và tiêu thụ tính cho 1 đơn vị sản phẩm.

+ Theo phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh:

- Giá thành đơn vị sản phẩm doanh nghiệp là giá thành bình quân đơn vị sản phẩm của một doanh nghiệp cụ thể được tính trong phạm vi thời gian cụ thể.

- Giá thành đơn vị sản phẩm ngành là giá thành đơn vị sản phẩm được tính bình qn với tổng thể nhiều doanh nghiệp có sản phẩm tương tự trong ngành ở cùng một thời kỳ.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị chi phí kinh doanh - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)