Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 1 Phương pháp giản đơn.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị chi phí kinh doanh - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 35 - 36)

Chương 3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

3.2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 1 Phương pháp giản đơn.

3.2.1. Phương pháp giản đơn.

Phương pháp này còn gọi là phương pháp trực tiếp. Phương pháp này áp dụng thích hợp với các sản phẩm, cơng việc có quy trình cơng nghệ đơn giản khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn xen kẽ liên tục, đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.

Trên cơ sở số liệu chi phí sản sản xuất đã tập hợp trong kỳ và chi phí sản phẩm dở dang đã xác định tính giá thành sản phẩm hoàn thành cho từng khoản mục chi phí theo cơng thức:

Z = C +Ddk - Dck Giá thành đơn vị tính như sau: z = Z / Q Trong đó:

Z, z: Tổng giá thành, giá thành đơn vị sản phẩm, lao vụ sản xuất thực tế. C: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ

Ddk , Dck: Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ Q: Sản lượng hồn thành

Trưịng hợp cuối kỳ khơng có sản phẩm dở dang hoặc có nhưng ít và ổn định nên khơng cần tính chi phí sản phẩm dở dang thi giá thành sẽ chính là tổng chi phí sản xuất đã phát sinh.

Công thức: Z = C

Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kì sản xuất ngắn như các nhà máy điện , nước , các doanh nghiệp khai thác (quặng , than, gỗ..) Đối tượng kế tốn chi phí là từng loại sàn phẩm, dịch vụ. Đối tượng kế tốn chi phí trùng với đối tượng hạch tốn giá thành. Ngồi ra phương pháp cịn được áp dụng cho những doanh nghiệp tuy có quy trình sản xuất phức tạp nhưng sản xuất khối lượng lớn và ít loại sản phẩm, mỗi loại sản phẩm được sản xuất trong

QUẢN TRỊ CHI PHÍ KINH DOANH– ĐHCNQN - 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 35

những phân xưởng riêng biệt, hoặc để tính giá thành của những cơng việc kết quả trong từng giai đoạn sản xuất nhất định.

Ưu điểm: Dễ hạch tốn do số lượng mặt hàng ít, việc hoạch tốn thường được tiến hành vào cuối tháng trùng với kì báo cáo nên dễ dàng đối chiếu , theo dõi.

Nhược điểm: Chỉ áp dụng được cho doanh nghiệp sản xuất số lượng mặt hàng ít khối lượng lớn, doanh nghiệp sản xuất độc quyền một loại sản phẩm, chu kì sản xuất ngắn sản phẩm dở dang (phế liệu thu hồi) ít hoặc khơng đáng kể như các doanh nghiệp khai thác than, quặng, hải sản… các doanh nghiệp sản xuất động lực .

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị chi phí kinh doanh - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)